Đặc điểm nhóm chứng suytim

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biến đổi nồng độ peptid lợi tiểu natri týp b ở bệnh nhân suy thận mạn tính lọc máu chu kỳ (Trang 104 - 105)

- Có 3 yếu tố liên quan đến tử vong là nồng độ BNP huyết tương, huyết áp

4.1.2. Đặc điểm nhóm chứng suytim

Trong nghiên cứu của chúng tôi nhằm đánh giá nồng độ BNP huyết tương ở bệnh nhân LMCK có kèm theo suy tim chúng tôi chọn thêm nhóm chứng suy tim bên cạnh nhóm chứng thường. Nhóm chứng suy tim bao gồm 32 bệnh nhân có mức độ suy tim và EF tương đồng với nhóm bệnh nhân suy tim LMCK. Nguyên nhân suy tim trong nhóm chứng suy tim bao gồm: bệnh động mạch vành (46,87%), bệnh van tim (28,13%), bệnh cơ tim (15,63%) và THA (9,37%). Bệnh động mạch vành đã được ghi nhận là nguyên nhân chiếm tỷ lệ cao nhất trong nguyên nhân suy tim trên dân số chung. Nghiên cứu của Cowie M. và cộng sự [39] ở dân số chung ghi nhận tỷ lệ bệnh nhân suy tim mới mắc 1,3/ 1000 dân/ năm, trong đó nguyên nhân do bệnh động mạch vành chiếm tỷ lệ cao nhất (36 %). Nồng độ BNP huyết tương đã được chứng minh có liên quan đến chức năng thất trái và mức độ nặng của suy tim đánh giá theo tiêu chuẩn NYHA, tuy nhiên ảnh hưởng của nguyên nhân suy tim trên nồng độ BNP chưa rõ ràng. Có rất ít nghiên cứu đánh giá về ảnh hưởng của nguyên nhân suy tim trên nồng độ BNP huyết tương, nghiên cứu của tác giả Miller W. và cộng sự [80] ghi nhận nồng độ BNP trên bệnh nhân suy tim do bệnh động mạch vành cao hơn do nguyên nhân bệnh cơ tim. Tuy nhiên

nghiên cứu này thực hiện trên số lượng bệnh nhân tương đối nhỏ (30 bệnh nhân,trong đó số lượng bệnh nhân suy tim do bệnh cơ tim là 13) và theo nhận định của tác giả, nồng độ BNP tăng cao ở nhóm bệnh nhân do bệnh động vành có thể liên quan đến nguy cơ tử vong cao hơn ở nhóm bệnh nhân này. Ảnh hưởng của nguyên nhân suy tim trên nồng độ BNP huyết tương có thể làm ảnh hưởng đến mối liên quan giữa BNP và mức độ nặng của suy tim trong một số trường hợp nhưng không đến mức ảnh hưởng đến giá trị của BNP trong đánh giá lâm sàng trên bệnh nhân suy tim [131]. Tương tự như tuổi và giới đã được nghiên cứu có ảnh hưởng đến nồng độ BNP trên những người khỏe mạnh, tuy nhiên các ảnh hưởng này trở nên yếu hoặc mất đi trong phân tích trên bệnh nhân suy tim và các khuyến cáo về mức cắt của BNP trong gợi ý chẩn đoán và loại trừ suy tim chỉ lưu ý về chức năng thận và tình trạng béo phì của bệnh nhân [81].

Chúng tôi ghi nhận có mối liên quan giữa mức độ suy tim với nồng độ BNP huyết tương, nồng độ BNP ở nhóm bệnh nhân suy tim NYHA III cao hơn có ý nghĩa thống kê so với suy tim NYHA I, II. Kết quả này tương tự như các kết quả nghiên cứu trong và nước khác. Tác giả Phạm Thanh Phong [10] ghi nhận nhóm bệnh nhân suy tim NYHA I, II có nồng độ BNP huyết tương 864 ± 848 pg/ml thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm suy tim NYHA III, IV với nồng độ BNP huyết tương 3108 ± 2187 pg/ml (p < 0,001). Tương tự, nghiên cứu của Wieczorek S. cũng ghi nhận nồng độ BNP huyết tương tăng theo mức độ suy tim theo NYHA [125].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biến đổi nồng độ peptid lợi tiểu natri týp b ở bệnh nhân suy thận mạn tính lọc máu chu kỳ (Trang 104 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w