MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY 100% VỐN NƯỚC NGOÀ
4.1.6 Nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp và xuất khẩu, mở rộng thị trường, thúc đẩy giao lưu kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế
đẩy giao lưu kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế
Đầu tư trực tiếp nước ngoài có các điều kiện cần thiết cho việc lập một hệ thống thị trường phù hợp với yêu cầu của một nền sản xuất công nghiệp hóa, tiếp cận và mở rộngđược
thị trường mới, tăng cường hợp tác kinh tế quốc tế, v.v. Hình thành được các khu chế xuất,
khu công nghiệp chủ lực, tạo ra các điều kiện cơ bản để phát triển kinh tế của một quốc gia trong giai đoạn hội nhập kinh tế toàn cầu.
Sự phát triển của sản xuất kinh doanh đa dạng dựa trên những hình thức đầu tư khác nhau theo cơ chế thị trường sẽ thúc đẩy sự phát triển của các quan hệ thị trường và không ngừng mở rộng hệ thống thị trường theo hướng đồng bộ, gắn với thị trường khu vực và quốc
tế. Sự phát triển của các doanh nghiệp trong nước cho phép phục vụ ngày càng tốt hơn các
nhu cầu trongnước và từng bước mở rộng xuất khẩu, sự phát triển của các doanh nghiệp nước
ngoài là nhân tố thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình hội nhập vì tạo thuận lợi cho khai thác và mở
rộng thị trường ở nước ngoài. Xuất khẩu của nước tiếp nhận đầu tư sẽ phát triển nhanh chóng,
cơ cấu xuất khẩu được cải thiệntheo hướng tăng các mặt hàng chế biến, giảm tỷ trọng các sản
phẩm thô, tạo một số mặt hàng có khối lượng lớn và thị trường tương đối ổn định, tạo thuận
lợi cho hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.
Xuất nhập khẩu có mối quan hệ mật thiết với tăng trưởng và phát triển kinh tế. Xuất
nhập khẩu tăng hay giảm sẽ tác động trực tiếp đến tốc độ tăng trưởng kinh tế, khi nền kinh tế tăng trưởng ổn định là điều kiện tốt nhất thúc đẩy lĩnh vực ngoại thương phát triển. Xuất khẩu
cho phép chúng ta khai thác tối đa lợi thế so sánh, hiệu quả kinh tế nhờ quy mô, năng suất cao
nhờ chuyên môn hóa sản xuất... Nhập khẩu bổ sung được hàng hóa, dịch vụ khan hiếm đặc
biệt là thiết bị máy móc phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng. Mặt khác, xuất nhập khẩu còn
Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các nước đang phát triển chủ yếu tập trung đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp, nhờ xuất khẩu mà nước chủ nhà khai thác có hiệu quả hơn các nguồn
lực trong nước, mở rộng thâm nhập thị trường quốc tế, gia tăng các quan hệ kinh tế đối ngoại.