2.5.2.1. Kiểm tra giám sát
Sau khi cấp tín dụng Ngân hàng duy trì thường xuyên việc kiểm tra giám sát khách hàng nhằm có thể sớm cảnh báo và xử lý các tình huống xấu có thể xảy ra làm ảnh hưởng đến việc trả nợ của khách hàng. Các vấn đề cần kiểm tra giám sát gồm: Tình hình sử dụng vốn vay và thực hiện phương án vay vốn của khách hàng. Tình hình trả nợ gốc và lãi vay cho Ngân hàng.
Tình trạng của tài sản đảm bảo.
Tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng cạnh tranh của khách hàng. Các thông tin về thị trường mà khách hàng đang hoạt động.
Mỗi lần kiểm tra CBTD phải lập biên bản kiểm tra xác định rõ tình hình sử dụng vốn và trả nợ vay, tình hình sản xuất kinh doanh, tình trạng tài sản đảm bảo và khả năng hoàn vốn. Biên bản phải được trình lên cấp có thẩm quyền với các ý kiến đề xuất cụ thể của CBTD.
Quá trình theo dõi, giám sát, kiểm tra nếu phát hiện khách hàng có những vi phạm, CBTD phải lập tờ trình xin cấp có thẩm quyền quyết định biện pháp xử lý kịp thời. Và cấp có thẩm quyền khi nhận được tờ trình của CBTD phải kịp thời xem xét quyết định biện pháp xử lý khoản vay kịp thời phù hợp với các vi phạm.
2.5.2.3.Quản lý dư nợ cho vay
Ngân hàng đa dạng hóa dư nợ cho vay nhằm ngăn ngừa rủi ro tín dụng tập trung vào một số khách hàng, ngành nghề…Ngân hàng quản lý dư nợ cho vay bằng cách đưa ra giới hạn dư nợ đối với một khách hàng, một nhóm khách hàng liên quan, từng loại sản phẩm cho vay, từng loại hình thức khách hàng, từng khu vực địa lý trong dư nợ cho vay trong từng thời kỳ và thường xuyên theo dõi giám sát dư nợ cho vay nhằm có cảnh báo kịp thời.
2.5.3.Xếp hạng tín dụng và sử dụng kết quả xếp hạng.
Xếp hạng tín dụng khách hàng là một khâu khá quan trọng trong quy trình quản lý rủi ro tín dụng. Ngân hàng Sacombank rất chú trọng và thực hiện nghiêm túc công việc này do Sacombank là một Ngân Hàng rất cẩn trọng trong việc cho vay biểu hiện qua tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của Ngân Hàng luôn nhỏ hơn 1%. Vì vậy Chi nhánh Quận 4 đảm bảo rất tốt việc xếp hạng tín dụng khách hàng và đánh giá khách hàng dựa trên quy trình xếp hạng tín dụng và sử dụng kết quả đó để ra quyết định cho vay. Việc xếp hạng tín dụng được thực hiện trên phần mềm chấm điểm tự động được thực hiện từ Hội sở. Điều này giúp chi nhánh có nhiều thông tin hơn về khách hàng vay, phân loại được từng nhóm khách hàng tương ứng với uy tín trả nợ của khách hàng cho Ngân hàng để từ đó có phương án cho vay phù hợp đối với từng đối tượng khách hàng. Và theo quy định của Sacombank thì sẽ không thực hiện việc cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp xếp hạng 9 và hạng 10. Đối với cá nhân thì không cấp tín dụng nếu xếp hạng 5. Thực hiện tốt điều này bước đầu chi nhánh đã giảm được rủi ro tín dụng khi thực hiện hoạt động cho vay.
2.5.4.Trích lập dự phòng.
Hàng quý dựa vào doanh số cho vay cùng với đánh giá về độ tin cậy của các khoản cho vay mà chi nhánh có mức trích lập dự phòng cho các khoản vay cho phù hợp. Tại Chi nhánh tỷ lệ trích dự phòng chung là 0.75% trên tổng dư nợ tại thời diểm cuối mỗi quý. Thực hiện tốt điều này giúp Ngân Hàng chủ động hơn khi khoản cho vay không thể thu hồi được, làm ảnh hưởng xấu đến tình hình tài chính của Ngân hàng. Nhưng đây chỉ là giải pháp cuối cùng vì khoản trích lập dự phòng này được tính vào chi phí của Ngân hàng.