Ảnh hưởng của BĐKH tới Môi trường nước

Một phần của tài liệu Đánh giá nhận thức của người dân về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới môi trường nước và đa dạng sinh học của huyện trùng khánh, tỉnh cao bằng (Trang 34 - 41)

Biến đổi khí hậu sẽ tác động lên hàng loạt các yếu tố liên quan đến môi trường nước như chu trình nước (bao gồm: sự thay đổi lượng mưa, chế độ mưa; thay đổi lượng bốc thoát hơi; thay đổi dòng chảy; thay đổi mực nước sông, hồ; thay đổi quan hệ tương tác giữa nước mặt - nước ngầm; thay đổi chất lượng nước; ...); ảnh hưởng đến việc cấp nước, nhu cầu sử dụng nước, chế độ tưới - tiêu trong nông nghiệp, cường độ và tần số xuất hiện của lũ lụt, hạn hán...

Nhiệt độ tăng, giảm theo là một trong những biểu hiện dễ nhận thấy nhất của BĐKH. Nhiệt độ thay đổi thất thường làm ảnh hưởng tới môi trường nước. Nhiệt độ trung bình năm tại huyện Trùng Khánh cũng có sự thay đổi khác nhau, cụ thể:

28 Bảng 4.2. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ năm 1994 đến năm 2013 STT Năm Nhiệt độ (0C) 1 1994 19,1 2 1995 19,4 3 1996 19,2 4 1997 19,9 5 1998 20,1 6 1999 19,5 7 2000 19,3 8 2001 19,9 9 2002 20,1 10 2003 19,7 11 2004 19,9 12 2005 20,1 13 2006 19,6 14 2007 20,2 15 2008 19,5 16 2009 20,8 17 2010 20,8 18 2011 19,2 19 2012 20,1 20 2013 20,1

29

Hình 4.2. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ năm 1994 đến 2013 của huyện Trùng Khánh

Từ hình 4.2 ta thấy rằng nhiệt độ trung bình hàng năm tại huyện Trùng Khánh có sự thay đổi, cụ thể:

- Nhiệt độ trung bình từ năm 1994 đến năm 1998 là 19,5○C

- Nhiệt độ trung bình từ năm 1999 đến năm 2003 là 19,7○C, tăng 0,2○C so với giai đoạn 1994 đến 1998.

- Nhiệt độ trung bình từ năm 2004 đến năm 2008 là 19,9○C, tăng 0,2○C so với giai đoạn từ năm 1999 đến năm 2003.

- Nhiệt độ trung bình từ năm 2009 đến năm 2013 là 20,2○C, tăng 0,3○C so với giai đoạn từ năm 2004 đến 2008.

- Nhiệt độ trung bình từ năm 1994 đến năm 2003 là 19,6○C

- Nhiệt độ trung bình từ năm 2004 đến năm 2013 là 20,0○C, tăng 0,4○C so với giai đoạn từ năm 1994 đến 2003.

BĐKH trên địa bàn huyền Trùng Khánh không chỉ biểu hiện bằng sự thay đổi về nhiệt độ, mà còn được biểu thông qua sự thay đổi về lượng mưa, cụ thể như sau:

30 Bảng 4.3. Tổng lượng mưa hàng năm từ năm 1994 đến 2013 STT Năm Lượng mưa 1 1994 2055.3 2 1995 1602,4 3 1996 1794,6 4 1997 1976,6 5 1998 1252,3 6 1999 1708,8 7 2000 1515,1 8 2001 1958.5 9 2002 1760,5 10 2003 1507,1 11 2004 1440,8 12 2005 1567,9 13 2006 1419,9 14 2007 1603,4 15 2008 1917,8 16 2009 1612,6 17 2010 1772,5 18 2011 1452,1 19 2012 2003,9 20 2013 1650,1

31

Hình 4.3. Tổng lượng mưa trung bình hàng năm từ năm 1994 đến 2013 của huyện Trùng Khánh

Từ hình 4.3 ta thấy:

-Số liệu tổng lượng mưa trung bình từ năm 1994 đến năm 1998 là 1736,2mm.

-Số liệu tổng lượng mưa trung bình từ năm 1999 đến năm 2003 là 1690 mm, giảm 46,2mm so với giai đoạn từ năm 1994 đến năm 1998.

-Số liệu tổng lượng mưa trung bình từ năm 2004 đến năm 2008 là 1302mm, giảm 388mm so với giai đoạn từ năm 1999 đến 2003.

-Số liệu tổng lượng mưa trung bình từ năm 2009 đến năm 2013 là 1698,2mm, tăng 396,2mm so với giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2008.

-Số liệu tổng lượng mưa trung bình từ năm 1994 đến năm 2003 là 1708,6mm. Số liệu tổng lượng mưa trung bình từ năm 2004 đến năm 2013 là 1644,1mm, giảm 64,5mm so với 10 năm trước (1994-2003).

* Nhận định về BĐKH ảnh hưởng đến môi trường nước của huyện Trùng Khánh biểu hiện thông qua các yếu tố như sau:

- Về nhiệt độ: huyện Trùng Khánh đang có xu hướng tăng, cứ 10 năm thì tăng khoảng 0,4○C. Khi nhiệt độ không khí tăng làm giảm mực nước mặt

32

và mực nước ngầm, ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt và tưới tiêu trong nông nghiệp của người dân. Nước là yếu tố rất cần thiết đối với việc phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu nước cho sinh hoạt và sản xuất của người dân có xu hướng ngày càng tăng, trong khi nguồn nước trên địa bàn huyện đang có xu hướng suy thoái và cạn kiệt do tác động của chính con người. BĐKH tác động lên tất cả các ngành, trong đó nông nghiệp có khả năng chịu tác động nhiều nhất.

- Về lượng mưa: chế độ mưa có diễn biến ngày càng thay đổi thất thường và sẽ xuất hiện những trận mưa lớn. Số lượng cơn mưa giảm, xuất hiện các cơn mưa lớn và lưu lượng nước trong cơn mưa lớn, gây ngập úng nhanh hơn.

- Về thủy văn: nước tập trung chủ yếu vào mùa mưa, gây lũ quét và sạt lở đất. Nguồn nước tại các sông có hướng suy giảm.

* Tác động của BĐKH làm gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan và thiên tai đối với huyện Trùng Khánh cụ thể:

- Những đợt nắng nóng kéo dài gây hạn hán và gia tăng nguy cơ cháy rừng.

- Những đợt rét đậm rét hại kéo dài vào các năm 2008, 2011 gây thiệt hại lớn về tới kinh tế và môi trường trên phạm vi toàn huyện.

- Phân bố lượng mưa không đều, gia tăng tần suất các đợt mưa với lưu lượng lớn trong nhiều giờ, thậm chí trong nhiều ngày. Một đợt hạn hán kéo dài làm gia tăng tần suất lũ, lũ quét, sạt lở. Ảnh hưởng đến lớn đến sản xuất và sinh hoạt của người dân cụ thể: thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt vào mùa khô, và hiện tương thừa nước gây ngập lụt vào mùa mưa.

- Gia tăng tần suất các đợt áp thấp nhiệt đới, ngập lụt, dông, lốc, sét làm hư hại nhà cửa và hoa màu của người dân.

- Tai biến liên quan đến khí tượng thủy văn và địa chất.

- Các hiện tượng thời tiết dị thường xảy ra trên địa bàn huyện vào các năm gần đây:

+ Từ tháng 11 năm 2005 đến tháng 4 năm 2006 trên địa bàn huyện hầu như không có mưa.Vì vậy, nên mức nước ở các con sông trên địa bàn huyện thấp hơn mức trung bình nhiều năm khoảng 30%. Trong đó, thị trấn Trùng

33

Khánh, xã Ngọc Côn, xã Thông Huề, xã Ngọc Chung là các xã thiếu nước cao nhất trên địa bà huyện.[8]

+ Đầu năm 2007 nhiệt độ tại huyện Trùng Khánh ban đêm nhiệt độ xuống dưới 4○C do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường. Tại các thung lung, ven sông suối đã suất hiện sương muối, ảnh hưởng lớn tới cây trồng và vật nuôi. Nhiệt độ xuống thấp, lượng nước bốc hơi nhanh, cũng đã làm cạn kiệt nguồn nước ngầm, gây hạn hán cục bộ tại một số xã.

+ Cuối tháng 08 năm 2008 mưa to, gió lốc kèm theo sét đánh, gây thiệt hại lớn về hoa màu và sét đánh làm chết 07 con trâu trên địa bàn huyện.

+ Đầu tháng 7 năm 2009 mưa lũ lớn xảy ra làm gần 400 ha lúa và hoa màu bị ngập úng.

+ Đầu tháng 5 và đầu tháng 6 năm 2010 trên địa bàn huyện xảy ra gió lốc kèm mưa vừa, mưa to gây ngập úng cục bộ làm thiệt hại lớn về tài sản và hoa màu.

+ Cuối tháng 7 năm 2012 chịu ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 4, nên trên địa bàn huyện có mưa vừa, mưa to đến rất to. Tổng lượng mưa đo được là 146.0mm, có 36 nhà bị ngập, 1 nhà sập đổ hoàn toàn, làm ngập úng 117,3 ha lúa và 20,8 ha ngô rẫy.

+ Đầu tháng 8 năm 2013 gió lốc kèm theo mưa đá đã làm tốc mái 85 nhà dân của hai xã Thông Huề và Trung Phúc, 4 cột điện hạ thế bị đổ, gây thiệt hại lớn về hoa màu, ước tính thiệt hại hàng trăm triệu đồng.

+ Cuối tháng 12/2013 nhiệt độ tại huyện Trùng Khánh ghi nhận được là 0○C do ảnh hưởng của rét đậm rét hại kéo dài.

BĐKH đã và đang tác động nghiêm trọng tới môi trường nước trên địa bàn huyện Trùng Khánh, làm thay đổi đến chế độ nước và lưu lượng dòng chảy các con sông, thay đổi nước mặt và nước ngầm, thay đổi chất lượng nước, gây ra tình trạng khô hạn thiếu nước tưới tiêu cho vụ đông xuân, ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.

34

Một phần của tài liệu Đánh giá nhận thức của người dân về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới môi trường nước và đa dạng sinh học của huyện trùng khánh, tỉnh cao bằng (Trang 34 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)