NHỎ TẠI NHTMCP QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA
3.3.3. Kiến nghị đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Bên cạnh những giải pháp, cơ chế hỗ trợ từ phía ngân hàng cho doanh nghiệp một cách tích cực thì điều quan trọng, chủ yếu là những nỗ lực phát triển từ bản thân doanh nghiệp.
Thứ nhất: DNVVN phải có giải pháp tạo vốn tự có
Hiện nay, trong cơ cấu vốn của nhiều doanh nghiệp chưa thật hợp lý, tỷ trọng nguồn vốn đi vay từ bên ngoài, từ ngân hàng trong tổng nguồn vốn kinh doanh của các doanh nghiệp, kể cả Nhà nước và ngoài quốc doanh nói chung vẫn còn cao. Trong khi đó doanh nghiệp có thể huy động, tạo lập nguồn vốn khác ngoài nguồn vốn ngân hàng như vốn tự có của chủ doanh nghiệp; vốn cổ phần, vốn liên doanh liên kết; vốn huy động từ nội bộ, vốn tự huy động qua phát hành trái phiếu... Do đó doanh nghiệp sẽ chủ động hơn trong hoạt động và có thể tự chịu trách nhiệm trước các rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình. Nguồn vốn tự có lớn sẽ là cơ sở bảo lãnh quan trọng nhất cho doanh nghiệp khi vay nên khả năng tiếp cận vốn tín dụng sẽ dễ dàng hơn.
Thứ hai: Các doanh nghiệp cần phải xây dựng được phương án kinh doanh có hiệu quả, có tính khả thi.
Phương án khả thi là yếu tố quan trọng quyết định đến việc cho vay vốn của ngân hàng. Vì vậy doanh nghiệp cần phải thực sự đưa ra được phương án có hiệu quả, có tính thuyết phục nhất. Để được như vậy doanh nghiệp cần nâng cao khả năng lập dự án vì nhiều doanh nghiệp có cơ hội tốt, có ý tưởng nhưng không lập được dự án. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần chủ động nghiên cứu thị trường, môi trường kinh doanh và những rủi ro có thể xảy ra nhằm tạo điều kiện cho hoạt động sử dụng vốn vay ngân hàng được chính xác, an toàn và hiệu quả nhất.
Thứ ba: Đổi mới thiết bị công nghệ.
Do hạn chế về quy mô và nguồn tài chính vì vậy đối với DNVVN vấn đề trước mắt chưa phải là công nghệ hiện đại mà phải chọn công nghệ phù hợp phù hợp nhất để sử dụng, xuất phát từ nhu cầu thị trường về sản phẩm để lựa chọn công nghệ. Nhưng, trong quá trình sử dụng cần phải quan tâm cải tiến kỹ thuật nhằm nâng cao năng lực trong công nghệ hiện có. Các doanh nghiệp cần có chương trình đổi mới
công nghệ loại bỏ những công nghệ đã quá lạc hậu để tăng năng suất lao động, tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Thứ tư: Coi trọng phát triển nguồn nhân lực
Như đã đưa ra ở chương I, nguồn nhân lực của DNVVN kể cả lao động và chủ doanh nghiệp phần lớn là chưa được đào tạo một cách cơ bản nên tay nghề cũng như kinh nghiệm còn kém, chủ yếu được hình thành từ nhiều nguồn gốc khác nhau như học sinh, bộ đội xuất ngũ, cán bộ về hưu, lao động dư dôi trong các doanh nghiệp Nhà nước... Do đó họ bị hạn chế về nhiều mặt như chuyên môn, kỹ thuật và quản lý. Về lâu dài, cần dựa trên những cơ sở chiến lược phát triển, cơ cấu ngành nghề mà xây dựng chính sách đào tạo nhằm nâng cao về mợi mặt cho nguồn nhân lực.
KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế thị trường của Việt Nam hiện nay, vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏ là hết sức quan trọng và ngày càng vững chắc, chính vì vậy phát triển tín dụng ngân hàng cho loại hình doanh nghiệp này là chiến lược cho tất cả các NHTM nói chung cũng như của Ngân hàng Đông Nam Á nói riêng. Nhận rõ được điều này NHTMCP Đông Nam Á đã có nhiều sự chú ý hỗ trợ đến các doanh nghiệp này. Tuy nhiên trên thực tế mối quan hệ của Ngân hàng nói chung cũng như SEABANK Hai Bà Trưng nói riêng với các DNVVN còn nhiều hạn chế cần khắc phục. Vì vậy việc tìm ra các giải pháp nhằm phát triển hơn nữa hoạt động tín dụng đối với các DNVVN tại chi nhánh cũng như toàn bộ hệ thống ngân hàng Đông Nam Á là một vấn đề vô cùng cần bách. Đây là một vấn đề lớn, cần phải có hệ thống các giải pháp và các điều kiện thực hiện đồng bộ. Trong chuyên đề này, em xin đưa ra một số đóng góp nhỏ trong tổng thể các giải pháp phát triển tín dụng DNVVN. Để các giải pháp này được thực thi và phát huy tác dụng thì đòi hỏi phải có sự nỗ lực từ bản thân các DNVVN, cũng như sự quan tâm phối hợp hỗ trợ của Chính phủ và các NHTM cùng các cấp, các ngành có liên quan.
Đề tài của em hoàn thành dưới sự hướng dẫn tận tình của các anh chị trong phòng tín dụng khách hàng doanh nghiệp nói riêng và toàn thể các cán bộ tại NHTMCP Đông Nam Á - Chi nhánh Hai Bà Trưng nói chung. Do hiểu biết của bản thân cộng với thời gian nghiên cứu có hạn chế nên bài chuyên đề này không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo để bài viết của em được hoàn thiện hơn.