Tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá nhận thức của người dân về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới môi trường nước và đa dạng sinh học của huyện trùng khánh, tỉnh cao bằng (Trang 26 - 28)

a. Tài nguyên đất

Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 46.872 ha, trong đó đất nông nghiệp là 38.798 ha, đất phi nông nghiệp là 3.524 ha, đất chưa sử dụng là 4.550ha

Trên địa bàn huyện Trùng Khánh có các loại đất như sau:

- Đất phù sa: diện tích là 796 ha, chiếm 1,70% diện tích tự nhiên, phân bố ở các xã vùng bằng phẳng, thuận lợi cho việc trồng lúa và hoa màu.

- Đất dốc tụ hình thành trên đá vôi: diện tích là 3.251 ha, chiếm 6,96% diện tích tự nhiên, phân bố ở các xã vùng đồi núi và thung lũng.

- Đất feralit nâu và nâu đỏ phát triển trên đá vôi: diện tích là 7.739 ha, chiếm 15,57% diện tích tự nhiên, phân bố ở hầu hết các xã trong huyện.

- Đất feralit màu xám phát triển trên đá phiến thạch sét và đá biến chất: diện tích là 16.226,29 ha, chiếm 34,75% diện tích tự nhiên, phân bố trên tất cả các xã trong huyện.

- Đất glây: diện tích là 200 ha, chiếm 0,42% diện tích tự nhiên và phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng nhỏ hẹp ven sông.

- Đất xói mòn trơ sỏi đá: diện tích là 1.830,05 ha, chiếm 3,90% diện tích đất tự nhiên.

Trong đó ba nhóm đất Phù sa, đất dốc tụ hình thành trên đá vôi và đất feralit nâu và nâu đỏ có độ phì tự nhiên cao và màu mỡ được người dân khai

20

thác và sử dụng để trồng lúa, hoa màu và các loại cây công nghiệp cho năng suất cao và hiệu quả.

b. Tài nguyên rừng

Tổng diện tích đất lâm nghiệp của huyện là 33.120,22 ha, trong đó chủ yếu là rừng phòng hộ với 19.449,22 ha, chiếm 58,72%; rừng sản xuất có diện tích 10.499,13 ha, chiếm 31,70%, còn lại rừng đặc dụng là 3.171,87 ha, chiếm 9,58%.

c. Tài nguyên khoáng sản

Mangan là tài nguyên khoáng sản quan trọng nhất, là thế mạnh của huyện. Hiện toàn huyện có 12 điểm khai thác quặng mangan, trong đó có 4 mỏ tại Lũng Luông, Nộc Cu, Hát Pan và Bản Khuông có tổng trữ lượng khoảng 1.671.331 tấn với sản lượng khai thác đạt tới trên 50.000 tấn/năm.

Barit ở huyện Trùng Khánh đã được phát hiện 3 điểm rất có triển vọng, trong đó điểm mỏ tại Pò Tấu, xã Chí Viễn có trữ lượng khoản 31.463 tấn.

d. Tài nguyên du lịch

Huyện Trùng Khánh có tiềm năng rất lớn về du lịch. Trên địa bàn huyện có thác Bản Giốc - là một thác nước nằm trên biên giới Việt Nam và Trung Quốc; cách huyện lỵ Trùng Khánh khoảng 20 km về phía Đông Bắc. Bên phía Việt Nam, thác thuộc xã Đàm Thuỷ, còn bên phía Trung Quốc thác thuộc tỉnh Quảng Tây. Thác này nằm trên dòng chảy của sông Quây Sơn bắt nguồn từ Trung Quốc đổ vào Việt Nam tại Pò Peo thuộc xã Ngọc Côn.

Ngoài ra, trên địa bàn huyện Trùng Khánh còn có một điểm tham quan du lịch đang thu hút nhiều du khách, cũng thuộc địa phận xã Đàm Thuỷ là động Ngườm Ngao dài 3 km, được đánh giá là những hang động đẹp của Việt Nam. Hiện nay động đang được khai thác có hiệu quả.

đ. Tài nguyên nhân văn

Theo kết quả thống kê, dân số trung bình năm 2010 của huyện có 49.271 người, cư trú ở 19 xã và 1 thị trấn. Tại Trùng Khánh có 3 dân tộc chính sinh sống là người Tày, người Nùng và người Kinh, trong đó đông nhất là người Tày (chiếm trên 65% dân số toàn huyện).

Mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa riêng, tạo nên nền văn hoá truyền thống phong phú, đa dạng, đặc biệt là người Tày. Họ có truyền thống văn hoá lâu đời, có chữ viết riêng (nhóm ngôn ngữ Tày - Nùng). Nét đặc sắc về văn

21

hoá của người Tày được thể hiện trong các hội làng, ca hát đối đáp, hát ví, hát then, hát si, hát lượn,...

e. Tài nguyên thủy điện

Hiện nay trên địa bàn huyện có nhà máy thủy điện Thoong Cot đã đi vào hoạt động; nhà máy thủy điện Bản Rạ công suất 27 MW tại xã Đàm Thủy đang trong quá trình hoàn thiện. Ngoài ra trên 2 hệ thống sông chính là sông Quây Sơn và sông Bắc Vọng còn nhiều điểm có thể xây dựng các nhà máy thủy điện nhỏ.

Một phần của tài liệu Đánh giá nhận thức của người dân về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới môi trường nước và đa dạng sinh học của huyện trùng khánh, tỉnh cao bằng (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)