Những vấn đề còn tồn tại

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động phân tích tài chính các dự án đầu tư xây dựng tại công ty cổ phần đầu tư và thương mại dầu khí nghệ an (Trang 69 - 72)

Qua thực trạng phân tích tài chính dự án đã được tiến hành tại Công ty cổ phần đầu tư và thương mại dầu khí Nghệ an ở trên, trên cơ sở căn cứ vào những chính sách, cơ chế hiện đang áp dụng và những thành tựu đã đạt được, tác giả xin nêu ra một số vấn đề cần phải xem xét để góp phần nâng cao hiệu quả công tác phân tích tài chính dự án tại Công ty.

3.4.2.1. Còn tồn tại một số dự án chưa được phân tích kỹ càng trên mọi phương diện của dự án. Việc phân tích toàn bộ mọi phương diện sẽ giúp cho việc phân tích tài chính dự án thêm chính xác do việc dự báo hợp lý mọi yếu tố.

Một dự án để đánh giá có khả thi hay không thì phải phân tích trên 6 phương diện chính sau: Phân tích về sự cần thiết phải đầu tư, thẩm định về phương diện thị trường, thẩm định về phương diện kỹ thuật, thẩm định về phương diện tài chính, thẩm định về phương diện tổ chức quản lý, thẩm định

về phương diện hiệu quả kinh tế xã hội. Việc phân tích cả 6 nội dung này sẽ đem lại sự nhìn nhận, đánh giá những ưu điểm nhược điểm của dự án một cách chính xác, toàn diện và đưa ra kết luận về tính khả thi của dự án một cách chắc chắn nhất. Muốn đánh giá một dự án thì phải đánh giá nhiều khía cạnh, vì các khía cạnh này có mối quan hệ mật thiết với nhau, tác động lẫn nhau, nhất là nó sẽ bổ trợ cho việc phân tích tài chính dự án trong việc đưa ra các dự báo vê doanh thu, chi phí, rủi ro... Một số tồn tại sau:

Thứ nhất: Việc phân tích thị trường đánh giá khả năng cạnh tranh khả năng thâm nhập thị trường đối với sản phẩm của dự án liên qua đến nhiều vấn đề đòi hỏi phải có một kiến thức tổng hợp và sự nhậy bén về dự đoán trong tương lai. Vì hạn chế về trình độ của một cán bộ thẩm định nên nhiều khi việc phân tích này chưa đánh giá được khả năng cạnh tranh của sản phẩm, chưa đánh giá được mức độ thâm nhập thị trường của sản phẩm cũng như thị hiếu tiềm năng của người tiêu dùng trong tương lai đối với sản phẩm. Vì vậy trong nhiều trường hợp việc thẩm định về phương diện thị trường còn sơ sài mang tính lấy lệ là chủ yếu... đặc biệt đối với những sản phẩm mới, trên thị trường mới hay những sản phẩm đã được phát triển ồ ạt không có sự quản lý. Do đó dự án khi bắt đầu triển khai mới nhận ra những bất ổn trong khâu tiêu thụ, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của dự án.

Thứ hai: Về phương diện kỹ thuật cũng xảy ra tình trạng tương tự. Do trình độ của cán bộ thẩm định tín dụng hạn chế, đồng thời ở nước ta việc có các trung tâm tư vấn về vấn đề này chưa có nhiều và chưa đạt chất lượng tốt nên về vấn đề kỹ thuật bản thân cán bộ thẩm định cũng như Công ty chưa đánh giá được tính tiên tiến của các máy móc, thiết bị của dự án. Máy móc thuộc thế hệ nào lạc hậu không. .. có đảm bảo với công suất của việc sản xuất hay không? có đảm bảo vận hành tốt trong môi trường khí hậu của ta không...

mà mọi vấn đề này chủ dự án đảm bảo. Việc chủ dự án đảm bảo nhiều khi vì chủ quan của họ chỉ muốn dự án có hiệu quả của Công ty.

Thứ ba: Cán bộ kỹ thuật nhiều khi chưa phân tích cụ thể khả năng sử dụng thiết bị, vận hành công nghệ mới của dự án như trình độ của đội ngũ kỹ sư, công nhân kỹ thuật... xem có đủ khả năng vận hành máy không... Kết quả là một số dự án duyệt trong tình trạng tính khả thi của dự án và phương diện kỹ thuật không đạt, gây ảnh hưởng đến dự án khi thực sự đi vào hoạt động.

3.4.2.2. Chưa có sự vận dụng các phương pháp hiện đại để tính toán và đánh giá hiệu quả của dự án đầu tư.

Việc vận dụng các phương pháp hiện đại (như các chỉ tiêu NPV, IRR...) để tính toán, đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án còn mang tính hình thức chưa thực sự thiết thực, nhiều khi áp dụng vào cho có hình thức, cho đúng. Chính vì vậy những nhận xét từ kết quả của các cách tính từ các phương pháp đó ra chưa được cán bộ thẩm định quán triệt theo đúng ý nghĩa của nó, vì vậy có khi tính nó ra trong quá trình phân tích tài chính dự án nhưng sự nhận xét về tính khả thi của dự án vẫn dựa trên phương pháp giản đơn và kinh nghiệm của cán bộ trong quá trình công tác.

Do bản chất của việc đầu tư là rủi ro nên trước khi quyết định đầu tư phải tiến hành phân tích những yếu tố rủi ro, lường trước những tình huống bất trắc sẽ nảy sinh trong tương lai, trên cơ sở đó tính toán lại hiệu quả đầu tư. Vì lý do trên nên việc phân tích tài chính theo phương pháp giản đơn sẽ đem lại một kết quả hoàn toàn không chính xác, nhiều khi sai lệch nghiêm trọng.

3.4.2.3. Việc phân tích hoạt động sản suất kinh doanh của doanh nghiệp còn sơ sài, thiếu chính xác.

Khi phân tích về tiềm lực tài chính Công ty bên cạnh những xác minh về tư cách pháp nhân, sơ lược các giai đoạn phát triển từ khi thành lập tới thời điểm hiện tại thì Ngân hàng phải phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của

Công ty tối thiểu 3 năm gần đây. Việc phân tích này căn cứ vào báo cáo tài chính của doanh nghiệp, mà các báo cáo này thường là các con số trong quá khứ, chính vì vậy nó đã bị lạc hậu so với hiện tại, nhiều khi các báo cáo này còn thiếu chính xác so với thực tế.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động phân tích tài chính các dự án đầu tư xây dựng tại công ty cổ phần đầu tư và thương mại dầu khí nghệ an (Trang 69 - 72)