Các biện pháp phòng ngừa và ứng phó với BĐKH đối với đa dạng

Một phần của tài liệu Đánh giá nhận thức của người dân về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới môi trường nước và đa dạng sinh học của huyện trùng khánh, tỉnh cao bằng (Trang 48)

sinh học

* Mục tiêu:

- Bảo vệ các HST bản địa trước tác động của BĐKH. - Bảo đảm nơi cư trú cho các loài.

- Bảo đảm số lượng cũng nhưng chất lượng của các loài được bảo tồn và duy trì trong điều kiện BĐKH xảy ra.

- Bảo tồn đa dạng sinh học, chú trọng bảo vệ và phát triển các hệ sinh thái, các giống cây trồng và vật nuôi.

* Biện pháp:

- Trồng rừng và bảo vệ rừng, khai thác cây đúng độ tuổi. - Hạn chế khai thác rừng tự nhiên, bảo tồn ĐDSH.

- Quy hoạch quản lý khu bảo tồn có sự tham gia của các cấp chính quyền và cộng đồng người dân địa phương.

- Tăng cường các chính sách hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu và bảo tồn đa dạng sinh học trong và ngoài nước.

4.4. Đánh giá ảnh hưởng của BĐKH đến môi trường nước và ĐDSH theo kết quảđiều tra

BĐKH đã và đang gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường nước và ĐDSH trên địa bàn huyện Trùng Khánh, gây ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội, nhưng đa số người dân nơi đây vẫn chưa biết về BĐKH, cụ thể:

Bảng 4.9. Kết quảđiều tra tỷ lệ người dân đã nghe nói đến BĐKH

Nghe về BĐKH Số hộ Tỷ lệ (%)

Chưa nghe 73 81

Đã nghe 17 19

42

Hình 4.4. Tỷ lệ người dân đã nghe nói về BĐKH

Từ bảng 4.9 và hình 4.4 ta thấy:

Tỷ lệ người dân đã nghe nói về BĐKH là rất thấp, số người dân đã nghe nói về BĐKH chủ yếu là nghe từ tivi, đài. Qua đó cho thấy việc cập nhật thông tin của người dân còn hạn chế.

Bảng 4.10. BĐKH theo ý hiểu của người dân

BĐKH là Số hộ Tỷ lệ (%)

Nhiệt độ trung bình tăng lên. 34 38

Mưa bão, lũ lụt, hạn hán,… bất thường và khốc liệt. 32 35

Các đợt rét kéo dài. 15 17

Tất cả các ý trên. 9 10

43

Hình 4.5. Người dân thức về BĐKH

Từ bảng 4.10 và hình 4.5 ta thấy: tuy là chưa từng nghe nói về BĐKH nhưng người dân cũng nhận thức được BĐKH là gì, từ đó có thể nhận thấy rằng nhận thức của người dân về BĐKH là từ thực tế cuộc sống diễn ra hàng ngày mà họ gặp phải.

Bảng 4.11. Nguyên nhân làm cho nhiệt độ tăng

Nguyên nhân Số hộ Tỷ lệ (%)

Do chặt phá rừng, cháy rừng. 22 24

Do sử dụng nhiều nhiên liệu hóa thạch. 14 15 Do chuyển đổi mục đích sử dụng đất, sản xuất nông

nghiệp, chăn nuôi 26 29

Do khai thác và chế biến khoáng sản 7 8

Do giao thông 14 16

Tất cả các yếu tố trên 7 8

44

Hình 4.6. Nguyên nhân làm nhiệt độ tăng

Từ hình 4.6 có thể thấy: Trong tất cả các nguyên nhân đưa ra thì có 2 nguyên nhân mà người dân lựa chọn nhiều nhất đó là: do chặt phá rừng, cháy rừng và do chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đất sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi. Qua đó có thể khẳng định rằng người dân ở đây chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp, nên họ nhận thức được rằng chính các hoạt động sống của họ đang góp phần làm gia tăng nhiệt độ trái đất.

Bảng 4.12. Thời tiết hiện giờ và trước đây có thay đổi không Thời tiết thay đổi Số hộ Tỷ lệ (%)

Không 59 66

Có 31 34

(Nguồn: Kết quả điều tra từ thực tế)

Từ bảng 4.12 ta thấy:

Có 31 hộ dân trong tổng số 90 hộ điều tra (chiếm 34% trong tổng số 100% số hộ) cho rằng thời tiết hiện giờ và trước đây có thay đổi cụ thể: nhiệt độ mùa hè cao hơn, mưa ít hơn nhưng lưu lượng nước trong một cơn mưa là lớn hơn, làm cho mực nước sông dâng nhanh hơn.

45

Bảng 4.13. Thời tiết thay đổi thất thường có ảnh hưởng đến cây trồng và vật nuôi

Ảnh hưởng Số hộ Tỷ lệ (%)

Không 19 21

Có 71 79

(Nguồn: Kết quả điều tra thực tế)

Từ bảng 4.13 ta thấy phần lớn người dân nơi đây đều cho rằng: thời tiết thay đổi thất thường không theo quy luật, gây ảnh hưởng đến cây trồng và vật nuôi của gia đình, cụ thể là làm cho năng suất cây trồng giảm, vật nuôi dễ mắc bệnh và chậm lớn, một số nguồn gen bị thoái hóa.

Bảng 4.14. Lĩnh vực chịu tác động mạnh nhất của BĐKH

Lĩnh vực Số hộ Tỷ lệ (%)

Tài nguyên nước 22 24

Đa dạng sinh học 23 26

Sức khỏe con người 22 24

Nông nghiệp 23 26

Tất cả các ý trên 0 0

(Nguồn: Kết quả điều tra thực tế)

46

Nhìn vào hình 4.7 ta thấy: BĐKH gây ảnh hưởng đến các lĩnh vực là gần như nhau, trong đó ĐDSH và nông nghiệp là 2 lĩnh vực bị ảnh hưởng nhiều nhất, sau đó đến tài nguyên nước và sức khỏe con người.

Theo kết quả điều tra thì hầu hết người dân đều cho rằng BĐKH là xấu, nhưng có một số ít người lại cho rằng BĐKH là tốt, cụ thể là:

Bảng 4.15. BĐKH là tốt hay xấu

BĐKH Số hộ Tỷ lệ (%)

Tốt 21 23

Xấu 69 77

(Nguồn: Kết quả điều tra)

Theo điều tra, đa số các hộ gia đình đều có nhu cầu đào tạo kiến thức về BĐKH, cụ thể như sau:

Bảng 4.16. Nhu cầu được đào tạo kiến thức về BĐKH của người dân

Đào tạo Số hộ Tỷ lệ (%)

Không 4 4

Có 86 96

(Nguồn: Kết quả điều tra thực tế)

47

Cũng theo điều tra, nội dung người dân mong muốn được đào tạo đó là:

Bảng 4.17. Nội dung mà người dân mong muốn được đào tạo

Nội dung Số hộ Tỷ lệ

Biến đổi khí hậu và nguyên nhân của nó 49 55 Biện pháp giảm thiểu tác động của biến đổi khí

hậu 21 23

Biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu 18 20

Tất cả các ý trên 2 2

(Nguồn: Kết quả điều tra thực tế)

Hình 4.9. Nội dung đào tạo về BĐKH

Đa số người dân chưa từng nghe về BĐKH nên họ mong muốn được biết về BĐKH và nguyên nhân gây nên BĐKH. Còn một số người dân đã nghe về BĐKH từ các phương tiện thông tin đại chúng như: tivi, đài thì họ muốn được đào tạo về biện pháp giảm thiểu và thích ứng với BĐKH.

48

Hình thức đào tạo người dân cho là phù hợp nhất được thể hiện trong bảng dưới đây,cụ thể:

Bảng 4.18. Hình thức đào tạo phù hợp nhất

Hình thức Số hộ Tỷ lệ (%)

Đào tạo tập trung theo hình thức ngắn ngày (3 ngày) 46 51 Đào tạo theo hình thức phát tài liệu tự nghiên cứu 29 32 Đào tạo theo hình thức tuyên truyền, dùng pano

aphich 15 17

(Nguồn: Kết quả điều tra thực tế)

Hình 4.10. Hình thức đào tạo về BĐKH

Từ hình 4.10 ta thấy:

Đa số người dân lựa chọn hình thức đào tạo tập trung theo hình thức ngắn ngày (3 ngày). Số còn lại thì do không có thời gian nên họ lựa chọn hình thức đào tạo là phát tài liệu tự nghiên cứu và hình thức tuyên truyền dùng pano aphich.

Theo kết quả điều tra thì hầu như các hộ gia đình đều đồng ý thay đổi giống vật nuôi và cây trồng có khả năng thích nghi với sự của khí hậu, cụ thể:

49

Bảng 4.19. Số hộ dân đồng ý thay đổi giống cây trồng và vật nuôi có khả năng thích nghi tốt với sự thay đổi bất thường của khí hậu

Thay đổi giống cây trồng và vật nuôi

thích nghi tốt với BĐKH Số hộ Tỷ lệ (%)

Có 79 88

Không 11 12

(Nguồn: Kết quả điều tra thực tế)

Từ bảng 4.19 ta thấy: BĐKH đã và đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất, sản lượng của cây trồng và vật nuôi của người dân địa phương, nên hầu hết người dân nơi đây đều đồng ý thay đổi giống cây trồng có khả năng nghi với BĐKH mà vẫn cho năng suất, sản lượng cao.

Qua điều tra cho thấy người dân nơi đây cũng đã biết áp dụng một vài biện pháp kỹ thuật vào trong sản xuất để thích ứng với BĐKH, cụ thể:

Bảng 4.20. Biện pháp được người dân áp dụng trong sản xuất để thích ứng với BĐKH

Biện pháp Số hộ Tỷ lệ

(%)

Trồng cây chịu hạn, chịu nóng, chịu lạnh và chịu sâu bệnh. 56 62 Chăn nuôi các giống gia súc, gia cầm chịu nóng và chịu lạnh tốt. 9 10

Không đốt rơm rạ, sử dụng rơm rạ làm nấm. 0 0

Trồng cây trống xói lở, khai thác cây đúng độ tuổi. 10 11 Xây dựng ao hồ chứa nước để phụ vụ sản xuất nông nghiệp. 15 17

Tất cả các ý trên 0 0

(Nguồn: Kết quả điều tra thực tế)

Từ bảng 4.20 ta thấy: Để thích ứng với BĐKH thì người dân nơi đây chủ yếu áp biện pháp trồng cây chịu hạn, chịu nóng, chịu lạnh và chịu sâu bệnh. Ngoài ra con áp dụng một số biện pháp khác như: xây dựng ao hồ chứa

50

nước, để phục vụ sản xuất nông nghiệp; trồng cây trống xói lở, khai thác cây đúng độ tuổi; chăn nuôi các giống gia súc, gia cầm chịu nóng và chịu lạnh tốt.

Qua điều tra thực tế nhận thức của người dân về ảnh hưởng của BĐKH, cho thấy: người dân được điều tra đều làm nông nghiệp, hầu hết người dân chưa từng nghe về BĐKH, cũng chưa biết BĐKH là như thế nào và có ảnh hưởng ra sao. Nhưng đã có một số hộ gia đình đã nhận thấy rằng thời tiết hiện giờ và trước đây có sự thay đổi khác biệt về nhiệt độ và lượng mưa, ảnh hưởng đến môi trường nước và ĐDSH, cụ thể: gây ra hạn hán, bão lụt bất thường; ảnh hưởng đến các loại cây trồng vật nuôi bản địa làm cho chúng dễ mắc bệnh, suy thoái nguồn gen nên dẫn đến tính ĐDSH bị suy giảm. Để ứng phó, thích ứng với BĐKH thì người dân nơi đây đã biết áp dụng một số biện pháp cụ thể vào trong sản xuất như: Trồng rừng, xây dựng ao hồ chữa nước để phục vụ cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp trong mùa khô,…

4.5. Đề xuất một số biện pháp bảo vệ, quản lý và sử dụng có hiệu quả môi trường nước và ĐDSH thích ứng khi BĐKH trường nước và ĐDSH thích ứng khi BĐKH

4.5.1. Đề xuất một số biện pháp bảo vệ, quản lý và sử có hiệu quả môi trường nước thích ứng khi BĐKH trường nước thích ứng khi BĐKH

* Biện pháp luật pháp và chính sách:

Tiến hành rà soát và điều chỉnh quy hoạch môi trường nước huyện Trùng Khánh trong bối cảnh BĐKH.

* Biện pháp kỹ thuật quản lý môi trường:

+ Xây dựng các kế hoạch quan trắc và kiểm tra thường xuyên đối với chất lượng các nguồn nước trên địa bàn huyện.

* Biện pháp giáo dục và truyền thông môi trường:

+ Xây dựng cơ sở dữ liệu về hiện trạng sử dụng và sự thay đổi tài nguyên nước do ảnh hưởng của BĐKH.

+ Xây dựng các tiêu chuẩn quy định về khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên nước thích ứng với BĐKH.

+ Xây dựng các quy trình quản lý tổng hợp và các công trình khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước hợp lý và khoa học.

+Nâng cao năng lực quản lý tài nguyên nước, tăng cường thực hiện quy hoạch.

51

+ Lên kế hoạch, xây dựng các chương trình truyền thông, đào tạo kiến thức về BĐKH cho cán bộ địa phương và người dân.

Xây dựng mô hình thích ứng với BĐKH đối với môi trường nước trên địa bàn huyện theo mô hình sau:

4.5.2. Đề xuất một số biện pháp bảo vệ, quản lý ĐDSH khi BĐKH

* Biện pháp về chính sách:

+ Xây dựng các chương trình, kế hoạch bảo tồn và kêu gọi các nguồn tài trợ trong nước và nước ngoài.

Giải pháp thích ứng với BĐKH Tái cơ cấu, tu bổ, nâng cấp hệ thống thủy lợi Bổ sung xây dựng các hồ chứa nước đa mục đích Xây dựng và phát triển cơ chế quản lý lưu vực Sử dụng nước hợp lý và tiết kiệm. Tăng nguồn thu và giảm thất thoát nước - Dự tính tác động của BĐKH tới TNN. - Đánh giá công năng và tình trạng hoạt động của công trình thủy lợi. - Dự kiến điều chỉnh cơ cấu hệ thống thủy lợi. - Dự kiến bổ sung công trình thủy lợi vừa và nhỏ.

- Hoàn thiện quy hoạch thủy lợi trong hoàn cảnh BĐKH. - Tu bổ, nâng cấp và từng bước xây dựng công trình mới. - Dự kiến tác động của BĐKH đến TNN, năng lượng và dân cư. - Rà soát công năng và hiện trạng mạng lưới hồ chứa. - Dự kiến bổ sung hồ chứa. - Tổ chức thực hiện. - Dự kiến tác động của BĐKH đến từng lĩnh vực. - Đánh giá hiện trạng quản lý lưu vực. - Đề xuất tổ chức quản lý lưu vực. - Cân đối nguồn cung cấp và nhu cầu nước trên địa phương. - Định mức sử dụng nước và giá nước phù hợp với thực tế. - Cân nhắc và sử dụng một số biện pháp kỹ

thuật trước kia. - Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện. - Rà soát lại nguồn thu và chi nước. - Đề xuất các biện pháp về nước. - Đề xuất các giải pháp giảm thất thoát nước.

52

* Biện pháp về kỹ thuật:

- Chuyển đổi cơ cấu, giống cây trồng, vật nuôi, điều chỉnh mùa vụ, kỹ thuật sản xuất nông nghiệp thích ứng với BĐKH, cụ thể:

+ Về chăn nuôi: thay đổi giống vật nuôi phù hợp, có năng suất cao; tiêm phòng đầy đủ cho đàn gia súc và gia cầm; Xây dựng hệ thống chuồng trại kiên cố, để làm thoáng mát cho vật nuôi về mùa hè và giữ ấm về mùa đông.

+ Về trồng trọt: Lai tạo giống mới chịu hạn, thay đổi thời vụ canh tác thích hợp trong năm, cải tạo đất trồng để tăng độ phì nhiêu và phòng tránh được sâu bệnh vụ mùa. Gieo trồng các loại cây phù hợp với đất để đảm bảo cho năng suất cao.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu về ĐDSH của huyện sẽ góp phần tích cực hỗ trợ cho công tác quản lý và bảo vệ ĐDSH trên địa bàn huyện.

* Biện pháp giáo dục và truyền thông:

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng trong bảo vệ đa dạng sinh học;

- Nâng cao năng lực cho cán bộ, lồng ghép chương trình, kế hoạch ứng phó BĐKH vào các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

- Xây dựng chương trình truyền thông, tuyên truyền, giáo dục và nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững tài nguyên sinh vật.

- Xây dựng và tổ chức thường xuyên các chương trình truyền thông, các khóa đào tạo, tập huấn về đa dạng sinh học.

- Đa dạng hóa các mô hình quản lý, phát triển và sử dụng bền vững đa dạng sinh học dựa vào cộng đồng.

53

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. Kết luận

Qua thời gian làm khóa luận và thực tập tại Chi cục Bảo vệ Môi trường và đi điều tra thực tế nhận thức của người dân về BĐKH, nghiên cứu các vấn đề liên quan đến đề tài: “Đánh giá nhận thức của người dân về ảnh hưởng

của biến đổi khí hậu tới môi trường nước và đa dạng sinh học của huyện Trùng Khánh, tỉnh cao Bằng”. Tôi đã rút ra một số kết luận sau:

1. Trùng Khánh là một huyện miền núi vùng cao, nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Cao Bằng. Với địa hình là đồi núi và thung lũng, có khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới gió mùa.

- Có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, tài nguyên đất đa dạng và tiềm năng về tài nguyên rừng lớn, khí hậu phù hợp phát triển nông lâm nghiệp là một lợi thế để phát triển các ngành kinh tế, đặc biệt là ngành nông lâm nghiệp.

- Là huyện biên giới có cơ hội giao lưu kinh tế với thị trường Trung Quốc qua cửa khẩu Pò Peo.

- Huyện Trùng Khánh có địa hình chủ yếu là đồi núi, độ dốc lớn, bị chia cắt phức tạp nên đất đai dễ bị xói mòn, rửa trôi. Gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp và bố trí cơ sở hạ tầng.

- Khí hậu phân hoá theo mùa, vào những tháng mùa khô thường gây ra hạn hán, đặc biệt là những loại đất giữ nước kém, mùa mưa có thể xảy ra lũ

Một phần của tài liệu Đánh giá nhận thức của người dân về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới môi trường nước và đa dạng sinh học của huyện trùng khánh, tỉnh cao bằng (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)