Nhận xét về kết quả thực nghiệm sƣ phạm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu áp dụng phương pháp dạy học theo hợp đồng và dạy học theo góc trong dạy học chương nhóm halogen hoá học 10 cơ bản (Trang 77 - 107)

V. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.6.Nhận xét về kết quả thực nghiệm sƣ phạm

3. Phƣơng pháp thống kê toán học

3.6.Nhận xét về kết quả thực nghiệm sƣ phạm

a. Về mặt định tính:

- Nhận xét của giáo viên:

+ Các tiết dạy học sử dụng PPDH theo hợp đồng và PPDH theo góc đảm bảo theo đúng chuẩn kiến thức, kĩ năng, có tính chính xác, khoa học.

+ Các tiết dạy học sử dụng PPDH theo hợp đồng và PPDH theo góc đảm bảo theo đúng chuẩn kiến thức, kĩ năng, có tính chính xác, khoa học.

+ Các tiết học sử dụng PPDH theo hợp đồng và PPDH theo góc kích thích đƣợc hứng thú học tập của học sinh, đảm bảo học sinh nắm vững, hiểu sâu và nhớ kiến thức.

- Nhận xét của học sinh:

Khi tiến hành thực nghiệm, học sinh đã tỏ ra chăm chú hơn, sôi nổi hơn, tích cực tham gia phát biểu xây dựng bài hơn, không có hiện tƣợng chán nản, đối phó hay thụ động. Nhƣ vậy, việc học tập với học sinh đã trở thành niềm vui, có ý nghĩa hơn.

b. Về mặt định lượng:

Qua kết quả thực nghiệm thu đƣợc ở trên ta thấy ĐTB trƣớc thực nghiệm của lớp ĐC là 6,64 và của lớp TN là 6,67. Độ chênh lệch ĐTB giữa hai lớp là 0,03. Sự chênh lệch này rất nhỏ điều này cho thấy trƣớc thực nghiệm sức học của hai lớp là tƣơng tƣơng nhau. Sau khi thực nghiệm, trong bài kiểm tra 15 phút ĐTB của lớp TN là 7,36 và của lớp ĐC là 6,69, độ chênh lệch là 0,67. Trong bài kiểm tra 1 tiết ĐTB của lớp TN là 7,49 và của lớp ĐC là 6,69. Độ chênh lệch điểm số giữa 2 lớp là 0,8. Điều này cho thấy ĐTB của 2 lớp TN và ĐC sau thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, lớp TN có ĐTB cao hơn lớp ĐC.

Qua bảng 1 và 2 ta thấy độ chênh lệch ĐTB bằng T- test của bài kiểm tra 15 phút cho kết quả P=0,00986< 0,05, của bài kiểm tra 1 tiết cho kết quả P=0,00445< 0,05 cho thấy sự chênh lệch ĐTB giữa lớp TN và lớp ĐC rất có ý

nghĩa, tức là chênh lệch kết quả ĐTB lớp TN cao hơn ĐTB lớp ĐC là không ngẫu nhiên mà do kết quả của việc sử dụng PPDH theo hợp đồng và PPDH theo góc.

Mặt khác, chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của bài kiểm tra 15 phút là: SMD = 28 , 1 69 , 6 36 , 7

= 0,52. Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của bài kiểm tra 1 tiết là: SMD =

52 , 1 69 , 6 49 ,

7 =0,53. Điều đó cho thấy mức độ ảnh hƣởng của dạy học theo PPDH theo hợp đồng và dạy học theo góc đến ĐTB học tập của lớp TN ở mức độ trung bình.

Nhƣ vậy việc sử dụng PPDH theo hợp đồng, dạy học theo góc là một hƣớng đi đúng đắn cần đƣợc nghiên cứu mở rộng và áp dụng rộng rãi không chỉ với riêng bộ môn hóa học mà là đối với quá trình dạy và học nói chung.

Phần 3: KẾT LUẬN

Sau một thời gian thực hiện và hoàn thành đề tài, tôi đã thu đƣợc một số kết quả sau đây:

1. Biết cách xác định và tiến hành nghiên cứu một đề tài khoa học. 2. Nghiên cứu cơ sở lí luận của PPDH theo hợp đồng, PPDH theo góc, đồng điều tra thực trạng về việc sử dụng PPDH theo hợp đồng, PPDH theo góc ở các trƣờng THPT hiện tại.

3. Đề xuất các nguyên tắc áp dụng và lựa chọn nội dung, quy trình thiết kế, cách tổ chức dạy học theo PPDH theo hợp đồng, PPDH theo góc.

4. Phân tích nội dung kiến thức và cách áp dụng PPDH theo hợp đồng, DH theo góc trong dạy học “Nhóm halogen”- Hóa học 10 cơ bản.

5. Thiết kế 4 giáo án: 2 giáo án áp dụng PPDH theo hợp đồng, 2 giáo án áp dụng PPDH theo góc để chuẩn bị cho việc tiến hành thực nghiệm.

6. Tiến hành thực nghiệm sƣ phạm và bƣớc đầu đánh giá hiệu quả của PPDH theo hợp đồng, PPDH theo góc trong dạy học hóa học ở trƣờng THPT Mỹ Lộc- Nam Định qua 2 lớp: Lớp đối chứng (lớp 10D) sĩ số 45, lớp thực nghiệm (lớp 10B) sĩ số 45.

Sau khi hoàn thành đề tài, chúng tôi xin đƣa ra một vài ý kiến đề xuất nhƣ sau:

- Cần tăng cƣờng đầu tƣ thiết bị, hóa chất, dụng cụ thí nghiệm và các phƣơng tiện trực quan khác để hỗ trợ cho nhu cầu đổi mới PPDH. Trong dạy học nói chung và dạy học theo PPDH hợp đồng và PPDH góc nói riêng thì nhất thiết phải có thí nghiệm và các phƣơng tiện trực quan khác nhƣ sơ đồ, tranh ảnh, mẫu vật… thì dạy học mới đạt hiệu quả cao.

- Giáo viên ở các trƣờng THPT nên tích cực tìm hiểu và sử dụng PPDH theo hợp đồng và dạy học theo góc trong các bài dạy.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Cƣơng, Nguyễn Xuân Trƣờng, Nguyễn Thị Sửu, Đặng Thị Oanh, Hoàng Văn Côi, Trần Trung Ninh (2005), Thí nghiệm thực hành phương pháp dạy học hóa học, Nhà xuất bản Đại học sƣ phạm.

2. Đỗ Thị Bích Hằng (2011), Áp dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ trong dạy học hóa học phổ thông nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh thông qua Nhóm halogen- Hóa học 10 nâng cao, Khóa luận

tốt nghiệp, Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2.

3. Hoàng Thị Kim Liên (2011), Nghiên cứu và áp dụng phương pháp dạy học theo hợp đồng và dạy học theo góc trong môn hóa học ở trường THPT – phần phi kim hóa học 10 nâng cao, Luận văn thạc sĩ, Trƣờng ĐHSP Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4. Nguyễn Ngọc Quang (1994), Lí luận dạy học hóa học, Tập 1, NXB Giáo dục.

5. Dƣơng Thị Xuân Thúy (2011), Vận dụng phương pháp dạy học theo góc

trong dạy học chương “Nhóm oxi”- Hóa học 10 nâng cao, Khóa luận tốt

nghiệp, Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2.

6. Nguyễn Xuân Trƣờng (2006), Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông, NXB Giáo Dục.

7. Nguyễn Đức Vận (2008), Hóa học vô cơ, Tập 1, NXB Khoa học và kĩ

thuật.

8. Ban quản lí dự án Việt- Bỉ (2010), Dự án Việt- Bỉ * Dạy và học tích cực,

Công ti cổ phần thiết kế và phát hành sách Giáo Dục.

9. Bộ giáo dục và đào tạo (2010), Sách giáo viên hóa học 10 cơ bản, NXB

Giáo dục.

10. Bộ giáo dục và đào tạo (2010), Sách giáo khoa hóa học 10 cơ bản, NXB Giáo dục.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1

Các nhiệm vụ, phiếu hỗ trợ và đáp án cho các nhiệm vụ trong các bài dạy thực nghiệm

Bài 21: Khái quát về nhóm halogen

Nhiệm vụ 1: XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ CỦA NHÓM HALOGEN TRONG BẢNG TUẦN HOÀN

Nhóm halogen gồm các nguyên tố flo (F), clo (Cl), brom (Br), iot (I), và antatin (At). Hãy xác định vị trí của từng nguyên tố trong bảng tuần hoàn (thuộc nhóm nào, chu kì nào)?

Nhiệm vụ 2: NHẬN XÉT VỀ CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ, CẤU TẠO PHÂN TỬ

a) Hãy viết cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử F, Cl, Br, I. Nhận xét về số electron lớp ngoài cùng của các halogen, từ đó xác định tính chất hóa học cơ bản của các halogen

b) Xác định số nguyên tử trong mỗi phân tử halogen. Giải thích?

Nhiệm vụ 3: NHẬN XÉT VỀ SỰ BIẾN ĐỔI TÍNH CHẤT

Thành lập nhóm 5 ngƣời

Dựa vào bảng sau: Một số đặc điểm của các nguyên tố nhóm halogen Nguyên tố

Tính chất Flo Clo Brom Iot

Số hiệu nguyên tử 9 17 35 53

Bán kính nguyên tử (nm) 0,064 0,099 0,114 0,133 Cấu hình electron

lớp ngoài cùng của nguyên tử 2s

2 2p5 3s23p5 4s24p5 5s25p5 Nguyên tử khối 19 35,5 80 127 Trạng thái tập hợp của Đơn chất ở 20o C Khí Khí lỏng rắn

Màu sắc Lục nhạt Vàng nhạt Nâu đỏ Đen tím Nhiệt độ nóng chảy (tnc, oC) - 219,6 - 101,0 -7,3 113,6 Nhiệt độ sôi (ts, oC) - 188,1 - 34,1 59,2 185,5 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Độ âm điện 3,98 3,16 2,96 2,66

Hãy nhận xét về:

a) Sự biến đổi tính chất vật lí của các đơn chất halogen (trạng thái, màu sắc, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi).

b) Sự biến đổi độ âm điện.

c) Sự biến đổi tính chất hóa học của các đơn chất:

- Tại sao các đơn chất halogen có tính chất hóa học giống nhau. - Tại sao tính oxi hóa giảm dần từ flo đến iot.

- Khả năng phản ứng với kim loại. Kết quả trình bày trên giấy A0.

Nhiệm vụ 4: TÌM CÂU TRẢ LỜI ĐÚNG

Nội dung Đúng Sai

1. Các halogen có số oxi hóa -1 trong mọi hợp chất.

2. Các đơn chất halogen vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.

3. Nguyên tử F có khả năng thu thêm 1 electron 4. Cu tác dụng với HCl loãng tạo ra khí Cl2.

5. Các halogen đều có 7 electron lớp ngoài cùng.

Nhiệm vụ 5: THỬ TÀI CỦA BẠN

Giải thích tại sao trong tự nhiên các nguyên tố halogen không có ở trạng thái tự do?

PHIẾU HỖ TRỢ NHIỆM VỤ 1 (PHIẾU XANH)

Để hoàn thành nhiệm vụ 1 HS sử dụng bảng tuần hoàn để xác định vị trí của từng nguyên tố thuộc nhóm halogen.

Sau đó, rút ra nhận xét chung về vị trí của các halogen trong bảng tuần hoàn.

PHIẾU HỖ TRỢ NHIỆM VỤ 2 (PHIẾU ĐỎ- HỖ TRỢ NHIỀU)

Câu a: - Viết cấu hình electron của từng nguyên tố: F : 2s22p5

Cl : 3s23p5 Br : 4s24p5 I : 5s25p5

- Dựa vào cấu hình lớp ngoài cùng để nhận xét về số electron lớp ngoài cùng và dự đoán tính chất hóa học.

Câu b: Dựa vào việc biểu diễn liên kết giữa các nguyên tử halogen

X . + . X X : X X- X X2

CT e CT cấu tạo CTPT

PHIẾU HỖ TRỢ NHIỆM VỤ 2 (PHIẾU VÀNG- HỖ TRỢ ÍT)

Câu a:

- Viết cấu hình electron của từng nguyên tố.

- Dựa vào cấu hình electron lớp ngoài cùng để nhận xét về số electron lớp ngoài cùng và dự đoán tính chất hóa học.

Câu b: Dựa vào việc biểu diễn liên kết giữa các nguyên tử halogen để giải thích. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ĐÁP ÁN CHO CÁC NHIỆM VỤ TRONG HỢP ĐỒNG HỌC TẬP Nhiệm vụ 1: XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ CỦA NHÓM HALOGEN TRONG

BẢNG TUẦN HOÀN

Vị trí của các halogen trong bảng tuần hoàn:

Cl: Thuộc nhóm VIIA, ô thứ 17 chu kì 3 trƣớc Ar Br: Thuộc nhóm VIIA, ô thứ 35 chu kì 4 trƣớc Kr I : Thuộc nhóm VIIA, ô thứ 53 chu kì 5 trƣớc Xe At: Thuộc nhóm VIIA, ô thứ 85 chu kì 6 trƣớc Rn

Vậy: Các nguyên tố halogen thuộc nhóm VIIA. Chúng đứng cuối các chu kì, ngay trƣớc các nguyên tố khí hiếm.

Nhiệm vụ 2: NHẬN XÉT VỀ CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ, CẤU TẠO PHÂN TỬ

a) Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các halogen: F : 2s22p5 Br : 4s24p5

Cl : 3s23p5 I : 5s25p5

Vậy: - Lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố halogen đều có 7 e. - Khuynh hƣớng đặc trƣng là nhận thêm 1 electron, tạo thành ion halogenua để có cấu hình tƣơng tự khí hiếm (ns2

np6). Do đó, tính chất hóa học cơ bản của các halogen là tính oxi hóa mạnh.

b) Liên kết giữa các nguyên tử halogen:

X . + . X X : X X- X X2

CT e CT cấu tạo CTPT

Ở trạng thái tự do, hai nguyên tử halogen góp chung một đôi electron để tạo ra phân tử có liên kết cộng hóa trị không cực.

Nhiệm vụ 3: NHẬN XÉT VỀ SỰ BIẾN ĐỔI TÍNH CHẤT

a) Sự biến đổi tính chất vật lí từ flo đến iot:

- Trạng thái tập hợp: Từ thể khí chuyển sang thể lỏng và thể rắn. - Màu sắc: Đậm dần.

- Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi: Tăng dần. b) Sự biến đổi độ âm điện:

- Độ âm điện tƣơng đối lớn.

- Flo có độ âm điện lớn nhất nên trong tất cả các hợp chất oxi hóa -1. Các nguyên tố halogen khác, ngoài số oxi hóa -1 còn có các số oxi hóa +1, +3, +5, +7.

c) Sự biến đổi tính chất hóa học

- Vì lớp electron ngoài cùng có cấu tạo tƣơng tự nhau nên các đơn chất halogen giống nhau về tính chất hóa học.

- Halogen là những phi kim điển hình. Tính oxi hóa giảm dần từ flo đến iot vì độ âm điện giảm dần, bán kính nguyên tử tăng dần từ flo đến iot.

- Các đơn chất halogen oxi hóa đƣợc hầu hết các kim loại tạo muối halogenua.

Nhiệm vụ 4: TÌM CÂU TRẢ LỜI ĐÚNG

Nội dung Đúng Sai

1. Các halogen có số oxi hóa -1 trong mọi hợp

chất. 

2. Các đơn chất halogen vừa có tính oxi hóa vừa

có tính khử.  (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Nguyên tử F có khả năng thu thêm 1 electron. 

4. Cu tác dụng với HCl loãng tạo ra khí Cl2. 

5. Các halogen đều có 7 electron lớp ngoài cùng. 

Nhiệm vụ 5: THỬ TÀI CỦA BẠN

Các nguyên tố halogen không có ở trạng thái tự do trong tự nhiên vì:

Do các halogen hoạt động hóa học mạnh nên các nguyên tố halogen chỉ tồn tại trong tự nhiên ở trạng thái hợp chất.

Bài 26: Luyện tập nhóm halogen Nhiệm vụ 1: TÌM CÂU TRẢ LỜI ĐÚNG

NỘI DUNG ĐÚNG SAI 1. Flo có tính oxi hóa rất mạnh, oxi hóa mãnh liệt nƣớc.

2. HF là axit mạnh nhất trong dãy HI, HBr, HCl, HF.

3. Đổ dung dịch AgNO3 vào dung dịch AgF không có phản ứng.

4. Clo có cấu hình lớp ngoài cùng là 4s24p5. 5. Bán kính nguyên tử giảm dần từ flo đến iot.

Nhiện vụ 2: ÁP DỤNG GIẢI BÀI TẬP 1

(Có 2 mức hỗ trợ: Hỗ trợ nhiều trên phiếu đỏ, hỗ trợ ít trên phiếu vàng)

Bài 1: Cho những chất sau: MnO2, KMnO4, K2CrO7 và dung dịch HCl. Nếu các chất oxi hóa có khối lƣợng bằng nhau thì chọn chất nào có thể điều chế đƣợc lƣợng khí clo nhiều hơn.

Hãy trả lời câu hỏi trên bằng cách tính toán trên cơ sở của các phƣơng trình hóa học của phản ứng.

Nhiệm vụ 3: ÁP DỤNG GIẢI BÀI TẬP 2

(Có phiếu hỗ trợ màu xanh)

Bài 2: Cho 300 ml một dung dịch có hòa tan 5,85g NaCl tác dụng với 200ml dung dịch có hòa tan 34g AgNO3, ngƣời ta thu đƣợc 1 kết tủa và nƣớc lọc.

a) Tính khối lƣợng chất kết tủa thu đƣợc.

b) Tính nồng độ mol của chất còn lại trong nƣớc lọc. Cho rằng thể tích nƣớc lọc thu đƣợc thay đổi không đáng kể.

Nhiệm vụ 4: THIẾT LẬP 1 SƠ ĐỒ PHẢN ỨNG HÓA HỌC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA CÁC HALOGEN.

Thành lập nhóm 5 ngƣời

- Kết quả trình bày trên giấy A0.

Nhiệm vụ 5: THỬ TÀI CỦA BẠN

Khí oxi có lẫn tạp chất là khí clo. Làm thế nào để loại bỏ tạp chất đó thu đƣợc khí oxi tinh khiết?

PHIẾU HỖ TRỢ CÁ NHÂN

PHIẾU HỖ TRỢ BÀI TẬP 1 (PHIẾU ĐỎ - HỖ TRỢ NHIỀU)

Để giải bài tập 1 chúng ta cần chú ý các bƣớc sau: Bƣớc 1: Giả sử lấy lƣợng mỗi chất là a gam.

Bƣớc 2: Viết phƣơng trình phản ứng hóa học: MnO2 + 4HCl MnCl2 + Cl2 + 2H2O

2KMnO4 + 16HCl KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O K2Cr2O7 + 14HCl 2CrCl3 + 2KCl + 3Cl2 + 7H2O (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bƣớc 3: Dựa vào phƣơng trình hóa học từ số mol của các chất oxi hóa tính ra số mol của Cl2.

Bƣớc 4: So sánh số mol của khí Cl2 ở các phƣơng trình và rút ra kết luận.

PHIẾU HỖ TRỢ BÀI TẬP 1 (PHIẾU VÀNG - HỖ TRỢ ÍT)

Để giải bài tập cần chú ý các bƣớc sau: - Viết phƣơng trình hóa học.

- Dựa vào phƣơng trình hóa học từ số mol của các chất oxi hóa tính ra số mol của khí Cl2.

- So sánh số mol của khí Cl2 ở các phƣơng trình phản ứng và rút ra kết luận.

PHIẾU HỖ TRỢ BÀI TẬP 2 (PHIẾU XANH)

Để giải bài tập 2 cần chú ý: Câu a: - Viết phƣơng trình hóa học.

- Dựa vào phƣơng trình hóa học từ số mol của NaCl và AgNO3 tính ra số mol của kết tủa AgCl.

- Từ số mol của kết tủa tính ra khối lƣợng kết tủa. Câu b: - Tính thể tích của dung dịch.

- Xác định số mol của các chất còn lại trong nƣớc lọc. - Từ đó tính nồng độ mol.

ĐÁP ÁN CHO CÁC NHIỆM VỤ TRONG HỢP ĐỒNG Nhiệm vụ 1: Tìm câu trả lời đúng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu áp dụng phương pháp dạy học theo hợp đồng và dạy học theo góc trong dạy học chương nhóm halogen hoá học 10 cơ bản (Trang 77 - 107)