Quy trình lọc máu chu kỳ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biến đổi nồng độ peptid lợi tiểu natri týp b ở bệnh nhân suy thận mạn tính lọc máu chu kỳ (Trang 62 - 65)

- Bước 2: Sau khi rửa bỏ các vi hạt phủ antiBNP dư thừa, người ta

2.2.4.6.Quy trình lọc máu chu kỳ

Lọc máu chu kỳ theo Quy trình của Bộ Y tế [16] * Đường vào mạch máu:

+ Cầu nối động tĩnh mạch.

+ Sử dụng kim Fistule 16G vào cầu nối động tĩnh mạch để lấy máu và trả máu trong quá trình lọc.

* Thiết lập vòng tuần hoàn ngoài cơ thể: + Bước 1: Lắp bộ lọc máu.

+ Bước 2: Đuổi hơi.

+ Bước 3: Kiểm tra hoạt độ và an toàn của vòng tuần hoàn ngoài cơ thể. + Bước 4: Lắp người bệnh với vòng tuần hoàn ngoài cơ thể theo thứ tự:

- Bơm heparin liều tấn công.

- Khi máu đến bầu tĩnh mạch, nối dây tĩnh mạch với kim F.A.V tĩnh mạch.

- Kiểm tra và điều chỉnh các thông số: tốc độ máu 250 - 350 ml/ phút, hệ số siêu lọc, thời gian lọc máu (3- 4 giờ) …

* Theo dõi trong buổi lọc máu. * Kết thúc lọc máu.

* Ghi đầu đủ số liệu có trong phiếu lọc máu.

* Chương trình siêu lọc và chương trình Natri [14]

+ Áp dụng chương trình siêu lọc với 4 dạng cơ bản:

- Những bệnh nhân không tăng cân hoặc tăng cân giữa hai kỳ lọc ≤ 5% trọng lượng cơ thể thì áp dụng chương trình dạng 1. Nếu cần trạng thái thích nghi thì áp dụng chương trình dạng 2.

- Những bệnh nhân tăng cân nhiều (> 5% trọng lượng cơ thể) hoặc doạ phù phổi cấp thì áp dụng chương trình dạng 3. Nếu cần có trạng thái thích nghi thì áp dụng chương trình dạng 4.

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ chương trình siêu lọc

Nguồn: theo Hà Huy Thắng (2002) [14]

+ Áp dụng chương trình Natri với 4 dạng cơ bản:

có HA < 140/90 thì áp dụng chương trình natri dạng A

- Trường hợp tăng cân giữa 2 kỳ lọc > 5% trọng lượng cơ thể:

• Nếu HA > 140/90 mmHg thì áp dụng dạng D

• Nếu HA < 140/90 mmHg thì dùng dạng C

• Nếu HA bình thường khoảng 140/90 mmHg thì dùng dạng B.

Sơ đồ 2.2. Sơ đồ chương trình Natri

Nguồn: theo Hà Huy Thắng (2002) [14]

+ Phương tiện kỹ thuật lọc máu

- Máy thận nhân tạo: COBE centry 3 có chương trình natri dịch lọc máu và chương trình siêu lọc.

- Dịch lọc bicarbonate bao gồm các thành phần: Natri 135 - 145 mEq/l; Kali 0 - 4,0 mEq/l; Clo 98 - 124 mEq/l; Canxi 2,5 - 3,5 mEq/l; Magnesium 0,5 -0,75 mEq/l; Acetate 2 - 4 mEq/l; Bicarbonate 30 - 40 mEq/l; Dextrose 11 mEq/l; pCO2 40 - 110 mmHg; pH 7,1 - 7,3.

- Quả lọc đối lưu thấp Diacap Polysulfone ® LO PS 15, chất liệu polysulfon, diện tích 1,5 m2, hệ số siêu lọc (KUF): 9,8 ml/ph/mmHg.

* Các chỉ số đánh giá hiệu quả lọc máu [40]

+ Chỉ số Kt/v (Độ thanh thải từng phần urê) được tính theo công thức: Kt/V = - Ln (R- 0,008 × t) + (4 – 3,5 × R) × UF / W (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong đó

- t: thời gian một lần lọc máu.

- V: Thể tích phân phối của urea sẽ bằng thể tích nước của cả cơ thể - R: urê sau lọc máu / urê trước lọc máu.

- t: Thời gian chạy thận nhân tạo. - UF: Thể tích siêu lọc (lít).

- W: Cân nặng bệnh nhân sau lọc máu.

Hiệu quả lọc máu được gọi là tốt khi giá trị của Kt/V trong khoảng 1,2- 1,4. + Chỉ số URR (Urea reduction rate): Tỷ lệ giảm urê trước và sau lọc máu URR (%) = × 100

Cuộc lọc máu đạt hiệu quả khi URR ≥ 65 %

* Chỉ số đánh giá thay đổi BNP trước và sau lọc máu:

BNPRR (BNP reduction rate): Tỷ lệ giảm BNP sau lọc máu

BNPRR (%) = × 100

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biến đổi nồng độ peptid lợi tiểu natri týp b ở bệnh nhân suy thận mạn tính lọc máu chu kỳ (Trang 62 - 65)