4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội thị trấn Vĩnh Lộc, huyện Chiêm Hóa, tỉnh
tỉnh Tuyên Quang
4.1.1.1 Điều kiện tự nhiên ạ Vị trí địa lý
Thị Trấn Vĩnh Lộc nằm bên bờ sông Gâm và là trung tâm của huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang, có vị trí 23o8 độ vĩ Bắc và 105o06 độ kinh Đông, cách thành phố Tuyên Quang 67 km về phía Bắc, nằm trên trục tỉnh lộ ĐT190 đi huyện Na Hang.
Thị trấn Vĩnh Lộc có ranh giới tiếp giáp với các xã như sau: - Phía Bắc: Giáp với xã Xuân Quang.
- Phía Nam: Giáp với xã Trung Hòạ - Phía Đông: Giáp với xã Ngọc Hộị - Phía Tây: Giáp với xã Phúc Thịnh.
Xuân Quang Phúc Thịnh
Ngọc Hội
Trung Hòa
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 34
b. Địa hình
Địa hình của huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang tương đối đa dạng, phức tạp với hơn 73% diện tích là đồi núị Phần lớn địa hình có hướng nghiêng từ Bắc – Tây Bắc xuống Nam – Đông Nam. Các dãy núi chính cũng chạy theo hướng này và có cấu trúc vòng cung rõ rệt, nhưng ko kéo dài liên tục mà bị chia cắt thành những khối rời rạc.
Chiêm Hoá có nhiều dãy núi cao như: Khau Bươn, núi quạt Phia Gioòng, Chạm Chu,… giữa các vùng đồi núi là những thung lũng, đất đai màu mỡ.
Khu vực thị trấn Vĩnh Lộc, huyện Chiêm Hóa có độ cao phổ biến từ 200 – 600 m và giảm dần xuống phía Nam với độ dốc trung bình 25o.
c. Khí hậu
Tuyên Quang mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có hai mùa rõ rệt: mùa đông lạnh – khô hanh; mùa hè nóng ẩm mưa nhiềụ Đặc điểm khí hậu này thích ứng cho sự sinh trưởng, phát triển của các loại cây trồng nhiệt đớị Nhiệt độ trung bình trong năm từ 22 – 24oC, lượng mưa trung bình từ 1.500 mm – 1.800 mm; độ ẩm trung bình là 85%.
Huyện Chiêm Hoá nằm trong tiểu vùng khí hậu phía Bắc. Đặc trưng của tiểu vùng này là có mùa đông tương đối dài (khoảng 5 -6 tháng), thường xuất hiện sương muối vào mùa đông và gió, lốc xoáy vào mùa hạ.
Nhìn chung, trên địa bàn huyện Chiêm Hóa có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa tạo ra những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, nhất là đối với nông nghiệp. Với mùa đông lạnh, đây là vùng có khả năng sản xuất được cả các sản phẩm nông nghiệp của cận nhiệt và ôn đớị Tuy nhiên, các tai biến thiên nhiên như sương muối, mưa đá, lốc bão,... đã có ảnh hưởng nhiều đến đời sống và sản xuất của nhân dân trong tỉnh, đặc biệt là đối với nông, lâm nghiệp.
c. Sông ngòi
Hệ thống sông suối của huyện khá dày đặc, phân phối tương đối đều giữa các vùng, trong đó sông Gâm chảy qua có khả năng vận tải tốt, đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển giao thông đường thuỷ của tỉnh.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 35 Thủy chế chia làm hai mùa rõ rệt, phù hợp với hai mùa của khí hậụ Mùa lũ tập trung đến 80% tổng lượng nước trong năm và thường xảy ra ngập lụt ở một số vùng.
Mạng lưới sông ngòi của huyện có vai trò quan trọng đối với sản xuất và đời sống, vừa là đường giao thông thủy, vừa là nguồn cung cấp nước cho nông nghiệp, cho nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản phục vụ đời sống nhân dân. Ngoài ra, sông Gâm có tiềm năng về thuỷ điện.
Tuy nhiên, sông ngòi dốc, nhiều thác ghềnh cùng với chế độ khí hậu có hai mùa dẫn đến ngập lụt nghiêm trọng trong mùa mưạ
Ngoài nguồn nước từ các sông, suối, huyện Chiêm Hóa còn có một hệ thống nước ngầm phong phú, các nguồn nước khoáng này có chất lượng tốt và công dụng chữa nhiều bệnh như điều hoà chức năng tiêu hoá, chữa các bệnh về khớp, xương ...
d. Đất đai
Nhìn chung, tài nguyên đất của huyện Chiêm Hóa nói riêng và trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang là khá đa dạng tầng đất tương đối dày, hàm lượng dinh dưỡng thuộc loại trung bình và khá. Trừ một số loại đất phù sa sông suối và đất lầy thụt ở các thung lũng, còn lại chủ yếu là đất feralit. Với 17 loại đất khác nhau, Tuyên Quang có khả năng phát triển mạnh kinh tế nông – lâm nghiệp.
Ở vùng núi cao: đất được hình thành trên các loại đá mẹ là đá biến chất và đá trầm tích. Tiêu biểu cho vùng này là nhóm đất đỏ vàng và vàng nhạt trên núị Nhóm đất này cần được bảo vệ thông qua việc giữ gìn vốn rừng, chấm dứt tình trạng phá rừng, làm rẫỵ
Ở vùng núi thấp: đất được hình thành chủ yếu từ các loại đá mẹ là đá biến chất mà tiêu biểu là nhóm đất đỏ vàng vùng đồi núi thấp phát triển trên các loại nham khác nhaụ Đây là nhóm đất có giá trị đối với sản xuất nông, lâm nghiệp của cả tỉnh.
Ở các vùng còn lại có đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ, các loại đất phù sa sông suốị Nhóm đất này có khả năng trồng các loại cây lương thực như lúa và hoa màu cho năng suất caọ
Tóm lại, tài nguyên đất của Tuyên Quang hết sức phong phú về chủng loại, chất lượng tương đối tốt, đặc biệt là các huyện phía Nam, thích ứng với các loại cây trồng.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 36 Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa tạo điều kiện cho rừng ở Tuyên Quang sinh trưởng và phát triển nhanh, thành phần loài phong phú.
Tổng diện tích rừng Tuyên Quang có khoảng 357.354 ha, trong đó rừng tự nhiên là 287.606 ha và rừng trồng là 69.737 hạ Độ che phủ của rừng đạt trên 51%. Rừng tự nhiên đại bộ phận giữ vai trò phòng hộ 213.849 ha, chiếm 74,4% diện tích rừng hiện có. Rừng đặc dụng 44.840 ha, chiếm 15,6%, còn lại là rừng sản xuất 28.917 ha, chiếm 10,05%.
Tuyên Quang vẫn còn hơn 15.378 ha rừng tre, nứa tự nhiên. Trong tổng diện tích rừng trồng có 44.057 ha rừng trồng cho mục đích sản xuất với các loại như thông, mỡ, bạch đàn, keo, bồ đề… Tuyên Quang có khả năng phát triển kinh tế lâm nghiệp, đồng thời phát triển rừng trên diện tích đồi, núi chưa
sử dụng khoảng 120.965 hạ Hình 4.2-Rừng tự nhiên ở Tuyên Quang
f. Tài nguyên
Chiêm Hoá có các nguồn tài nguyên khoáng sản như Mangan tại xã Phúc Sơn, Minh Quang; quặng ăngtimoan tại các xã Ngọc Hội, Phú Bình; mỏ đá tại các xã Linh Phú, Phúc Thịnh, Thổ Bình, Minh Quang, Phúc Sơn; cát, sỏi ở Ngòi Quãng, Sông Gâm; Barit ở Hạ Vị; mỏ than Linh Đức xã Linh Phú; ngoài ra Chiêm Hoá còn có mỏ chì, kẽm…
4.1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội ạ Điều kiện kinh tế
Thị trấn Vĩnh Lộc là trung tâm kinh tế, chính trị của huyện Chiêm Hóạ Với diện tích tự nhiên 725 ha, dân số có 7.353 người (tính đến ngày 31/12/2010) chủ yếu là đồng bào dân tộc Tày, Nùng, Dao, Mường, Kinh, H’Mông...
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 37 Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm 11,75%.
Biểu đồ 4.1-Cơ cầu phát triển ngành nghề thị trấn Vĩnh Lộc
Biểu đồ 4.2-Cơ cầu ngành nghề các hộ dân khu vực thực hiện dự án
Thông qua phiếu điều tra ta thấy, người dân khu vực thực hiện dự án chủ yếu sống bằng nghề buôn bán (chiếm 40% số hộ điều tra), các hộ dân này sống dọc theo bờ sông có trục đường lớn trước mặt nên thuận tiện cho việc kinh doanh. Ngoài ra, có 7 hộ sản xuất nông – lâm nghiệp (chiếm 14%); 8 hộ làm công nghiệp (chiếm 16%); 6 hộ nuôi trồng thủy sản trên sông, các hộ này sẽ phải chuyển đổi nghề nghiệp hoặc di chuyển sang vùng khác khi bắt đầu thi công dự án; 18% số hộ còn lại làm các nghề khác ở các vùng lân cận.
Nhìn chung, thực trạng phát triển đô thị của thị trấn đã thực hiện theo đúng quy hoạch xây dựng thị trấn Chiêm Hóa, tuy nhiên các công trình xây dựng như công sở, dịch vụ, hệ thống công trình hạ tầng còn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển xã hộị Đầu tư xây dựng cũng mới tập trung ở khu vực trung tâm thị trấn và
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 38 ven đường trục, các vùng xa trung tâm còn manh mún. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh Uỷ, UBND tỉnh, huyện ủy, sự giám sát của HĐND huyện, sự phối hợp của Uỷ ban MTTQ huyện và các đoàn thể, UBND huyện đã chỉ đạo các ngành, các cấp và nhân dân các dân tộc trong huyện nỗ lực phấn đấu đạt mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng đã đề rạ Nhờ vậy, nền kinh tế của huyện trong những năm qua có bước chuyển biến tích cực: Năm 2010, kinh tế của thị trấn duy trì phát triển theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng Nông - Lâm nghiệp trong tổng giá trị sản xuất, kinh doanh dịch vụ. Thu nhập bình quân đầu người đạt 9.720.000/năm (810.000 đồng/người/tháng). [20]
* Về thương mại dịch vụ
Về dịch vụ, giao thông chủ yếu của tỉnh là đường bộ. Trong những năm gần đây, hệ thống đường xá liên tục được nâng cấp hoặc làm mớị Thương mại tương đối phát triển. Du lịch có nhiều tiềm năng phát triển đặc biệt là du lịch tự nhiên và du lịch nhân văn. Trong huyện có các khu di tích lịch sử phong phú cùng nhiều lễ hội đặc sắc có thể thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.
Chiêm Hoá có nhiều thắng cảnh đẹp, là điều kiện thuận lợi phát triển các loại hình du lịch sinh thái, du lịch lịch sử văn hoá như: Rừng nguyên sinh Cham Chu; thác Bản Ba, xã Trung Hà; hang Thẳm Hốc, Thẳm Vài, Bó Ngoặng, thác Lung Chiêng, xã Phúc Sơn; hang Núi Chùa, hang Mỏ Bài, động Bản Pài xã Minh Quang; thác Lụa xã Hà Lang; rừng sinh thái trên núi đá Tầng, Biến xã Phúc Sơn; các khu di tích lịch sử: Kim Bình, Kiên Đài, Yên Nguyên, Vinh Quang, Linh Phú, Xuân Quang…
Ngoài những thắng cảnh đẹp, Chiêm Hoá còn thu hút du khách bởi những món đặc sản như: rượu nếp cái hoa vàng, bánh gai Chiêm Hóa; Pia bẳm (mắm cá ruộng) Kim Bình, xôi ngũ sắc, cơm lam, nộm rau dớn, thịt trâu khô, chè dây, chè đắng... bà con dân tộc Tày có thoái quen gói các món ăn trong các loại lá rừng, vì thế những món ăn quyện mùi thơm của lá gói, màu sắc của các món ăn cũng rất đặc biệt.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa xã hội đạt 171,458 tỷ đồng đạt 100 % kế hoạch năm, tăng 14,3% so với năm 2009.
Phối hợp cùng UBND huyện thực hiện tốt công tác quản lý các chợ trên địa bàn; phối hợp giải phóng, bàn giao mặt bằng thi công xây dựng chợ Trung tâm. [20]
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 39
* Về Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - Xây dựng - Giao thông - Thuỷ lợi
Về công nghiêp ̣, trong cơ chế kinh tế huyện Chiêm Hóa, ngành công nghiệp còn nhỏ bé, chiếm tỉ trọng thấp và phát triển chậm. Hiện tại, huyện đang dựa vào thế mạnh sẵn có để phát triển một số ngành công nghiệp như khai khoáng, sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến nông, lâm sản. Đây cũng là những ngành công nghiệp chính của huyện.
- Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 28,889 tỷ đồng, đạt 100 % kế hoạch năm, tăng 20 % so với năm 2009.
- Hoàn thiện đưa vào sử dụng các công trình: Công trình phục dựng Đền Bách thần; công trình xây dựng nhà “một cửa” và di chuyển hàng rào cơ quan thị trấn; sửa chữa Trường Tiểu học Vĩnh Lộc.
- Phối hợp cùng các cơ quan chức năng, hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng của huyện thực hiện kiểm kê, giải phóng mặt bằng các công trình kết cấu hạ tầng trên địa bàn.
* Về Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp
Về nông nghiệp, đây là nền kinh tế luôn giữ vai trò hàng đầu trong nền kinh tế của huyện nhằm cung cấp lương thực, thực phẩm cho nhu cầu trong tỉnh, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và cung cấp một phần cho xuất khẩụ Nông nghiệp và kinh tế nông thôn của tỉnh đang có những chuyển biến tích cực. Cơ cấu ngành nông nghiệp đã có sự thay đổi, mặc dù còn chậm. Tỉ trọng cây lương thực có xu hướng giảm, tỉ trọng cây công nghiệp và chăn nuôi có chiều hướng tăng lên.
Một trong những điểm đặc biệt của huyện Chiêm Hóa là sự xuất hiện mô hình kinh tế trang trại và bước đầu đã có những thành công đáng kể, góp phần phát huy nội lực, khơi dậy tiềm năng đất đai, lao động, vốn trong dân để đầu tư cho sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và phát triển nông thôn.
- Tổng sản lượng lương thực quy thóc đạt 360,9 tấn, đạt 104% kế hoạch năm. - Duy trì các loại cây Lạc 3 ha, đỗ tương 8 ha, khoai lang 10 ha đạt 100% kế hoạch năm.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 40 - Phát triển số lượng đàn Trâu 120 con đạt 71% chỉ tiêu, đàn Bò 20 con đạt 43% chỉ tiêu, đàn Lợn 4.000 con đạt 54% chỉ tiêu, đàn gia cầm 40.000 con đạt 79% chỉ tiêu, cá lồng 20 lồng đạt 33% chỉ tiêụ
- Trồng rừng 33,6 ha = 120% chỉ tiêụ Trong đó rừng sản xuất 28,6 ha, trồng cây nhân dân 5 hạ Thường xuyên duy trì công tác vận động nhân dân chăm sóc, khai thác và bảo vệ 399 ha rừng các loại; phối hợp cùng Chi Cục Kiểm lâm huyện tiến hành kiểm tra, xử lý các vụ việc buôn bán, vận chuyển lâm sản, động vật hoang dã trái phép.
- Duy trì công tác bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng; 100% hộ dân ký cam kết thực hiện bảo vệ rừng và PCCCR. [19]
b. Điều kiện xã hội
* Công tác Lao động việc làm - Xoá đói giảm nghèo
- Thực hiện tốt các chương trình hỗ trợ hộ nghèo như Tổ chức chuyển tiền và gạo theo chương trình hỗ trợ của chính phủ cho các hộ nghèo ăn tết; trao thẻ Bảo hiểm y tế cho người nghèo của thị trấn đảm bảo đầy đủ, đúng thời gian quy định.
- Qua tổng điều tra hộ nghèo theo tiêu chí mới, thị trấn có 141 hộ nghèo, 45 hộ cận nghèọ
- Giải quyết việc làm 182 lao động. Trong đó tạo việc làm mới 111 lao động; đi lao động tại các doanh nghiệp trong nước 63 người, xuất khẩu lao động 08 ngườị
* Công tác giáo dục – đào tạo
Các trường học đều được bố trí đầy đủ phòng học đảm bảo các điều kiện như bàn ghế, hệ thống quạt, hệ thống chiếu sáng; có đầy đủ các công trình vệ sinh, sân chơi, bãi tập. Thường xuyên tổ chức rà soát, sửa chữa, bổ sung cơ sở vật chất phục vụ việc dạy và học.
* Về Văn nghệ – Thể dục thể thao:
- Phối hợp tổ chức tốt các hoạt động lễ hội; các phong trào văn hóa văn nghệ - thể dục thể thao diễn ra tại địa phương.
- Thường xuyên phối hợp cùng các Ban, Ngành chức năng của huyện trong việc quản lý các hoạt động kinh doanh văn hoá tại địa phương.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 41 Duy trì công tác chi trả trợ cấp cho các đối tượng chính sách, xã hội theo đúng kế hoạch, thời gian quy định.
* Công tác Y tế – Dân số – Gia đình và Trẻ em
- Về Y tế: Thực hiện các chương trình mục tiêu Quốc gia như: Chương trình phòng, chống sốt rét; Chương trình phòng, chống Bướu cổ; Chương trình phòng, chống lao; Chương trình tiêm chủng mở rộng; Chương trình Vệ sinh an toàn thực