MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY 100% VỐN NƯỚC NGOÀ
4.1 Những mặt tích cực mà công ty vốn nước ngoài mang lại cho nền kinh tế Việt Nam : 1Tạo vốn để phát triển kinh tế, góp phần tăng nguồn thu ngân sách
Công ty vốn nước ngoài nói riêng và đầu tư trực tiếp nước ngoài nói chung có khả năng giải quyết có hiệu quả những khó nhăn về vốn cho quá trình công nghiệp hóa, thúc đẩy
kinh tế của một nước phát triển. Trong điều kiện của thời kỳ đầu tiến hành công nghiệp hóa,
nhìn chung các nước đang phát triển đều gặp rất nhiều khó khăn: mức sống thấp, khả năng
tích lũy kém, cơ sở hạ tầng chưa phát triển, công nghệ kỹ thuật lạc hậu, mức đầu tư thấp nên kém hiệu quả, ít có điều kiện để xâm nhập, mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế, thiếu khả năng
tiếp cận với khoa học kỹ thuật tiên tiến của thế giới.
Nguồn vốn được đánh giá có hiệu quả nhất đối với giai đoạn đầu tiến hành công nghiệp
hóa của các nước đang phát triển là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Điều này cũng dễ hiểu, khi nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư cũng đồng thời họ hoàn toàn chịu trách nhiệm về hiệu quả của đồng vốn mà mình bỏ ra, do đó trước khi đầu tư họ buộc phải tính toán kỹ các điều kiện cần
thiết cho việc thực hiện dự án.
Trước khi tiến hành đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài thường có sẵn một số điều kiện cơ bản như vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lí, khả năng thị trường… tức là nhà đầu tư đã dự báo được phần nào hiệu quả có thể thu được của đồng vốn đầu tư. Mặc dù vậy, cũng không ai
dám chắc khi có đầy đủ các điều kiện như vậy là sẽ đạt kết quả tốt trong đầu tư. Rất dễ nhận
thấy rằng khi nhà đầu tư bắt đầu bỏ vốn thực hiện dự án đầu tư thì xác suất giữa thành công và thất bại là ngang nhau.
Khi doanh nghiệp đầu tư 100% vốn nước ngoài kinh doanh có lãi, thì phần lãi thu
được họ phải trích một phần đóng góp cho nước sở tại, nhưng nếu kinh doanh thua lỗ thì nhà
tất cả các nhà đầu tư đều phải tính toán trước. Điều này chỉ ra rằng không có dự án đầu tư trực
tiếp nước ngoài nào lại không tính toán kỹ trước khi đầu tư. Hay nóicách khác, các nhà đầu tư
chỉ xin phép và triển khai dự án khi họ tính toán thấy độ rủi ro ít và khả năng thu lợi cao. Như vậy, tranh thủ nguồn lực từ bên ngoài là bước đi hiệu quả nhất cho các nước để
phát triển. Thực chất của việc làm này là tận dụng điều kiện khách quan thuận lợi mà có thể “mượn sức” những nước đi trước để thực hiện chiến lược “đi tắt đón đầu” để thu dần khoảng
cách tụt hậu so với các nước phát triển.
Mặt khác, tìm kiếm lĩnh vực và địa bàn đầu tư có khả năng thu lợi nhuận cao là bản
chất của nhà đầu tư nước ngoài. Do các nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn những ngành sản
xuất, những địa bàn thuận lợi để đầu tư nên chính phủ cần phải dành một số vốn đầu tư. Từ ngân sách nhà nước tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư vào những vùng đặc biệt khó khăn, những ngành trọng điểm, những lĩnh vực thấy không nên có yếu tố nước ngoài.
Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới với xuất phát điểm rất thấp. Do vậy, xét về nhu cầu vốn, vốn nước ngoài được coi là một nguồn vốn bổ sung quan trọng cho đầu tư trong nước, nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư cho phát triển, góp phần đẩy nhanh tiến trình công nghiệp
hóa - hiện đại hóa mà nước ta đang thực hiện.
Khi đã đi vào hoạt động, với hoạt động sản xuất kinh doanh của mình các doanh nghiệp nước ngoài có nghĩa vụ phải nộp thuế cho nước sở tại, qua đó góp phần tăng nguồn
triển kinh tế và đảm bảo phúc lợi xã hội của nước tiếp nhận đầu tư. Ở Việt Nam trong thời
gian qua khu vực nước ngoài đã đóng góp ngày càng tăng vào nguồn thu ngân sách củanhà
nước. Bên cạnh đó, vốn nước ngoài đã góp phần quan trọng vào việc tăng thặng dư của tài khoản vốn, cải thiện cán cân thanh toán nói chung và tạo ra những cân đối vĩ mô trong nền
kinh tế.