Các phương pháp dự báo

Một phần của tài liệu Dự báo tác động môi trường của dự án đầu tư xây dựng công trình kè chống sạt lở bảo vệ bờ sông gâm đến thị trấn vĩnh lộc, huyện chiêm hóa, tỉnh tuyên quang (Trang 25 - 27)

2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

2.2.4. Các phương pháp dự báo

Hiện nay, trên thế giới có nhiều cách phân loại phương pháp dự báo khác nhaụ Tuy nhiên theo học giả Gordon , trong 2 thập kỷ gần đây, có 8 phương pháp dự báo được áp dụng rộng rãi trên thế giớị[34]

Bảng 2.1-Tổng hợp một số phương pháp dự báo thường dùng trên thế giới

STT Phương pháp

1 Tiên đoán

2 Ngoại suy xu hướng

3 Phương pháp chuyên gia (Phương pháp đồng thuận) 4 Phương pháp mô phỏng (Mô hình hóa)

5 Phương pháp ma trận qua lại 6 Phương pháp kịch bản 7 Phương pháp cây quyết định 8 Phương pháp dự báo tổng hợp Cụ thể một số phương pháp:

Phương pháp ngoại suy xu hướng

Bản chất của phương pháp ngoại suy là kéo dài quy luật đã hình thành trong quá khứ để làm dự báo cho tương laị

Từ xu hướng phát triển của hiện tượng nghiên cứu ta xác định được phương trình hồi quy lý thuyết, đó là phương trình phù hợp với xu hướng và đặc điểm biến động của hiện tượng nghiên cứu, từ đó có thể ngoại suy hàm xu thế để xác định mức độ phát triển trong tương laị

Giả thiết cơ bản của phương pháp này là sự bảo toàn nhịp điệu, quan hệ và những quy luật phát triển của đối tượng dự báo trong quá khứ cho tương laị

Thông tin cung cấp cho phương pháp ngoại suy là số liệu về động thái của đối tượng dự báo trong quá khứ qua một số năm nhất định, thông thường yêu cầu thời khoảng quá khứ có số liệu phải lớn hơn nhiều lần thời khoảng làm dự báọ

Phương pháp này sẽ thích hợp để dự báo những đối tượng phát triển theo kiểu tiệm tiến.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 18 Phương pháp ngoại suy có ưu điểm là đơn giản, tuy nhiên, nhược điểm chính là không tính được ảnh hưởng của các yếu tố khách quan đến kết quả dự báọ

Phương pháp chuyên gia (phương pháp chủ quan)

Phương pháp dự báo này được tiến hành trên cơ sở tổng hợp, xử lý ý kiến của các chuyên gia thông thạo với hiện tượng được nghiên cứu, từ đó có phương pháp xử lý thích hợp đề ra các dự đoán, các dự đoán này được cân nhắc và đánh giá chủ quan từ các chuyên giạ

Phương pháp này được triển khai theo một quy trình chặt chẽ bao gồm nhiều khâu: thành lập nhóm chuyên gia, đánh giá năng lực chuyên gia, lập biểu câu hỏi và xử lý toán học kết quả thu được từ ý kiến chuyên giạ Mỗi chuyên gia được hỏi ý kiến và rồi dự báo của họ được trình bày dưới dạng thống kê tóm tắt. Việc trình bày những ý kiến này được thực hiện một cách gián tiếp (không có sự tiếp xúc trực tiếp) để tránh những sự tương tác trong nhóm nhỏ qua đó tạo nên những sai lệch nhất định trong kết quả dư báọ Sau đó người ta yêu cầu các chuyên gia duyệt xét lại những dự báo của họ trên xơ sở tóm tắt tất cả các dự báo có thể có những bổ sung thêm.[34]

Khó khăn của phương pháp này là việc tuyển chọn và đánh giá khả năng của các chuyên giạ

Phương pháp này được áp dụng có hiệu quả cho những đối tượng thiếu (hoặc chưa đủ) số liệu thống kê, phát triển có độ bất ổn lớn.

Phương pháp mô hình hoá

Bản chất của phương pháp này là kế thừa 02 phương pháp ngoại suy và phương pháp chuyên giạ

Phương pháp luận của phương pháp này là dùng hệ thức toán học để mô tả mối liên hệ giữa đối tượng dự báo với các yếu tố có liên quan.

Khó khăn của phương pháp này là phải viết được chính xác hệ thức toán học nói trên. Phương pháp mô hình hoá áp dụng cho viễn thông được gọi là mô hình kinh tế lượng bởi vì đối tượng dự báo (dịch vụ viễn thông) có liên quan đến nhiều yếu tố kinh tế ví dụ GDP, giá cả,…

Ưu điểm của phương pháp này là có thể giải thích được kết quả dự báo và có thể phân tích ảnh hưởng của các yếu tố liên quan đến kết quả dự báọ

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 19 Nhược điểm của phương pháp này là yêu cầu số liệu của nhiều yếu tố hữu quan trong quá khứ trong khi đó, phương pháp ngoại suy chỉ yêu cầu một loại số liệụ [7]

Bảng 2.1 đề cập 8 phương pháp thường được sử dụng trên thế giới trong dự báọ Tuy nhiên, theo cách phân loại tại Việt Nam các phương pháp dự báo thường chia thành 2 nhóm chính là phương pháp định tính và phương pháp định lượng.

Phương pháp dự báo định tính

Phương pháp này dựa trên cơ sở nhận xét của những yếu tố liên quan, dựa trên những ý kiến về các khả năng có liên hệ của những yếu tố liên quan này trong tương laị Phương pháp định tính có liên quan đến mức độ phức tạp khác nhau, từ việc khảo sát ý kiến được tiến hành một cách khoa học để nhận biết các sự kiện tương lai hay từ ý kiến phản hồi của một nhóm đối tưởng hưởng lợi (chịu tác động) nào đó.

Phương pháp dự báo định lượng

Mô hình dự báo định lượng dựa trên số liệu quá khứ, những số liệu này giả sử có liên quan đến tương lai và có thể tìm thấy được. Tất cả các mô hình dự báo theo định lượng có thể sử dụng thông qua chuỗi thời gian và các giá trị này được quan sát đo lường các giai đoạn theo từng chuỗị

Tuy nhiên hiện nay thông thường khi dự báo người ta thường hay kết hợp cả phương pháp định tính và định lượng để nâng cao mức độ chính xác của dự báọ Bên cạnh đó, vấn đề cần dự báo đôi khi không thể thực hiện được thông qua một phương pháp dự báo đơn lẻ mà đòi hỏi kết hợp nhiều hơn một phương pháp nhằm mô tả đúng bản chất sự việc cần dự báọ[34]

Một phần của tài liệu Dự báo tác động môi trường của dự án đầu tư xây dựng công trình kè chống sạt lở bảo vệ bờ sông gâm đến thị trấn vĩnh lộc, huyện chiêm hóa, tỉnh tuyên quang (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)