4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.3.1. Các biện pháp giảm thiểu tác động xấu trong giai đoạn chuẩn bị và giải phóng
phóng mặt bằng
Bồi thường, giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư
Tuyến kè chống sạt lở bảo vệ bờ Sông Gâm đoạn qua thị trấn Vĩnh Lộc, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang đi qua một số hộ dân nên phải tiến hành bồi thường, GPMB, di dân, tái định cư. Khi triển khai dự án, chủ đầu tư phối hợp với Ban đền bù, GPMB huyện Chiêm Hóa và địa phương sẽ tổ chức đền bù, GPMB, di dân và tái định cư cho các hộ dân nằm trong diện phải giải tỏa, thu hồi đất lâu dài, thu hồi đất tạm thời, bàn giao mặt bằng đầy đủ trước khi thi công. Trình tự đền bù, di dân, tái định cư được thực hiện nghiêm chỉnh theo đúng các cơ chế chính sách của Nhà nước và các quy định của UBND tỉnh Tuyên Quang.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 71 - Đối với 04 hộ dân di dời giải phóng mặt bằng:
+ Đảm bảo bố trí ổn định đời sống cho 04 hộ tái định cư, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt (điện, nước…) và sản xuất của các hộ dân.
+ Hỗ trợ cho các hộ dân theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước và UBND tỉnh Tuyên Quang.
+ Ngoài việc bồi thường đất đai và thiệt hại tài sản cho dân dự án tiến hành hỗ trợ về sản xuất, y tế, giáo dục,… để đảm bảo đời sống của các hộ dân cần phải di dời bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ.
+ Tham gia giải quyết các khiếu kiện của người dân trong quá trình thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
+ Đối với các hộ phải chuyển đổi nghề nghiệp: Sau tái định cư, UBND huyện Chiêm Hóa cần kết hợp với các cơ quan chức năng ở địa phương (thị trấn Vĩnh Lộc) và các Trung tâm tư vấn, giới thiệu việc làm thực hiện tư vấn nghề nghiệp, việc làm cho người dân. Xây dựng các chương trình đào tạo nghề gắn với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh nơi người dân chuyển đến định cư. Ưu tiên chính sách khuyến khích doanh nghiệp tiếp nhận người dân tái định cư đào tạo nghề và bố trí việc làm. Có chính sách cụ thể ưu tiên hỗ trợ đầu tư các cơ sở dạy nghề và các chương trình phát triển sản xuất, dịch vụ và việc làm ở các vùng bố trí tái định cư của Dự án. Kết hợp các chương trình việc làm, chương trình xã hội để định hướng, đào tạo kỹ năng, giúp vốn cho người dân tái định cư tự tạo việc làm.
+ Tiến hành các hoạt động giám sát việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo luật định.
- Đối với 08 hộ không phải di dời:
+ Đền bù, hỗ trợ cho các hộ dân chịu ảnh hưởng của dự án theo quy định hiện hành của Nhà nước và UBND tỉnh Tuyên Quang.
Giảm thiểu tác động do phá dỡ công trình, nhà cửa
Tác động tới hệ sinh thái trong quá trình GPMB là không thể tránh khỏị Mặc dù trong khu vực Dự án không có các loài động vật thuộc loại quý hiếm cần bảo vệ và mật độ các loài cũng rất thấp, nhưng đây cũng là những tổn thất. Những tổn thất
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 72 tới tài nguyên sinh học do chiếm dụng không gian để xây dựng công trình là một loại tác động không thể tránh.
Để giảm thiểu tác động trong quá trình GPMB, Chủ dự án sẽ áp dụng các biện pháp sau:
- Chủ dự án cần phải giám sát chặt chẽ công tác GPMB để làm giảm tác động xấu tới đa dạng sinh học xung quanh khu vực dự án.
- Các loại chất thải rắn phát sinh trong quá trình GPMB như: Gạch ngói, vôi cát đã qua sử dụng, sinh khối thực vật… cần phải được thu gom, xử lý theo đúng quy định.
- Tiến hành thi công hợp lý, làm đến đâu gọn đến đấỵ