Nội dung phân tích tài chính của dự án

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động phân tích tài chính các dự án đầu tư xây dựng tại công ty cổ phần đầu tư và thương mại dầu khí nghệ an (Trang 30 - 37)

Phân tích tài chính dự án đầu tư được thực hiện bằng cách xác định chi phí và thu nhập của dự án một cách chính xác, sau đó sử dụng các phương pháp phân tích dự án nhằm lựa chọn ra một dự án hay một phương án đầu tư tốt nhất, đem lại lợi ích cao nhất. Hay nói cách khác, phân tích tài chính dự án đầu tư là nhằm chọn ra một dự án có hiệu quả tài chính cao nhất trong số các dự án đang có. Nhưng trước khi xác định chi phí thu nhập của dự án, việc xác định tổng mức đầu tư và nguồn tài trợ là rất cần thiết và là những nội dung quan trọng của phân tích tài chính.

1.3.3.1. Xác định tổng mức đầu tư và vốn đầu tư từng năm theo tiến độ thực hiện đầu tư dự kiến

Để triển khai dự án đầu tư, chủ đầu tư phải tính toán lượng vốn cần thiết cho dự án. Trong mỗi dự án đầu tư, việc tính số vốn cần thiết cho từng hạng mục đầu tư và trong từng giai đoạn của quá trình đầu tư giúp các nhà đầu tư tính được tổng nhu cầu về vốn và đó cũng là căn cứ để các nhà đầu tư tìm kiếm nguồn tài trợ cho dự án, tính toán hiệu quả đầu tư và xác định thời gian

Tổng mức đầu tư là vốn đầu tư được dự kiến để chi phí cho toàn bộ kế hoạch đầu tư nhằm đạt được mục tiêu đầu tư, đưa vào khai thác, sử dụng theo yêu cầu của dự án. Tổng mức đầu tư được tính toán và xác định trong giai đoạn nghiên cứu khả thi của dự án.

Tổng mức đầu tư được xác định trên cơ sở năng lực sản xuất theo thiết kế, khối lượng các công tác chủ yếu và suất đầu tư, giá chuẩn, đơn giá tổng hợp do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

Tổng mức đầu tư là toàn bộ chi phí đầu tư và xây dựng, là giới hạn chi phí tối đa của dự án được xác định trong quyết định đầu tư, bao gồm những chi phí cho việc chuẩn bị đầu tư, chi phí thực hiện đầu tư xây dựng, lãi vay Ngân hàng của chủ đầu tư trong thời gian thực hiện đầu tư, vốn lưu động ban đầu cho sản xuất, chi phí dự phòng.

Chi phí chuẩn bị đầu tư Chi phí thực hiện đầu tư Chi phí mua sắm thiết bị

Chi phí khác như: lãi vay ngân hàng, đền bù hoa màu… Chi phí ban đầu cho sản xuất:

Chi phí dự phòng:

Sau khi xác định được tổng mức đầu tư cho dự án cần tiến hành đưa vào bảng tiến độ thực hiện đầu tư.

Bảng 1.1. Tiến độ thực hiện đầu tư Tên công việc Chi vốn đầu tư

Năm thứ 1 Năm thứ 2 Năm thứ 3 ….. Năm thứ n A

B C …

Bảng này được đưa ra để phản ánh một cách rõ nét khối lượng vốn đầu tư cho từng công việc của công cuộc đầu tư qua từng năm, để từ đó thấy được xu hướng của nhu cầu về vốn đầu tư và có kế hoạch huy động và quản lý vốn một cách có hiệu quả nhất.

Đối với các dự án lớn trong thành phần tổng vốn trên cần tách riêng theo các nhóm:

- Theo nguồn hình thành: vốn tự có, vay ngắn hạn, vay dài hạn. - Theo hình thức: bằng tiền, bằng hiện vật.

Việc dự tính cụ thể thành phần vốn đầu tư của dự án giúp cho các nhà đầu tư, các nhà quản lý có một cách nhìn tổng quát về dự án.

1.3.3.2. Nguồn tài trợ của dự án

Khi tiến hành đầu tư cho một dự án, các nhà đầu tư có thể cùng một lúc huy động nhiều nguồn tài trợ khác nhau. Vì số vốn đầu tư cho một dự án thường rất lớn nên khó có thể thực hiện đầu tư từ duy nhất một nguồn.

Các nguồn tài trợ dự án rất phong phú, nó phụ thuộc vào khả năng nhanh nhạy cuả nhà quản lý nhằm huy động được nhiều vốn nhất với chất lượng tốt nhất. Mặt khác, khả năng huy động còn phụ thuộc vào tiềm lực tài chính cũng như uy tín của doanh nghiệp trên thị trường. Đồng thời, loại hình doanh nghiệp cũng là một yếu tố tác động rất lớn trong việc phát triển kênh huy động.

Nhìn chung nguồn vốn bao gồm những nguồn cơ bản sau: - Nguồn vốn ngân sách.

- Vốn tự có. - Vốn viện trợ.

- Vốn vay ngân hàng thương mại. - Vốn vay tổ chức tín dụng quốc tế

- Vốn Cổ phần. - Vốn đầu tư trực tiếp. - Vốn liên doanh, liên kết. ...

Để đảm bảo tiến độ thực hiện đầu tư dự án, vừa để tránh thừa vốn các nguồn tài trợ không chỉ xem xét về mặt số lượng mà còn cả về thời gian huy động. Các nguồn vốn tuy là dự kiến nhưng phải được đảm bảo một cách chắc chắn, sự đảm bảo chắc chắn này phải được thể hiện bằng những bằng chứng pháp lý. Ví dụ nếu là nguồn ngân sách nhà nước thì phải có quyết định cấp vốn, nếu là vốn vay thì phải có thư bảo đảm tín dụng...

Tiếp theo, cần so sánh nhu cầu về vốn với khả năng cung ứng đủ vốn tại mỗi giai đoạn của quá trình đầu tư. Nếu khả năng lớn hơn hay đáp ứng đủ nhu cầu thì dự án được chấp nhận. Nếu không thể đảm bảo đủ vốn thì nhất thiết cần giảm qui mô dự án, hay liên yêu cầu liên kết với các đơn vị hay cá nhân cùng tham gia quá trình đầu tư. Nếu không cần tiến hành đầu tư theo từng giai đoạn của toàn bộ dự án nhưng phải tiến hành qui hoạch tổng thể và tiến hành phân chia các gói đầu tư sao cho cuối cùng đạt được mục đích của quy hoạch tổng thể đã nghiên cứu.

Xác định được các nguồn tài trợ là một công việc quan trọng nhưng sau đó cần xác định rõ cơ cấu của từng nguồn thời điểm nào huy động nguồn nào với số lượng bao nhiêu để tiết kiệm tối ưu nhất chi phí về vốn. Sử dụng các công cụ để lập tiến độ vốn huy động cho từng năm, từng giai đoạn của qúa trình đầu tư. Lập tiến độ huy động vốn phải tính tới lượng tiền tệ thực cần huy động hàng năm cần tính tới cả yếu tố lạm phát.

Việc huy động vốn đầu tư từ nhiều nguồn tài trợ giúp cho nhà đầu tư có thể phân tán được rủi ro. Thông thường để tiến hành tài trơ cho một dự án các nhà đầu tư thường sử dụng nguồn tài trợ dài hạn.

Nguồn tài trợ dài hạn bao gồm vốn vay và vốn chủ sở hữu  Vốn vay

 Vốn chủ sở hữu

1.3.3.3. Lập báo cáo tài chính dự kiến cho từng năm và từng giai đoạn của đời dự án (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các báo cáo tài chính giúp cho chủ đầu tư nhìn nhận được tình hình hoạt động tài chính của dự án sau này. Đồng thời nó là nguồn số liệu giúp các nhà hoạch định tính toán và phân tích các chỉ tiêu nhằm phục vụ cho công việc phân tích tài chính dự án. Do vậy ta lập các báo cáo tài chính sau:

 Ước tính doanh thu từ hoạt động của dự án  Ước tính chi phí sản xuất

 Dự tính lãi lỗ của dự án

 Bảng dự trù cân đối kế toán của dự án  Dự tính cân đối thu chi.

1.3.3.4. Các chỉ tiêu phản ánh tài chính của dự án

 Đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp.

Hệ số vốn tự có so với vốn đi vay, hệ số này tốt nhất là bằng 1. Với những dự án có triển vọng, và hiệu quả của nó là hiển nhiên thì hệ số này có thể nhỏ hơn 1, nhưng luôn đảm bảo ở mức 2/3 là dự án được thuận lợi.

Tỷ trọng vốn tự có trong tổng vốn đầu tư lớn hơn hoặc bằng 50%. Đối với các dự án có triển vọng và hiệu quả của nó là rõ ràng thì tỷ lệ này có thể nhỏ hơn 50%.

Với các dự án đầu tư Bất động sản thì vốn còn được huy động từ khách hàng khi họ thanh toán trả trước, các tỷ số trên vốn vay chỉ được xem xét là vay của các trung gian tài chính. Vậy nên, khi đánh giá các tỷ số trên phải xét

đến khả năng thực sự có thể huy động được tiền trả trước của khách hàng hay không.

Cần phân tích các tài sản có tính thanh khoản cao của doanh nghiệp, sau đó phân tích sự luân chuyển nguồn vốn trong năm. Chính điều này sẽ đánh giá khả năng sử dụng vốn của doanh nghiệp.

 Giá trị hiện tại ròng và giá trị tương lai ròng.  Giá trị hiện tại ròng(NPV):

Là tổng lãi ròng của cả đời dự án được chiết khấu về năm hiện tại với một tỷ lệ chiết khấu được xác định phù hợp.

 Giá trị tương lai ròng:

Là lãi ròng của cả đời dự án tích luỹ về năm tương lai cuối cùng theo một tỷ lệ tích luỹ nhất định.

 Giá trị hiện tại hàng năm.

Là giá trị hiện tại thuần được phân phối đều trong kỳ phân tích.  Tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư (Rate of Return).

Hệ số tuần hoàn vốn nói lên mức độ thu hồi vốn đâu tư ban đầu từ lợi nhuận thuần thu được hàng năm.

 Tỷ suất lợi ích – chi phí (BCR).  Thời gian thu hồi vốn đầu tư (T).

Là số năm cần hoạt động của dự án để lợi nhuận và khấu hao thu được vừa đủ để hoàn trả vốn đầu tư ban đầu. Thường sử dụng hai khái niêm về thời gian thu hồi vốn là thời hạn thu hồi giản đơn và thời hạn thu hồi vốn động.

 Thời hạn thu hồi vốn giản đơn (t) không tính đến giá trị tiền tệ theo thời gian:

 Thời gian thu hồi vốn động (T) : là thời hạn thu hồi vốn có tính đến giá trị của tiền theo thời gian tính chuyển các dòng lợi nhuận

 Hệ số hoàn vốn nội bộ (IRR).

Đây là tỷ lệ chiết khấu mà tại đó NPV của dự án bằng không. Tỷ lệ IRR dùng để thẩm định và ra quyết định đầu tư. Dự án được lựa chọn để đầu tư phải có IRR > lãi suất chiết khấu. Trong đó lãi suất chiết khấu bao gồm lãi cho vay của Ngân hàng cộng với tỷ lệ lạm phát và rủi ro của khoản cho vay.

 Điểm hoà vốn.

Điểm hoà vốn là điểm tại đó doanh thu bằng chi phí bỏ ra. Điểm hoà vốn được tính cho một năm và thường tính ở năm đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định. Điểm hoà vốn cho biết khả năng sinh lời và mức độ an toàn của dự án thông qua các chỉ tiêu.

Phân tích điểm hoà vốn trả nợ cho biết từ điểm này trở đi, Công ty có đủ tiền trả nợ vay và nộp thuế chưa.

Tất cả các điểm hoà vốn tính ở trên càng thấp thì tính khả thi của dự án càng cao, rủi ro về thua lỗ càng thấp.

 Phân tích độ nhạy của dự án.

Thực chất là việc phân tích những thay đổi bất lợi cho dự án ( giá cả, chi phí đầu tư, doanh thu... ) làm ảnh hưởng đến IRR và NPV (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ý nghĩa của việc phân tích độ nhậy cảm của dự án là giúp cho Ngân hàng có thể khoanh được hành lang an toàn cho sự đầu tư của doanh nghiệp.

 Sự an toàn về nguồn vốn.

Để đánh giá độ an toàn về nguồn vốn của dự án cần chú ý các điểm sau: Các nguồn vốn huy động phải được đảm bảo không chỉ về số lượng và cần phải phù hợp với tiến độ phân bổ vốn phụ thuộc vào tiến độ thực hiện dự án. Tránh gây lãng phí trong sử dụng vốn do không huy đông đúng thời điểm.

Có sự đảm báo về tính pháp lý của nguồn vốn và cơ sở thực tiến của những nguồn vốn huy động. Phân tích các điều kiện cho vay vốn, hình thức thanh toán và khả năng trả nợ.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động phân tích tài chính các dự án đầu tư xây dựng tại công ty cổ phần đầu tư và thương mại dầu khí nghệ an (Trang 30 - 37)