SACOMBANK-CN QUẬN
3.2. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động tíndụng của ngân hàng TMCP Sacombank.
hàng TMCP Sacombank.
Phát hành một lượng cổ phiếu nhất định để tăng vốn điều lệ thông qua thị trường chứng khoán, đồng thời vẫn duy trì về cơ cấu cổ đông. Việc tăng mạnh về khoản vốn tự có sẽ giúp cho Ngân hàng ổn định hơn trong thời buổi khó khăn về kinh tế và giúp
Ngân hàng bớt đi nỗi lo phá sản. Mặt khác việc này cũng giúp cho Chi nhánh đáp ứng được yêu cầu về vốn cho kế hoạch mở rộng mạng lưới trên toàn lãnh thổ cũng như kế hoạch phát triển thị trường ra bên ngoài lãnh thổ Việt Nam.
Phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao là yếu tố cốt lõi để đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững. Thành lập đội ngũ chuyên tiếp thị, quảng cáo để giúp khách hàng biết về Ngân hàng nhiều hơn và đồng thời Ngân hàng tìm kiếm khách hàng dễ dàng hơn. Qua đó cũng kịp thời phản ánh và đề xuất các biện pháp cho vay hữu hiệu.
Tập trung tăng cường giải pháp sáng tạo và dịch vụ. Thường xuyên có chương trình khuyến mãi dành cho khách hàng lâu năm và những chương trình gây chú ý sự quan tâm cho những khách hàng tiềm ẩn.
Ưu đãi cho những khách hàng có uy tín thanh toán tốt. Các Ngân hàng luôn tìm những biện pháp tốt nhất để quản lý rủi ro tín dụng thông qua việc trang bị phần mềm tin học và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho NVTD. Do đó đối với những khách hàng luôn tự giác trả nợ, luôn trả nợ đúng hạn thì Ngân hàng nên có những chính sách ưu đãi đối với nhóm khách hàng này như là: tặng quà cho khách hàng vào dịp lễ , tết, sử dụng lãi suất ưu đãi cho những lần vay sau của khách hàng. Điều này sẽ kích thích khách hàng trả nợ đúng hạn, vì thế mà Ngân hàng giảm bớt chi phí để theo dõi các khoản vay này.
Tìm hiểu đầy đủ thông tin cá nhân về khách hàng (cả những thông tin tài chính và những thông tin phi tài chính) càng nhiều thì càng thuận lợi cho Ngân hàng trong việc ra quyết định cho khách hàng vay hay không cũng như dự đoán chính xác được khả năng trả nợ sau này của khách hàng. Do đó NVTD có thể tìm hiểu thông tin khách hàng qua những nguồn sau: Các nhà cung cấp chính cho khách hàng, từ trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng Nhà Nước (CIC) và từ chính bản thân khách hàng vay. Sau khi đã thu thập các nguồn thông tin, cán bộ tín dụng phải sàng lọc nguồn thông tin đã thu thập để phân tích, đáng giá khách hàng, khả năng tài chính của khách hàng, khả
năng trả nợ của vốn vay. Trên cơ sở đó ra quyết định cho vay hay từ chối cho vay, điều kiện cho vay nhằm hạn chế rủi ro có thể xảy ra.
Nâng cao chất lượng thẩm định: Xu hướng hiện nay, quy mô vốn cho vay mỗi hợp đồng tín dụng, mỗi khách hàng ngày càng lớn hơn, các dự án vay vốn có mục đích đa dạng hơn. Lĩnh vực kinh doanh phức tạp hơn và thị trường diễn biến thất thường hơn, tính cạnh tranh cao hơn. Do đó, công tác thẩm định lại càng quan trong hơn trước khi quyết định cho vay. Việc thẩm định dự án, phương án sản xuất kinh doanh chính là việc đưa ra những nhận định về khả năng trả nợ của dự án, phương án đó. Để chất lượng thẩm định dự án, phương án đạt chất lượng cần bố trí những cán bộ có trình độ, kinh nghiệm trong nghiệp vụ tín dụng, thường xuyên tổ chức các buổi thảo luận và khóa học về thẩm định dự án để cập nhật thông tin, cách thức thẩm định dự án. Áp dụng công nghệ phần mềm về thẩm định dự án, trên cơ sở đó đưa ra các kết quả chính xác và nhanh chóng. Thẩm định dự án có nhiều lĩnh vực khác nhau, cán bộ làm công tác thẩm định cần tham khảo và tìm hiểu các thông tin, dự án cùng lĩnh vực đầu tư để đưa ra các nhận định chính xác. Trong quá trình thẩm định dự án, cần thẩm định uy tín, khả năng tài chính của khách hàng. Trong thực tế, còn nhiều khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật, trong khi công tác thẩm định này chủ yếu dựa trên báo cáo tài chính của khách hàng. Thẩm định tài chính giúp cho Ngân hàng đánh giá đúng thực trạng tài chính của khách hàng trước khi có quyết định đầu tư, chẳng hạn chỉ xét duyệt cho vay đối với các dự án khả thi và khách hàng có đủ nguồn vốn tự có sẽ tham gia như cam kết…sẽ hạn chế được rủi ro trong hoạt động tín dụng. Để đánh giá tính hiệu quả của dự án, trong quá trình thẩm định cần đánh giá dự án trên phương án động, các tình huống có thể xảy ra. Trên cơ sở đó so sánh và đánh giá độ nhạy cảm của dự án đó để xem xét, quyết định cho vay. Thẩm định dự án đồng thời cũng là tư vấn cho khách hàng trong việc vay vốn làm sao cho đồng vốn phát huy hiệu quả cao nhất. Thẩm định dự án không chỉ thẩm định khi cho vay mà cần tái thẩm định sau cho vay để đánh giá hiệu quả của dự án đã đầu tư. Từ đó rút ra những kinh nghiệm cho việc thực hiện các dự án sau tốt hơn.
Bảo hiểm cho những khoản vay có rủi ro cao. Trong hoạt động tín dụng đôi khi Ngân hàng gặp trường hợp khách hàng muốn vay số tiền lớn nhưng Ngân hàng không tin tưởng lắm về khả năng trả nợ của khách hàng nhưng nếu từ chối cho vay thì sẽ mất khách hàng nên trong trường hợp này Ngân hàng có thể bán cho Ngân hàng lớn khác hoặc công ty bảo hiểm để hưởng hoa hồng. Phải cam kết rằng khi xảy ra thiệt hại thì Ngân hàng là người thụ hưởng khoản bồi thường của công ty bảo hiểm.
Thực hiện đầy đủ chặt chẽ các thủ tục thế chấp, cầm cố trong hoạt động tín dụng. Nhân viên pháp lý chứng từ phải có kiến thức thật sự vững vàng trong việc thực hiện và yêu cầu khách hàng cung cấp đầy đủ giấy tờ cần thiết cho việc đăng ký giao dịch đảm bảo với Ngân hàng.
Mở rộng cho vay các tài sản đảm bảo: Hiện nay, tình hình kinh tế thị trường có nhiều diễn biến phức tạp. Hoạt động tín dụng đang chứa đựng rất nhiều tiềm ẩn, nguy cơ rủi ro cao. Một trong những biện pháp để đảm bảo an toàn và hạn chế tổn thất khi rủi ro xảy ra là tăng cường cho vay có bảo đảm. Đây chính là nguồn thứ cấp thu hồi nợ sau xử lý. Tuy nhiên, việc xác định giá trị tài sản đảm bảo cần khách quan, có khả năng chuyển nhượng, đủ điều kiện pháp lý. Cần thường xuyên theo dõi tài sản đảm bảo, nắm bắt thông tin về tài sản đảm bảo, nếu có biến động lớn cần xem xét định lại giá trị tài sản. Thường xuyên thu thập thông tin về tài sản cùng loại qua thị trường và trung tâm bán đấu giá để có cơ sở định giá tài sản đảm bảo.
Phân tán rủi ro tín dụng: Trong hoạt động tín dụng, rủi ro là điều khó tránh khỏi. Vậy làm thế nào để hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra đồng thời đạt được mục tiêu lợi nhuận. Một trong những nguyên tắc cổ điển nhất trong kinh doanh là “ Không nên bỏ trứng vào một giỏ”. Đây là nguyên lý không có gì mới nhưng trong thực hiện thì cần luôn luôn quán triệt, xuyên suốt, nó được thể hiện dưới các hình thức sau:
Đa dạng hóa phương thức cho vay: Trong hoạt động tín dụng có nhiều phương thức cho vay như: Cho vay theo hạn mức, cho vay thấu chi, cho vay theo món, cho vay đồng tài trợ…
Đa dạng hóa khách hàng: Mở rộng cho vay đối với mọi thành phần kinh tế, mọi đối tượng khách hàng, tránh việc cho vay quá mức đới với một khách hàng, hạn chế rủi ro khi khách hàng gặp rủi ro không trả được nợ. Cần phải có biện pháp thích hợp để mở rộng cho vay các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tư nhân cá thể… và hạn chế cho vay đối với doanh nghiệp Nhà nước hoạt động không hiệu quả.
Nâng cao vai trò kiểm tra, kiểm soát nội bộ: Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong hoạt động tín dụng là một công cụ vô cùng quan trọng. Thông thường qua hoạt động kiểm soát có thể phát hiện, ngăn ngừa và chấn chỉnh những sai sót trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng. Bên cạnh đó, hoạt động kiểm soát cũng phát hiện, ngăn chặn những rủi ro đạo đức do cán bộ tín dụng gây ra. Để nâng cao vai trò của công tác kiểm soát nhằm hạn chế rủi ro tín dụng cần thực hiện các biện pháp sau:
Tăng cường những cán bộ có trình độ, đã qua nghiệp vụ tín dụng để bổ sung cho phòng kiểm soát nội bộ. Thường xuyên đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ, luật pháp cho cán bộ phòng kiểm soát
Trong quá trình kiểm tra hoạt động tín dụng có thể tăng cường cán bộ làm trực tiếp từ bộ phận tín dụng hoặc thẩm định và quản lý tín dụng cùng phối hợp kiểm tra. Cần quy định trách nhiệm đối với cán bộ kiểm soát, có chế độ khuyến khích thưởng phạt để nâng cao tinh thần trách nhiệm trong hoạt động kiểm soát.
Không ngừng hoàn thiện và đổi mới phương pháp kiểm tra, áp dụng linh hoạt các biện pháp kiểm tra tùy thuộc vào từng thời điểm, từng đối tượng và mục đích của kiểm tra.