Thực trạng phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng cổ phần thương mại Đông Nam Á – chi nhánh Hai Bà Trưng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á – chi nhánh Hai Bà Trưng (Trang 36 - 44)

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG

2.2 Thực trạng phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng cổ phần thương mại Đông Nam Á – chi nhánh Hai Bà Trưng

ngân hàng cổ phần thương mại Đông Nam Á – chi nhánh Hai Bà Trưng

Tuy mới chỉ ra đời và đi vào hoạt động được 5 năm nhưng hòa chung với sự phát triển ổn định của Ngân hàng Đông Nam Á, chi nhánh Hai Bà Trưng cũng đã có những kết quả nhất định.

Doanh số cho vay DNVVN

Bảng 2.1: Doanh số cho vay DNVVN (đơn vị: triệu đồng)

Chỉ tiêu 2008 2009 2010

Tổng doanh số cho vay 1.133.950 1.409.692 2.608.314 Doanh số cho vay DNVVN 528.420 669.604 1.311.934

Tỷ lệ % 46,6% 47,5% 50,3%

(Nguồn : báo cáo sao kê tín dụng chi nhánh Hai Bà Trưng)

Tổng doanh số cho vay năm 2009 tăng 275,742 tỷ đồng tương đương 24,32% so với năm 2008. Năm 2010 mức tăng trưởng là 1,198,622 tỷ đồng tương đương với 85,03%. Như vậy tốc độ tăng trưởng qua các năm của chi nhánh không ngừng tăng nhanh mà đặc biệt là năm 2010 với bước nhảy vọt tăng 85,03%.

Doanh số cho vay đối với DNVVN các năm đều chiếm khoảng 50% doanh số tín dụng của chi nhánh, còn lại là doanh số cho vay doanh nghiệp lớn với khoảng 35% và khách hàng cá nhân chiếm khoảng 15%. Đây là một con số cao phản ánh vai trò quan trọng của tín dụng DNVVN trong sự phát triển chung của chi nhánh nói riêng và của ngân hàng Đông Nam Á nói chung. Theo đó, năm 2008 là 528,420 tỷ đồng chiếm 46,6%, năm 2009 là 669,604 tỷ đồng chiếm 47,5%, và năm 2010 đạt 1,311,934 tỷ đồng chiếm 50,3%. Như vậy doanh số cho vay DNVVN hàng năm đều tăng cả về số lượng tuyệt đối cũng như tương đối. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với định hướng phát triển của toàn bộ hệ thống ngân hàng Đông Nam Á nói chung

và chi nhánh SEABANK Hai Bà Trưng nói riêng.

Biểu đồ 1: Doanh số cho vay của chi nhánh qua các năm

Chỉ tiêu số lượng DNVVN có quan hệ với chi nhánh

Bảng2.2: số lượng DNVVN có quan hệ với chi nhánh

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

KH DN 102 196 343

DNVVN 80 170 306

DN Lớn 22 26 37

Tỷ lệ % 78,43% 86,73% 89,21%

(nguồn : báo cáo sao kê tín dụng chi nhánh Hai Bà Trưng)

Chi nhánh SEABANK Hai Bà Trưng không ngừng lớn mạnh lên qua các năm, điều đó không những được khẳng định bởi doanh số cho vay và lợi nhuận mà còn được thể hiện thông qua số lượng các DN quan hệ với chi nhánh. Trong năm 2008 có 102 DN có quan hệ tín dụng với chi nhánh, nhưng con số này liên tục tăng nhanh trong các năm 2009 (196 DN) và năm 2010 (343 DN). Bên cạnh đó ta cũng có thể thấy được vai trò của các DNVVN trong quan hệ tín dụng của chi nhánh. Các DNVVN luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong số lượng khách hàng DN của chi nhánh và có xu hướng tăng dần theo các năm. Cụ thể năm 2008 có 80

DNVVN chiếm 78,43%. Sang năm 2009 con số này tăng lên 170 DN chiếm 86,73% và năm 2010 đạt 89,21% với 306 DN.

Chỉ tiêu dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

Bảng 2.3: Dư nợ của DNVVN (đơn vị tính: triệu đồng)

(nguốn : báo cáo sao kê tín dụng chi nhánh Hai Bà Trưng)

Dựa vào bảng số liệu trên ta nhận thấy vai trò quan trọng của tín dụng DNVVN đối với hoạt động tín dụng của chi nhánh. Năm 2008 dư nợ tín dụng đối với DNVVN đạt 632,902 tỷ đồng chiếm 64% tổng dư nợ cho vay. Năm 2009 đạt 954,315 tỷ đồng chiếm 70.06%. Năm 2010 là 1,584,269 tỷ đồng tương đương với 74,50%. Như vậy tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay DNVVN năm 2009 là 50,78%, năm 2010 là 66,01%. Những con số trên phần nào phản ánh được định hướng phát triển của chi nhánh trong hoạt động tín dụng.

Biểu đồ 2: Dư nợ tín dụng của chi nhánh qua các năm

Dư nợ tín dụng phân theo thời hạn

Chỉ tiêu 2008 2009 2010

Tổng dư nợ 988.910 1.362.125 2.126.535

Dư nợ DNVVN 632.902 954.315 1.584.269

Bảng 2.4: cơ cấu tín dư nợ tín dụng DNVVN theo thời hạn (đơn vị: triệu đồng) Chỉ tiêu 2008 2009 2010 DN DNVVN 632.902 954.315 1.584.269 Ngắn hạn 481.006 744.366 1.318.904 TD hạn 151.896 209.949 265.365 Tỷ trọng 76% 78% 83,25%

(nguồn : báo cáo sao kê tín dụng chi nhánh Hai Bà Trưng)

Các DNVVN vẫn thường có nhu cầu vay vốn ngắn hạn để có thể bổ sung nguồn vốn lưu động đã hao hụt trong quá trình sản xuất kinh doanh hoặc để đáp ứng yêu cầu cung ứng dịch vụ , thanh toán hàng hóa theo các hợp đồng, thanh toán tiền nguyên vật liệu, thanh toán tiền lương…Những nhu cầu này phát sinh thường xuyên theo chu kỳ sản xuất kinh doanh của DNVVN cho nên dư nợ cho vay ngắn hạn luôn chiếm một tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu tín dụng của chi nhánh. Năm 2008 tỷ trọng nợ tín dụng ngắn hạn đối với DNVVN là 76%, năm 2009 là 78% và năm 2010 chiếm 83,25%. Tốc độ tăng trưởng dư nợ ngắn hạn năm 2009 so với năm 2008 đạt 54,75% tương đương với 263.360 tỷ đồng. Năm 2010 là 77,18% tương đương với 574,538 tỷ đồng.

Biểu đồ 3: Dư nợ tín dụng đồi với DNVVN phân theo thời hạn

Nhìn vào bảng số liệu và biểu đồ trên ta thấy trong 3 năm này con số tuyệt đối về tổng dư nợ tín dụng đối với DNVVN cũng như dư nợ ngắn hạn và trung dài hạn đều tăng lên mỗi năm. Mặt khác tỷ lệ dư nợ vốn trung,dài hạn chỉ chiếm rất ít

so trong tổng dư nợ tín dụng đối với DNVVN. Nguyên nhân của việc này là do tín dụng trung và dài hạn có độ rủi ro cao hơn, khả năng thu hồi vốn chậm hơn và nhu cầu phát sinh không thường xuyên như ngắn hạn. Cụ thể, năm 2008 dư nợ tín dụng dài hạn đối với DNVVN là 151,896 tỷ đồng chiếm 24%, năm 2009 tăng lên 209,949 tỷ đồng (22%), và năm 2010 là 265,365 tỷ đồng (16,75%). Qua bảng số liệu ta thấy dư nợ tín dụng trung và dài hạn có xu hướng giảm, một phần do hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và do lãi suất ngân hàng liên tục biến động theo chiều hướng tăng nên các doanh nghiệp phải vay vốn ngắn hạn để giải quyết vốn lưu động tạm thời nên tỷ trọng dư nợ vốn trung dài hạn giảm xuống.

Dư nợ tín dụng phân theo loại hình

Bảng 2.5: Dư nợ tín dụng phân theo loại hình (đơn vị: triệu đồng)

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

Dư nợ DNVVN 632.902 100% 954.315 100% 1.584.269 100% DNNN 90.188 14,25% 115.949 12,15% 130.544 8,24%

CTCP 251.262 39,70% 403.102 42,24% 731.457 46,17% CT TNHH 273.413 43,20% 396.041 41,50% 633.707 40% DN Tư nhân 18.039 2,85% 39.223 4,11% 88.561 5,59%

(nguồn : báo cáo sao kê tín dụng chi nhánh Hai Bà Trưng)

Trong nền kinh tế thị trường nhiều thành phần ở nước ta hiện nay đang có sự dịch chuyển cơ cấu thành phần kinh tế theo hướng sắp xếp lại và đổi mới lại khu vực kinh tế nhà nước, phát huy tiềm năng sẵn có của khu vực kinh tế dân doanh, kinh tế hợp tác và các thành phần kinh tế khác. Trong bảng số liệu trên các DNVVN ngoài quốc doanh bao gồm các công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân.

Thực hiện nhất quán chủ trương phát triển chung của nền kinh tế NHTMCP Đông Nam Á nói chung và chi nhánh Hai Bà Trưng nói riêng đã ngày càng đa dạng hóa đối tượng khách hàng, chủ động mở rộng cho vay với mọi loại hình doanh nghiệp, mọi lĩnh vực hoạt động. Đối với các DNVVN, chi nhánh đã có được một cơ cấu tài trợ theo thành phần kinh tế rất tiến bộ với tỷ trọng tín dụng đối với

các Doanh nghiệp Nhà nước khá thấp, tỷ trọng tài trợ cho các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh cao và tăng lên hàng năm.

Biểu đồ 4: Dư nợ tín dụng phân theo loại hình

Qua biểu đồ trên ta thấy dư nợ tín dụng đối với các DNVVN Nhà nước và Ngoài quốc doanh đều tăng lên về con số tuyệt đối qua các năm. Tuy nhiên tỷ trọng tín dụng đối với các DNVVN ngoài quốc doanh đều lớn hơn đáng kể so với các doanh nghiệp nhà nước. Năm 2009 tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng đối với các DNVVN Nhà nước là 28,56% (25,761 tỷ đồng), các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng 54,48% (295,562 tỷ đồng). Như vậy có thể nói dư nợ của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh lớn hơn rất nhiều so với doanh nghiệp nhà nước. Điều này phù hợp với mục tiêu về đối tượng cấp tín dụng của chi nhánh và quá trình đa dạng hóa nền kinh tế của Nhà nước. Bước sang năm 2010 tốc độ tăng trưởng tín dụng đối với các DNVVN Nhà nước là 12,59% tương đương với 14,595 tỷ đồng, trong khi các dư nợ của doanh nghiệp ngoài quốc doanh vẫn đạt rất cao là 73,40% tương đương với 615,359 tỷ đồng.

Dư nợ tín dụng DNVVN theo ngành

Chỉ tiêu

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Dư nợ DNVVN 632.902 100 954.315 100 1.584.269 100 Nông nghiệp và lâm nghiệp 28.607 4,52 68.711 7,20 117.553 7,42 Công nghiệp và xây dựng 159.618 25,22 312.347 32,73 621.509 39,23 Thương mại và dịch vụ 357.336 56,46 394.514 41,34 647.174 40,85 GTVT& TTLL 31.772 5,02 95.718 10,03 162.229 10,24 Ngành khác 55.569 8,78 83.025 8,7 35.804 2,26

(nguồn : báo cáo sao kê tín dụng chi nhánh Hai Bà Trưng)

Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy: nhìn chung dư nợ tín dụng ở các ngành đều tăng dần lên theo từng năm.

Trong lĩnh vực nông lâm nghiệp: trong năm 2009 dư nợ tín dụng tăng 40,104 tỷ đồng ( tăng 140,19% so với năm 2008), sang năm 2010 tăng 48,842 tỷ đồng tương đương với 71,08%. Còn trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng,dư nợ tín dụng năm 2009 tăng 95,68% (152,729 tỷ đồng), năm 2010 tăng 98,98% (309,162 tỷ đồng). Lĩnh vực giao thông vận tải và thông tin liên lạc cũng đạt được kết quả tương tự với mức tăng 63,946 tỷ đồng tương đương 201,27% trong năm 2009 và năm 2010 là 66,511 tỷ đồng (69,49%). Trong khi đó lĩnh vực thương mại và dịch vụ lại tăng trưởng chậm hơn: năm 2009 tăng 37,178 tỷ đồng tương đương với 10,40%, tuy nhiên sang năm 2010 lại có bước tiến vượt bậc với 252,660 tỷ đồng (64,04%).

Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy tỷ trọng dư nợ tín dụng của DNVVN hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ và công nghiệp xây dưng là lớn nhất. Trong khi nông lâm nghiệp và thông tin liên lạc chỉ chiếm một tỷ trọng rất bé. Sở dĩ như vậy là vì ngân hàng Đông Nam Á là một NHTM cổ phần chủ yếu tài trợ

cho các dối tượng khách hàng hoạt động trong lĩnh vực xây dựng công nghiệp và thương mại dịch vụ ( các doanh nghiệp này có nhu cầu vay vốn thường xuyên, nhỏ lẻ, vòng quay vốn lưu động nhanh phù hợp khả năng và mục tiêu của các ngân hàng cổ phần).

Tình hình thu nợ của DNVVN

Bảng 2.7: Doanh số thu nợ DNVVN trong tổng doanh số thu nợ

Chỉ tiêu 2008 2009 2010

Tổng doanh số thu nợ 835.642 1.085.768 2.263.987 Doanh số thu nợ DNVVN 658.820 822.469 1.866.657

Tỷ trọng 78,84% 75,75% 82,45%

(nguồn : báo cáo sao kê tín dụng chi nhánh Hai Bà Trưng)

Doanh số thu nợ là chỉ tiêu phản ánh khả năng thu hồi vốn của ngân hàng,

qua đó phản ánh một phần chất lượng tín dụng của ngân hàng. Doanh số thu nợ là tổng các khoản thu nợ phát sinh trong kỳ. Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng doanh số thu nợ và doanh số thu nợ DNVVN đều tăng lên hàng năm. Năm 2009 tổng doanh số thu nợ tăng 250,126 tỷ đồng (29,93%), doanh số thu nợ DNVVN tăng 163,649 tỷ đồng (24,84%). Năm 2010 tốc độ tăng doanh số của chi nhánh là 108,51% (1,178,219 tỷ đồng), và doanh số thu nợ DNVVN là 126,96% (1,044,188 tỷ đồng).

Có được thành quả này là do quá trình làm việc tích cực cúng như tuân thủ các nguyên tắc chặt chẽ của chi nhánh.

Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn

Bảng 2.8: Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn của DNVVN (đơn vị: triệu đồng)

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Nợ quá hạn của DNVVN 3.481 8.112 7.129

Dư nợ cho vay DNVVN 632.902 954.315 1.584.269

Tỷ lệ nợ quá hạn % 0,55 0,85 0,45

(nguồn : báo cáo sao kê tín dụng chi nhánh Hai Bà Trưng)

luôn quan tâm tới việc nâng cao chất lượng tín dụng, đề phòng và hạn chế rủi ro. Chỉ tiêu nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn ở bản trên là những số liệu quan trọng phần nào phản ánh được chất lượng hoạt động tín dụng đối với DNVVN. Trong ba năm qua tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh đều ở dưới mức 1% là một tỷ lệ thấp so với hệ thống NHTM Việt Nam (mức nợ quá hạn tối đa cho phép là 5%). Năm 2009 nợ quá hạn tăng 4,631 tỷ đồng tương đương với 133,04% và tỷ lệ nợ quá hạn cũng tăng lên 0,3%. Năm 2010 nợ quá hạn giảm 983 triệu đồng tương đương với giảm 12,12% đồng thời tỷ lệ nợ quá hạn cũng giảm xuống 0,4%. Với tỷ lệ nợ quá hạn thấp như vậy chứng tỏ các khách hàng của chi nhánh đã sử dụng vốn vay có hiệu quả. Ngoài ra đó cũng là thành quả đáng khen ngợi của chi nhánh do đã có nhiều biện pháp hạn chế rủi ro cũng như tích cực thu hồi nợ.

Những số liệu và kết quả phân tích ở trên đã phần nào cho thấy tầm quan trọng của các DNVVN trong hệ thống khách hàng của Ngân hàng Đông Nam Á nói chung và chi nhánh Hai Bà Trưng nói riêng. Chính vì vậy SEABANK cần có sự quan tâm mở rộng cũng như nâng cao chất lượng tín dụng đối với loại hình doanh nghiệp này. Có như vậy mới đảm bảo cho việc mở rộng thị phần của ngân hàng trong khu vực, tạo điều kiện để ngân hàng phát triển vững chắc, góp phần đạt được các mục tiêu đã đề ra.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á – chi nhánh Hai Bà Trưng (Trang 36 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w