PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN ĐỂ CHO VAY CỦA

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động và sử dụng vốn tại hội sở ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố cần thơ (Trang 51 - 52)

NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM 2010, 2011, 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM

2013

Tín dụng (chủ yếu là cho vay) là hoạt động sử dụng vốn cơ bản tạo ra lợi

nhuận cho ngân hàng. Công tác tín dụng tại chi nhánh ngân hàng được xem là nhiệm vụ hàng đầu, được Ban giám đốc đặc biệt quan tâm và chú trọng nhằm

bảo đảm việc sử dụng vốn an toàn, hiệu quả, đúng mục đích và hạn chế rủi ro

tín dụng đến mức thấp nhất. Nhu cầu vay chủ yếu phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng càng cao thì nhu cầu

vay vốn càng lớn, đặc biệt các doanh nghiệp và các hộ sản xuất kinh doanh

hoạt động chủ yếu dựa vào nguồn vốn vay từ ngân hàng. Chính vì thế, công

tác huy động vốn đã khó, thì việc sử dụng vốn làm sao cho có hiệu quả đem lại

lợi nhuận cho ngân hàng lại càng hơn. Dưới đây là các chi tiêu về tình hình hoạt động cho vay của Hội sở Agribank Cần Thơ qua 3 năm 2010-2012 và 6

tháng đầu năm 2013. 0 500.000 1.000.000 1.500.000 2.000.000 2.500.000 3.000.000 3.500.000 4.000.000 4.500.000 2010 2011 2012 6th-2012 6th-2013 triệu đồng

Doanh số cho vay Doanh số thu nợ Dư nợ

Nợ xấu

Hình 4.2 Biểu đồ thể hiện tình hình hoạt động cho vay tại Hội sở Agribank

Cần Thơ giai đoạn 2010-06 th/2013

Qua biểu đồ trên, ta thấy tình hình cho vay của ngân hàng có xu hướng tăng về doanh số lẫn chất lượng của các khoản vay. Doanh số cho vay phản

ánh quy mô và khả năng cấp tín dụng của ngân hàng, chi tiêu này luôn tăng qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 so với 3 tháng đầu năm 2012. Trong khi đó doanh số thu nợ cũng tăng theo, chúng ta đều biết việc thu hồi nợ được xem là công tác quan trọng trong hoạt động tín dụng góp phần tái đầu tư

tín dụng và đẩy nhanh tốc độ luân chuyển trong lưu thông dòng tiền. Doanh số

thu nợ tăng là điều đáng mừng vì chứng tỏ công tác thẩm định khách hàng ban

đầu và thu hồi nợ lúc sau được ngân hàng thực hiện khá tốt và đồng bộ, là dấu

hiệu tốt cho sự an toàn của nguồn vốn tín dụng.

Đồng thời, dư nợ qua 3 năm 2010-2012 va 6 tháng đầu năm 2013 cũng tăng so với cùng kỳ trước. Dư nợ là con số thời điểm, là khoản nợ mà khách

52

nhất định. Dư nợ bao gồm nợ chưa đến hạn, nợ được cơ cấu lại thời hạn trả

nợ, nợ quá hạn và nợ khó đòi. Dư nợ có ý nghĩa rất lớn trong việc đánh giá

hiệu quả và quy mô hoạt động của ngân hàng. Dư nợ cho biết tình hình cho vay, thu nợ đạt hiệu quả như thế nào đến thời điểm báo cáo và đồng thời nó

cho biết số nợ mà ngân hàng còn phải thu từ khách hàng. Cụ thể, cuối năm 2010 dư nợ là 970.565 triệu đồng; cuối năm 2011 dư nợ đạt 1.543.511 triệu đồng, tăng gần 60%. Năm 2012, con số này tiếp tục tăng lên 2.146.910 triệu đồng, tăng gần 40% so với năm 2011. Riêng 6 tháng đầu năm 2013, dư nợ đạt

2.299.640 triệu đồng, tăng 33,67% so với 6 tháng đầu năm 2012.

Bên cạnh đó, mặc dù dư nợ tăng nhưng nợ xấu lại giảm trong suốt giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 do ngân hàng đã thu hồi lại được

một phần các khoản nợ xấu đã quá hạn ở các năm trước. Ngoài ra, nợ xấu

giảm còn giúp cho nguồn vốn của ngân hàng ít bị chiếm dụng, có nhiều cơ hội đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng làm tăng thu nhập cho ngân hàng. Cụ thể, nợ xấu năm 2012 là 49.295 triệu đồng; năm 2011 là 37.233 triệu đồng, giảm 24,47%. Năm 2012, nợ xấu chỉ còn 31.383 triệu đồng, tiếp tục

giảm 15,71% so với năm 2011. Nợ xấu 6 tháng đầu năm 2013 cũng giảm chỉ

còn ở mức 30.154 triệu đồng.

Sau đây, chúng ta sẽ đi vào phân tích tình hình sử dụng vốn để cho vay

theo 2 cách phân tích: phân tích tình hình cho vay theo thời hạn và phân tích tình hình cho vay theo thành phần kinh tế.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động và sử dụng vốn tại hội sở ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố cần thơ (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)