Lịch sử hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động và sử dụng vốn tại hội sở ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố cần thơ (Trang 33)

Nằm trong mạng lưới NHNNo & PTNT Việt Nam, NHNNo & PTNT Thành phố Cần Thơ được theo quyết định số 30/QDN ngân hàng ký ngày 12/01/1992 của thống đốc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam ( tên giao dịch

quốc tế là Viet Nam Bank for Agriculture, viết tắt là VBA), hiện nay là Agribank chi nhánh Cần Thơ, là chi nhánh cấp 1 của NHNNo & PTNT Việt

Nam ở Cần Thơ.

Kể từ ngày 01/01/2004 NHNo & PTNT tỉnh Cần Thơ tách riêng thành

NHNo & PTNT Thành phố Cần Thơ và NHNo&PTNT tỉnh Hậu Giang,

hoạt động độc lập theo quyết định số 57/QĐ.

Nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của ngân hàng:

+ Huy động vốn nội và ngoại tệ với nhiều hình thức đa dạng, phong

phú: Tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn, tài khoản cá nhân, tiền gửi tiết

kiệm, phát hành các loại kỳ phiếu, trái phiếu, …

+ Cho vay vốn: Ngắn, trung, dài hạn bằng đồn Việt Nam và ngoại tệ

với tất cả các ngành nghề, các thành phần kinh tế, lãi suất thỏa thuận.

+ Thực hiện nghiệp vụ cầm cố, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện

hợp đồng, bảo lãnh thanh toán, …

+ Làm dịch vụ ủy thác cho các tổ chức tài chính, tín dụng, cá nhân

trong và ngoài nước.

+ Bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại như: Chuyển tiền

nhanh, thanh toán quốc tế qua mạng SWIFT, các loại thẻ thanh toán, chi trả

kiều hối, kinh doanh ngoại tệ, …

Hiện nay nhu cầu về nguồn vốn để cải tạo và phát triển, nông thôn

ngày càng cao và để đáp ứng kịp thời và góp phần đem lại sự tiện lợi và nhanh chóng cho khách hàng với thông điệp “AGRIBANK mang phồn

thịnh đến với khách hàng”. Hiện nay NHNNo & PTNT Thành phố Cần Thơ đã mở thêm rất nhiều chi nhánh và phòng giao dịch. Cụ thể: có 2 phòng giao dịch trong nội ô Thành phố và 7 chi nhánh ở các huyện sau: Bình Thủy, Cái Răng, Ô Môn, Thốt Nốt, Phong Điền, Cờ Đỏ và Vĩnh Thạnh.

NHNNo & PTNT Thành phố Cần Thơ có trụ sở chính đặt tại số 3 đường Phan Đình Phùng Thành phố Cần Thơ. Số điện thoại (0710)823460.

3.1.2 Cơ cấu tổ chức và điều hành

3.1.2.1 Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức của Agribank chi nhánh TP. Cần Thơ được sắp xếp trên cùng là Ban giám đốc và dưới là các phòng ban (Phòng HC&NS, phòng KT&KSNB, phòng KH&TH, phòng tín dụng, phòng kinh doanh ngoại hối, ...) cụ thể tổ chức nhân sự của Ngân hàng được thể hiện qua sơ đồ 1 sau đây:

Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức nhân sự của Agribank thành phố Cần Thơ

Ghi chú: P. HC & NS: Phòng hành chính và nhân sự

P. KT & KSNB: Phòng kiểm tra và kiểm soát nội bộ

P. KH & TH: Phòng kế hoạch và tổng hợp

3.1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban

Căn cứ quyết định 1377/QĐ/HĐQT-TCCB ngày 24 tháng 12 năm

2007 của chủ tịch hội đồng quản trị về việc ban hành quy chế về tổ chức và hoạt động của chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn

Việt Nam.

Chi nhánh NHNNo & PTNT TPCT ban hành các quy chế tổ chức và hoạt động với nội dung sau:

GIÁM ĐỐC P.HC&N S P.KT&KSNB PHÓ GIÁM ĐỐC 1 PHÓ GIÁM ĐỐC 2 P.TÍN DỤNG P.KDOAN H N.HỐI P.DV & MARKETIN G P.ĐIỆN TOÁN P.K TOÁN & NQUỸ P.KH&TH

+ Ban giám đốc: gồm giám đốc và các phó giám đốc

Giám đốc: Là người điều hành mọi hoạt động trong ngân hàng cũng là

người quyết định cuối cùng trong kinh doanh, ký duyệt các hợp đồng tín

dụng.

Phó giám đốc: Có trách nhiệm hỗ trợ giám đốc trong việc điều hành, tổ chức các hoạt động trong lĩnh vực kế toán và ngân quỹ.

+ Các phòng nghiệp vụ tại hội sở:

a) Phòng kế hoạch tổng hợp

Trực tiếp quản lý cân đối nguồn vốn đảm bảo các cơ cấu về kỳ hạn,

loại tiền tệ, loại tiền gửi, … và quản lý các hệ số an toàn theo qui định. Tham mưu cho giám đốc chi nhánh điều hành nguồn vốn và chịu trách

nhiệm đề xuất chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn tại địa phương và giải pháp phát triển nguồn vốn.

b) Phòng tín dụng

Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng, phân loại khách hàng đề

xuất các chính sách ưu đãi với từng loại khách hàng nhằm mở rộng theo hướng đầu tư khép kín: sản xuất, chế biến, xuất khẩu và gắn liền tín dụng

sản xuất, lưu thông tiêu dùng. Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín

dụng theo phân cấp ủy quyền.

Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên

nhân và đề xướng hướng khắc phục.

c) Phòng kế toán và ngân quỹ

Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo

quy định của NHNN Việt Nam và chi nhánh NHNN0 & PTNT Việt Nam.

Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính quyết toán kế hoạch thu chi tài chính, quỹ tiền lương đối với các chi nhánh trên địa bàn trình ngân hàng cấp trên phê duyệt. Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định của

NHNN0 & PTNT trên địa bàn.

d) Phòng hành chính và nhân sự

Lưu trữ các văn bản có liên quan đến ngân hàng và văn bản định chế

của NHNN0 & PTNT Việt Nam. Trực tiếp quản lý con dấu của chi nhánh,

thực hiện công tác hành chính văn thư, phương tiện giao thông, bảo vệ y tế

của chi nhánh. Thực hiện công tác xây dựng cơ bản, sữa chữa TSCĐ, mua

sắm cộng cụ lao động.

Thực hiện việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ

nhân viên trong phạm vi phân cấp ủy quyền tổng giám đốc NHNN0 & PTNT Việt Nam. Trực tiếp quản lý hồ sơ cán bộ thuộc chi nhánh và hoàn tất hồ sơ, chế độ đối với cán bộ nghỉ hưu, nghỉ chế độ theo quy định của nhà nước, của ngân hàng.

e) Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ

Xây dựng công tình công tác năm, quý phù hợp với chương trình công tác kiểm tra kiểm toán của NHN0 & PTNT Việt Nam và đặc điểm cụ thể

của đơn vị mình.

f) Phòng kinh doanh ngoại hối

Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ (mua, bán, chuyển đổi)

g) Phòng dịch vụ và Marketing

Trực tiếp tổ chức kiểm tra nghiệp vụ thẻ trên địa bàn theo quy định

của NHNN0 & PTNT Việt Nam.

Tham mưu cho giám đốc chi nhánh phát triển mạng lưới đại lý và chủ

thẻ. Giải đáp thức mắc của khách hàng, xử lý các tranh chấp, khiếu nại phát sinh và liên quan đến hoạt động kinh doanh thẻ thuộc địa bàn phạm vi quản

3.2 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA HỘI

SỞ AGRIBANK CẦN THƠ QUA 3 NĂM 2010, 2011, 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013

Trong hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp kinh doanh trong các

lĩnh vực sản xuất hàng hóa, dịch vụ, các tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng đều mong muốn tối đa hóa lợi nhuận bằng việc mở rộng sản xuất, đầu tư

nhằm tăng doanh thu, đồng thời giảm thiểu tối đa chi phí của đơn vị. Ngân

hàng cũng thế, lợi nhuận luôn là mục tiêu hàng đầu. Lợi nhuận là yếu tố

tổng hợp để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nó là hiệu số của tổng thu nhập và tổng chi phí. Để tăng lợi nhuận, ngân hàng cần

ra sức quản lý tốt các khoản mục tài sản, nhất là các khoản mục cho vay và

đầu tư, đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ đồng thời kết hợp với việc tiết

kiệm chi phí. Khi lợi nhuận tăng ngân hàng sẽ có điều kiện trích dự phòng rủi ro, mở rộng tín dụng, bổ sung nguồn vốn tự có. Với sự phấn đấu, nỗ lực

chung của toàn thể cán bộ công nhân viên, Hội sở NHNo&PTNT Thành phố Cần Thơ đã đạt được kết quả qua 3 năm (2010 - 2012) và 6 tháng đầu năm 2013 như sau:

Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Hội sở Agribank Cần Thơ giai đoạn 2010-2012

Đơn vị tính: triệu đồng

Năm So sánh

2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011

Chỉ tiêu

Số tiền Số tiền Số tiền Số tuyệt đối Số tương đối (%) Số tuyệt đối Số tương đối (%) 1. Thu nhập 262.150 389.156 417.380 127.006 48,45 28.224 7,25 - Hoạt động tín dụng 247.266 372.938 407.527 125.672 50,82 34.589 9,27 - Thu nhập khác 14.884 16.218 9.853 1.334 8,96 -6.365 -39,25 2. Chi phí 245.097 340.858 420.525 95.761 39,07 79.667 23,37 - Hoạt động tín dụng 214.305 308.571 335.269 94.266 43,99 26.698 8,65 - Chi phí khác 30.792 32.287 85.256 1.495 4,86 52.969 164,06 3. Lợi nhuận 17.053 48.298 -3.145 31.245 183,23 -51.443 -106,51

Bảng 3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Hội sở Agribank Cần Thơ 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013

Đơn vị tính: triệu đồng

Năm So sánh

06th-2012 06th-2013 06th-2013/06th-2012 Chỉ tiêu

Số tiền Số tiền Số tuyệt đối Số tương đối (%) 1. Thu nhập 223.892 198.949 -30.357 -13,24 - Hoạt động tín dụng 219.366 191.243 -20.499 -9,68 - Thu nhập khác 4.526 7.706 -9.858 -56,13 2. Chi phí 207.478 173.901 -33.577 -16,18 - Hoạt động tín dụng 184.725 155.464 -29.261 -15,84 - Chi phí khác 22.753 18.437 -4.316 -18,97 3. Lợi nhuận 16.414 25.048 3.220 14,75

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh NHNo&PTNT Cần Thơ,

06th/2012,06th/2013

Từ số liệu của Bảng 3.1 và Bảng 3.2, ta có thể nhận thấy được:

Về thu nhập

Nhìn chung, thu nhập của ngân hàng tăng qua các năm 2010-2012.

Điều này cho thấy quy mô hoạt động ngày càng được mở rộng. Cụ thể năm 2011 tăng mạnh khoảng 127 tỷ đồng, khoảng 48,45% so với năm 2010. Năm 2012 chỉ tăng nhẹ hơn 28 tỷ đồng, khoảng 7,25% so với năm 2011 do

những khó khăn tài chính trong ngành ngân hàng ở năm 2012. Thu nhập

của ngân hàng được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau như: thu từ lãi hoạt động tín dụng và tiền gửi các tổ chức tín dụng khác, thu từ hoạt động

thanh toán, … trong đó nguồn thu từ hoạt động tín dụng vẫn là nguồn thu

chủ yếu, chiếm phần lớn trong toàn bộ thu nhập ngân hàng. Nguồn thu này

tăng do doanh số cho vay của ngân hàng tăng qua các năm trong giai đoạn

này. Mặt khác, thu nhập của 6 tháng đầu năm 2013 lại giảm so với 6 tháng đầu năm 2012 là do hệ lụy của những khó khăn tài chính trong ngành ngân

hàng năm 2012, nổi bật nhất là nợ xấu tăng cao, nhiều doanh nghiệp phá

sản, … làm ảnh hưởng đến việc thu hồi các khoản nợ của những năm trước đó ở năm 2013. Hiện nay ngân hàng đã và đang mở rộng mạng lưới dịch vụ

nhằm đa dạng hóa các hình thức hoạt động dịch vụ góp phần tạo thêm nguồn thu cho mình.

Hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT cũng giống như bất kỳ hoạt động kinh doanh của các tổ chức kinh doanh khác, để tạo ra nguồn thu cho

mình thì cần phải tốn chi phí.

Qua bảng số liệu, cùng với sự tăng lên của doanh thu thì chi phí cũng không ngừng tăng qua các năm 2010-2012. Chi phí hoạt động của ngân hàng tăng qua các năm là do việc mở rộng quy mô, tăng nguồn vốn hoạt động. Trong đó nguồn vốn hoạt động tại chỗ không đủ để đáp ứng nhu cầu

cho vay nên phải vay vốn từ NHNN và phải tốn kém một khoản chi phí khá

lớn. Riêng 6 tháng đầu năm 2013 cũng đã giảm theo thu nhập so với 6

tháng đầu năm 2012.

Về lợi nhuận

Lợi nhuận là phần thu nhập còn lại sau khi trừ các khoản chi phí. Ta

thấy lợi nhuận năm 2011 tăng mạnh, khoảng 1,8 lần của lợi nhuận năm 2010. Trái ngược với năm 2011, năm 2012 lợi nhuận của ngân hàng sụt

giảm mạnh, đồng thời là một con số âm -3.145 triệu đồng. Nguyên nhân là do cuối năm 2012, nền kinh tế khó khăn, việc đầu tư vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao, các công ty vừa và nhỏ làm ăn thua lỗ. Chính vì thế, Agribank

Cần Thơ không thu được lợi nhuận đúng như đã dự kiến, trong khi đó chi

phí cho việc kinh doanh, cấp tín dụng và thu hồi nợ lại phát sinh thêm, làm cho lợi nhuận xuống con số âm ở năm này. Bên cạnh đó, 6 tháng đầu năm

2013 lợi nhuận lại có xu hướng tăng từ 16.414 triệu lên 25.048 triệu so với 6 tháng đầu năm 2012, cho thấy tín hiệu khả quan trong việc cấp tín dụng

và các sản phẩm dịch vụ ngân hàng.

Nhìn chung qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua 3 năm từ 2010–2012 và 6 tháng đầu năm 2013, với tình hình kinh tế khó khăn đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của các Ngân hàng thương

mại trên cùng địa bàn ta thấy kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng là khá tốt. Agribank Cần Thơ đã từng bước hoàn thiện mình bằng việc

khẳng định uy tín, năng lực quản lý, và là chỗ dựa đáng tin cậy cho khách

hàng, các nhà đầu tư trong và ngoài nước, nhằm phát triển ổn định và bền

vững.

3.3 PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG SẮP TỚI CỦA HỘI SỞ

AGRIBANK CẦN THƠ

Dựa vào hoạt động trong các năm vừa qua của chi nhánh, để khắc

phục được những khó khăn và tăng trưởng hợp lý. Ban giám đốc Hội sở

Agribank Cần Thơ đã vạch ra những kế hoạch sắp tới cho chi nhánh như

sau:

Tăng trưởng nguồn vốn và dư nợ bền vững trên tinh thần có chọn lọc

qua phân khúc thị trường và qua thông tin tín dụng CIC. Tín dụng tăng trưởng sẽ trải đều cho các quý, nhưng phải đạt chuẩn mực quy định, đúng

quy trình tín dụng, đáp ứng đủ nhu cầu từng dự án đầu tư và theo định hướng ưu tiên cho phát triển nông nghiệp - nông thôn - nông dân và ưu tiên

vốn cho các khách hàng vay có nguồn thu nhập tổng hợp.

Nguồn vốn huy động tăng từ 15 - 16%, dự kiến cuối năm 2013 đạt

3.350 tỷ, trong đó khoảng 3.300 tỷ VNĐ và 2,5 triệu USD. Tỷ trọng tiền

Dư nợ tăng 13- 14%, dự kiến cuối năm 2013 đạt 5.735 tỷ, trong đó

khoảng 5.425 tỷ VNĐ và 15 triệu USD. Tỷ trọng dư nợ trung dài hạn

khoảng 34%. Tỷ lệ nợ xấu dưới 3%.

Tăng thu dịch vụ từ 20% trở lên, nâng tỷ trọng lên trên 10%.

Lợi nhuận đạt từ 132 tỷ đồng trở lên, dự kiến hệ số lương đạt được

>1,0.

Thu nợ xử lý rủi ro đạt từ 25 -30% dư nợ đã xử lý, trích lập dự

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI HỘI SỞ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN

NÔNG THÔN CHI NHÁNH THÀNH PHỐ CẦN THƠ

4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG

QUA 3 NĂM 2010, 2011, 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 4.1.1 Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng

Trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng thì nguồn vốn đóng vai trò hết sức quan trọng, nó quyết định đến hoạt động kinh doanh,

đầu tư và quy mô hoạt động của ngân hàng, ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nguồn vốn cho vay của một chi nhánh

ngân hàng chủ yếu từ hai nguồn chính: vốn huy động, vốn điều chuyển từ

ngân hàng cấp trên.

- Đối với nguồn vốn huy động: ngân hàng được toàn quyền sử dụng sau khi đã trích lại một phần theo tỷ lệ dự trữ do ngân hàng Nhà nước quy định, đồng thời có trách nhiệm trả cả gốc lẫn lãi đúng hạn cho khách hàng. - Đối với nguồn vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên: ngân hàng chỉ

sử dụng nguồn vốn này khi nguồn vốn huy động để sử dụng không đáp ứng đủ nhu cầu cho vay tại chi nhánh, khi đó chi nhánh sẽ yêu cầu được điều

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động và sử dụng vốn tại hội sở ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố cần thơ (Trang 33)