ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Dự báo tác động môi trường của dự án đầu tư xây dựng công trình kè chống sạt lở bảo vệ bờ sông gâm đến thị trấn vĩnh lộc, huyện chiêm hóa, tỉnh tuyên quang (Trang 37 - 41)

3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu

- Môi trường tự nhiên, xã hội khu vực thực hiện dự án.

3.1.2 Phạm vi nghiên cứu

- Công trình nằm trên hai bờ sông Gâm, đoạn qua thị trấn Vĩnh Lộc, huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang, cách thành phố Tuyên Quang 67 km về phía Bắc.

- Bờ phải sông Gâm vị trí đằng sau khu dân cư từ nhà máy nước đến tổ nhân dân 2, thị trấn Vĩnh Lộc có chiều dài 2.156,8 m.

- Tuyến kè bờ trái sông Gâm, có vị trí đằng sau khu dân cư dọc theo tuyến tỉnh lộ ĐT 190 đi Na Hang tổng chiều dài 697,1 m.

3.1.3Thời gian nghiên cứu

- Từ tháng 04/2011 đến tháng 03/2012

3.2 Nội dung nghiên cứu

3.2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực dự án

- Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội thị trấn Vĩnh Lộc – Chiêm Hóa – Tuyên Quang. - Điều kiện tự nhiên và môi trường khu vực dự án.

3.2.2 Dự báo tác động tới môi trường bao gồm môi trường tự nhiên và xã hội

- Dự báo tác động trong giai đoạn chuẩn bị và giải phóng mặt bằng. - Dự báo tác động trong giai đoạn thi công xây dựng.

- Dự báo tác động trong giai đoạn vận hành.

3.2.3 Đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác động

3.3 Phương pháp nghiên cứu

3.3.1 Phương pháp điều tra thu thập thông tin

- Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp: Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Chiêm Hóa, UBND thị trấn Vĩnh Lộc.

- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: điều tra phỏng vấn 50 hộ dân xung quanh khu vực thực hiện dự án.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 30

3.3.2 Phương pháp thống kê

Phương pháp này được sử dụng để thu thập và xử lý số liệu về: Khí tượng thuỷ văn, địa hình, địa chất, điều kiện kinh tế - xã hội tại khu vực thực hiện dự án. Các số liệu về khí tượng thuỷ văn (nhiệt độ, độ ẩm, nắng, gió, bão, mưa,...) được sử dụng chung của tỉnh Tuyên Quang. Các yếu tố địa hình, địa chất công trình, địa chất thuỷ văn và tình hình phát triển KT – XH,…

3.3.3 Phương pháp ma trận

Phương pháp ma trận là phương pháp thường được sử dụng để xác định các mối quan hệ giữa các hoạt động khác nhau của dự án và các tác động của chúng đối với các thành phần, vấn đề môi trường liên quan.

Với phương pháp này có thể định lượng tương đối tác động của các hoạt động của dự án đến môi trường, từ đó xác định được các hoạt động gây tác động tiêu cực nhất đến môi trường hoặc so sánh mức độ ảnh hưởng môi trường của hai hay nhiều hoạt động trong dự án.

3.3.4 Phương pháp mô hình hóa & dự báo tác động

- Được sử dụng để đánh giá và dự báo mức độ, phạm vi ô nhiễm môi trường không khí, môi trường nước, tiếng ồn và rung động đối với các dự án đầu tư có nguồn thải khí, nước thải ra môi trường xung quanh.

- Đánh giá ảnh hưởng của bụi trong quá trình vận chuyển theo công thức do Cục Môi trường Mỹ đưa ra (1995):

E = 1,7k (s/12)(S/48)(W/2,7)0,7(w/4)0,5 {(365-p)/365}, kg/(xẹkm)

Trong đó:

E: Lượng phát thải bụi, kg bụi/(xẹkm) k: Hệ số để kể đến kích thước bụi s: Hệ số kể đến loại mặt đường S: Tốc độ trung bình của xe tải W: Tải trọng của xe tải

w: Số lốp của xe ô tô

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 31 - Sử dụng mô hình Sutton dựa trên lý thuyết Gausse áp dụng cho nguồn đường để dự báo mức độ ô nhiễm theo các dự báo tải lượng thải về bụi và các khí độc đặc trưng đối với đối với các phương tiện vận chuyển trong điều kiện khí tượng khu vực thực hiện Dự án. Mô hình được lập trình trên ngôn ngữ lập trình C++.

( ) ( ) u . 2 h z exp 2 h z exp . E 8 , 0 C z 2 z 2 2 z 2 σ               σ − − +       σ + − = (mg/m3) Trong đó :

C: nồng độ chất ô nhiễm trong không khí (mg/m3); E: tải lượng của chất ô nhiễm từ nguồn thải (mg/m.s); z: độ cao của điểm tính toán (m);

h: độ cao của mặt đường so với mặt đất xung quanh (m) u: tốc độ gió trung bình tại khu vực (m/s);

σz: hệ số khuếch tán chất ô nhiễm theo phương z(m).

σz = 0,53 . x0,73 (m)

X: khoảng cách của điểm tính toán so với nguồn thải, theo chiều gió thổi (m)

- Đánh giá mức độ ảnh hưởng tiếng ồn do dự án gây ra đối với khu vực xung quanh ở những khoảng cách nhất định theo phương trình:

Li = Lp - ∆Ld - ∆Lc (dBA)

Trong đó:

Li: Mức ồn tại điểm tính toán cách nguồn gây ồn khoảng cách r2 (dBA) Lp: Mức ồn tại điểm tính toán cách nguồn gây ồn khoảng cách r1 (dBA) ∆Ld: Mức ồn giảm theo khoảng cách r2 ở tần số i, dBA

∆Ld = 20.lg[(r2/r1)1+a]

r1 - Khoảng cách tới nguồn gây ồn ứng với Lp (m),

r2- Khoảng cách tính toán độ giảm mức ồn theo khoảng cách ứng với Li (m) a - Hệ số kể đến ảnh hưởng hấp thụ tiếng ồn của địa hình mặt đất

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 32

3.3.5 Phương pháp đánh giá nhanh trên cơ sở hệ số ô nhiễm của WHO

Được sử dụng để ước tính tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh khi triển khai xây dựng và thực hiện dự án.

3.3.6 Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm

Các phương pháp đo đạc, thu mẫu, phân tích trong phòng thí nghiệm được sử dụng trong quá trình quan trắc hiện trạng môi trường nền (không khí, đất, nước, tiếng ồn,…) của dự án. Các phương pháp này tuân thủ đầy đủ và nghiêm túc các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam về hướng dẫn lấy mẫu, bảo quản mẫu, đo đạc và phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm.

- Phương pháp lấy mẫu và phân tích các thông số chất lượng môi trường không khí theo QCVN 05:2009/BTNMT.

- Phương pháp lấy mẫu và phân tích các thông số chất lượng nước mặt theo QCVN 08:2008/BTNMT.

- Phương pháp lấy mẫu và phân tích các thông số chất lượng đất theo QCVN 03:2008/BTNMT.

3.3.7 Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel 2003.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 33

Một phần của tài liệu Dự báo tác động môi trường của dự án đầu tư xây dựng công trình kè chống sạt lở bảo vệ bờ sông gâm đến thị trấn vĩnh lộc, huyện chiêm hóa, tỉnh tuyên quang (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)