(Nguồn: Dương Nhựt Long, 2003 )
Hình 3.12: Mô hình trồng lúa kết hợp nuôi cá Chuẩn bị ruộng nuôi
Trong qui trình nuôi cá thì chuẩn bị ruộng nuôi là khâu quan trọng ảnh hƣởng quyết định đến năng suất cá nuôi.
Nếu nuôi cá – lúa luân canh thì sau khi thu hoạch lúa, có thể bón thêm phân Urê để tạo chét lúa hay dọn sạch rơm rạ, cỏ trên ruộng lúa; sên vét lớp bùn đáy ở mƣơng bao, chỉ để lại lớp bùn 20 – 30 cm. Cho nƣớc vào ngập ruộng ngâm vài ngày rồi xả bỏ. Những ruộng có hệ thống mƣơng bao mới đào thì cần lấy nƣớc vào ngâm vài lần để rửa phèn. Bón vôi: Sử dụng vôi nung (CaO) 10 – 15 kg/100m2. Bón vôi sau khi đáy mƣơng bao đã đƣợc tát cạn, vôi đƣợc rải khắp mƣơng và bờ ruộng. Bón vôi ngoài việc diệt tạp, tiêu độc đáy mƣơng nó còn tạo điều kiện pH cao thích hợp trong việc tạo thức ăn tự nhiên ban đầu có ích cho cá nuôi giai đoạn nhỏ.
Phơi mặt ruộng và đáy mƣơng bao khoảng 2 – 3 ngày, tránh phơi quá lâu mặt ruộng bị nứt nẻ làm xì phèn.
Cấp nƣớc vào ruộng nuôi phải qua lƣới lọc (lƣới cƣớc a = 0,3 mm) để ngăn chặn địch hại và tép cá tạp vào làm giảm sản lƣợng nuôi và cạnh tranh thức ăn. Khi mực nƣớc
59
trong mƣơng bao đạt 1,2 m thì có thể bón phân vô cơ DAP từ 100 – 150 g/100 m2 để gây màu nƣớc hoặc phân hữu cơ 7 – 10 kg/100m2. Lợi ích của việc bón phân là để hạn chế tảo đáy phát triển, tảo sẽ hấp thu các sản phẩm Nitơ và Phospho trong nƣớc hạn chế nguồn gây ô nhiễm và ổn định nhiệt độ, pH.
Chọn đối tƣợng
Chọn giống lúa: Mô hình lúa – cá kết hợp là mô hình tận dụng triệt để nguồn thức ăn tự nhiên trên ruộng lúa và hạn chế tối đa việc sử dụng hoá chất trên đồng ruộng do đó cần phải chọn giống lúa có thể kháng sâu bệnh tốt nhƣ: MTL – 141, MTL – 149, MTL – 159, IR60820–81–2–1, IR64 …Tốt nhất nên chọn phƣơng pháp sạ hàng.
Chọn loài cá nuôi: Mặc dù phần lớn các loài cá nƣớc ngọt đều có thể nuôi chọn nuôi trong ruộng. Tuy nhiên khi chọn loài cá thả nuôi cần lƣu ý:
- Đối tƣợng nuôi phải có khả năng thích nghi, phát triển tốt và ăn các loại thức ăn tự nhiên có sẵn trong ruộng.
- Khả năng đầu tƣ thức ăn, phân bón của ngƣời nuôi. - Đảm bảo số lƣợng giống thả.
- Điều quan trọng là thị hiếu của ngƣời nuôi và nhu cầu thị trƣờng.
Các đối tƣợng phổ biến hiện nay đƣợc nuôi trong ruộng lúa là: mè vinh, chép, rô phi, sặc rằn, rô đồng, ...
Mật độ thả nuôi tuỳ thuộc vào độ màu mỡ của nƣớc và lƣợng thức ăn cung cấp. Nếu ruộng nuôi có đầu tƣ thức ăn thì mật độ thả từ 2 – 5 con/m2.
Chất lƣợng con giống rất quan trọng, do đó phải chọn cá khỏe, có kích cỡ tƣơng đối đồng đều, màu sắc sáng, bơi lội nhanh nhẹn. Cỡ cá từ 200 – 400 con/kg.
Một số công thức nuôi kết hợp, tỉ lệ kết hợp các loài cá nuôi có thể theo các công thức sau: - Công thức 1 Loài cá Tỉ lệ (%) Mè vinh 50 Rô phi 30 Chép 20 - Công thức 2 Loài cá Tỉ lệ (%)
60
Mè vinh 50
Rô phi 20
Sặc rằn 20
Chép 10
Lợi ích của việc nuôi kết hợp các loài cá:
- Tận dụng tầng nƣớc, nguồn thức ăn trong hệ thống nuôi do các đối tƣợng chọn nuôi có tính ăn và tầng nƣớc sinh sống khác nhau.
- Tăng năng suất trên một đơn vị khối lƣợng nƣớc.
Thời gian sạ lúa và thả cá
- Sạ lúa
+ Vụ Hè - Thu: bắt đầu từ khoảng giữa tháng 2 đến giữa tháng 6, sau khi kết thúc vụ Đông – Xuân
+ Vụ Đông – Xuân: bắt đầu sau khi nƣớc rút và thu hoạch cá, tháng 11 đến tháng 3 - Thả cá: Nên thả cá sớm hơn sau khi sạ lúa vài ngày (vào khoảng giữa cuối tháng 2). + Thả cá sớm có lợi: cá dữ ít nên tỷ lệ sống rất cao
+ Thời gian nuôi dài, cá lúc thu hoạch lớn lúc đầu cá giống đƣợc thả ở ao trữ và mƣơng bao (chƣa cho lên mƣơng ruộng). Sau khoảng 40 – 50 ngày thì dâng nƣớc lên cho cá vào ruộng, lúc này lúa đã lớn.
Bảng 3.10: Lịch thời vụ mô hình Lúa – cá
Mùa vụ 11 12 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Lúa
Cá
Vận chuyển và thả cá
Nên vận chuyển cá lúc trời mát để tránh gây tổn thƣơng cho cá. Nên thả cá lúc sáng sớm hay chiều mát. Trƣớc khi thả cá cần ngâm bao trong nƣớc ao từ 20 – 30 phút để cân bằng nhiệt độ bên trong bao và bên ngoài môi trƣờng nƣớc. Khi nhiệt độ bên trong và bên ngoài bao tƣơng đối cân bằng thì mở miệng bao cho nƣớc bên ngoài vào trong bao, sau đó hạ từ từ cho cá bơi ra ngoài.
Quản lý cá nuôi
- Thức ăn: Một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công trong nuôi thủy sản là thức ăn. Để cá có thể phát triển tốt cá cần đƣợc bổ sung thức ăn đảm bảo chất lƣợng dinh dƣỡng và số lƣợng cho ăn.
ĐX HT
61
+ Thức ăn tƣơi: Bao gồm cá, tép, cua, ốc, hến,... các phế phẩm từ nhà máy chế biến thủy sản. Thức ăn tƣơi rất dễ làm chất lƣợng nƣớc xấu đi nhanh chóng, hệ số tiêu tốn thức ăn cao.
+ Thức ăn viên (công nghiệp), thức ăn chế biến: Các thành phần dinh dƣỡng đã đƣợc phối chế phù hợp với từng giai đoạn tăng trƣởng của đối tƣợng nuôi. Qui trình công nghệ sản xuất thức ăn hiện đại đảm bảo chất lƣợng thức ăn, thời gian bảo quản lâu, hệ số thức ăn thấp, ít ảnh hƣởng đến chất lƣợng nƣớc trong hệ thống nuôi.
Trong quá trình nuôi nên kết hợp thức ăn viên và thức ăn tinh. Một số công thức thức ăn đƣợc phối trộn nhƣ sau
Công thức 1: Cám 70% + Bột cá 25% + Bột gòn 5%
Công thức 2: Cám 70% + Ốc ruột xay nhỏ 25% + Bột gòn 5% - Cách cho ăn
+ Trong thời gian đầu cá còn nhỏ khả năng bắt mồi kém, yêu cầu thức ăn có chất lƣợng dinh dƣỡng cao, do đó nên sử dụng thức ăn viên nổi (hàm lƣợng đạm từ 25 – 30%). Cho ăn 3 – 4 lần/ngày.
+ Khi cá lớn (30 – 50g/con) nên cho ăn bổ sung thức ăn tinh nhƣ tấm nấu chín phối trộn với bột cá hoặc ốc, cua xay nhỏ.
+ Lƣợng cho thay đổi theo tháng nuôi: Hai tháng đầu 10% trọng lƣợng cá, tháng thứ 3 – 4 cho ăn 7%, tháng 5 – 6 cho ăn 5% và những tháng sau cho ăn 3% (tuy nhiên lƣợng cho ăn phải đƣợc điều chỉnh theo mức độ ăn mồi của cá).
+ Để điều chỉnh lƣợng cho ăn phù hợp cần lƣu ý một số yếu tố nhƣ:
Theo dõi mức độ ăn mồi của cá, nếu sau 30 phút cá ăn hết là đạt yêu cầu. Trƣờng hợp cá ăn hết nhanh trong thời gian ngắn thì phải tăng thêm lƣợng thức ăn.
Khi nƣớc ao bị dơ hay có mùi nên giảm lƣợng cho ăn.
+ Thời kỳ sử dụng nông dƣợc trên ruộng. Lúc này cá ở dƣới mƣơng 10 – 15 ngày, cho cá ăn bằng cách rải điều trên mặt hoặc cho ăn vào sàn tập trung ở nhiều nơi trong mƣơng.
Chăm sóc quản lý lúa
Sau khi lúa sạ 3 – 5 ngày tiến hành cho nƣớc vào ruộng, sau đó điều chỉnh mực nƣớc theo tốc độ phát triển của cây lúa, nhằm mục đích tạo điều kiện cho cây lúa tăng trƣởng tốt, đồng thời ngăn chặn và hạn chế cỏ dại phát triển.
Công việc bón phân cần đƣợc xem xét kỹ nhằm tránh thiếu hoặc quá dƣ không tốt cho cây lúa và tạo kiện cho sâu bệnh phát triển.
62 Có thể chia làm ba đợt bón phân nhƣ sau:
- Đợt 1: Từ 10 – 15 ngày sau khi sạ lúa, bón phân Urê liều lƣợng 45 – 55 kg/ ha. - Đợt 2: Từ 25 – 30 ngày sau khi sạ lúa bón phân
Urê liều lƣợng: 65 – 70 kg/ha DAP liều lƣợng: 45 – 55 kg/ha
- Đợt 3: Từ 40 - 45 ngày sau khi sạ lúa, bón phân Urê liều lƣợng: 45 – 55 kg/ha
NPK liều lƣợng: 45 – 55 kg/ha
Ngoài sử dụng phân bón nông dân còn xịt các loại thuốc khác để ngừa bệnh, giúp chắc hạt với các loại thuốc nhƣ: Regent, Topsin, Alvil…
Đối với thuốc trừ sâu thì áp dụng phƣơng pháp phòng trừ sâu bệnh tổng hợp IPM, hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu.
Sau khi lúa đạt 90 – 100 ngày tuổi thì lúa này đã chín có thể thu hoạch đƣợc. Điều tiết nƣớc trên ruộng:
- Tuần đầu mới thả cá cũng trùng với thời gian sạ lúa hoặc cấy lúa. Lúc này cần phải giữ cá ở mƣơng, sau khi sạ lúa đƣợc 40 – 50 ngày (với ruộng cấy lúa thì 20 ngày) thì dâng nƣớc để cá lên ruộng kiếm mồi. Trong suốt thời gian chăm sóc lúa và nuôi cá nên duy trì mức nƣớc tối đa (thƣờng từ 10 – 15cm)
- Khi sử dụng nông dƣợc hoặc bón phân hoá học, phải rút nƣớc cho cá xuống kênh chờ 5 – 7 ngày thuốc hết độc thì cấp nƣớc trở lại cho cá lên ruộng.
- Sau khi thu hoạch lúa hè – thu, cấp nƣớc lên ruộng đến mức tối đa cho cá mau lớn. Khi sử dụng thuốc nông dƣợc cần lƣu ý các loại thuốc không đƣợc sử dụng nhƣ: Furazon, Fastac, Thiodan, Decis, Sherpa …
Quản lý chất lƣợng nƣớc
- Thay nƣớc
Thay nƣớc khi chất lƣợng nƣớc xấu đi, nƣớc có mùi hôi,... cá nổi đầu vào sáng sớm, chỉ nên thay nƣớc khoảng 20 – 30% để tránh tình trạng cá bị sốc. Việc thay nƣớc sẽ tăng thêm oxy, giảm các chất độc trong hệ thống nuôi, kích thích cá hoạt động và bắt mồi. Lƣu ý khi thay nƣớc phải xác định đƣợc nguồn nƣớc cấp có đảm bảo yêu cầu hay không để tránh tình trạng làm xấu đi hoặc ô nhiễm chất lƣợng nƣớc trong ruộng nuôi. Vào đầu mùa mƣa, mùa lũ thƣờng xuyên kiểm tra đăng, cống,... dọn cỏ quanh bờ bao tránh để nƣớc dâng cao ngập cỏ gây phân huỷ làm thiếu oxy.
63 - Nông dƣợc
Trong quá trình nuôi lƣu ý việc sử dụng nông dƣợc trong canh tác lúa cũng nhƣ hoa màu của các nông hộ kế cận để hạn chế đến mức thấp nhất khả năng nhiễm sang ruộng nuôi cá.
- Nhiệt độ: Để nhiệt độ trên mặt ruộng không biến động lớn, mực nƣớc thấp nhất phải đạt đƣợc là 40 cm.
- Oxy: Trong ruộng nuôi lƣợng oxy hoà tan trong nƣớc có sự biến động giữa ngày và đêm, thấp nhất vào lúc sáng sớm và cao nhất lúc 3 giờ chiều. Để đảm bảo hàm lƣợng oxy cao trong ruộng nuôi lƣu ý thời điểm cải tạo ruộng nuôi phải dọn sạch rơm rạ trên mặt ruộng để hạn chế phân hũy hữu cơ khi cấp nƣớc vào. Biện pháp để tăng cƣờng và ổn định oxy ở mức cao là thay nƣớc khi nƣớc có màu quá xanh hay xám.
- pH: pH trong hệ thống nuôi biến động theo sự phát triển của tảo. pH tăng khi tảo quang hợp và phát triển mạnh. Những cơn mƣa đầu mùa, nhất là đối với những hệ thống nuôi mới xây dựng, sẽ rửa phèn từ bờ xuống hệ thống nuôi làm pH giảm. Ngoài ra sự phân huỷ mùn bả hữu cơ ở đáy ao cũng làm cho pH ở tầng này thấp. Dùng vôi CaO 7 – 10 kg/100m2 rải quanh bờ trƣớc những cơn mƣa lớn. Nếu pH nƣớc xuống dƣới 7 thì dùng vôi nông nghiệp CaCO3 hoặc Dolomite (đá vôi đen - CaMg(CO3)2) bón với lƣợng 2 – 3 kg/100m2.
- Địch hại: Bao gồm cá tạp, cá dữ, cua, rắn, ếch, chim,... tấn công trực tiếp đến cá hay gián tiếp cạnh tranh thức ăn. Để hạn chế các đối tƣợng này bờ bao cần có lƣới chắn và nƣớc trƣớc khi vào hệ thống nuôi phải qua lọc.
Thu hoạch
Sau 5 – 7 tháng nuôi, bơm nƣớc hạ dần mức nƣớc ruộng để cá tập trung xuống mƣơng bao, sau đó dùng lƣới kéo, số còn lại tát cạn và thu hoạch bằng tay.
Năng suất cá nuôi từ 0,5 – 2 tấn/ha. Năng suất cá nuôi dao động tùy thuộc vào đối tƣợng thả nuôi và mức độ đầu tƣ thức ăn.
Một số lƣu ý trong phòng bệnh cho cá nuôi
Nguyên nhân cá bị bệnh: Cá mắc bệnh là kết quả tƣơng tác giữa ba nhân tố: Môi trƣờng – Tác nhân gây bệnh – Ký chủ (bản thân cá).
- Yếu tố môi trƣờng: Sự biến động lớn về nhiệt độ, pH, và hàm lƣợng oxy thấp sẽ gây sốc hoặc làm cho cá suy yếu.
- Tác nhân gây bệnh: Bao gồm bệnh truyền nhiễm (virus, vi khuẩn, nấm), bệnh ký sinh trùng (nguyên sinh động vật, giun sán, giáp xác...), và các sinh vật gây nguy hiểm cho
64
cá (côn trùng nƣớc, cá dữ, rắn, ếch, chim,...) làm tổn thƣơng đến cá tạo điều kiện cho bệnh ký sinh hay bệnh truyền nhiễm phát triển.
- Yếu tố ký chủ: Sức đề kháng của cá đối với bệnh.
- Yếu tố con ngƣời – Kỹ thuật nuôi: Vận chuyển, đánh bắt làm tổn thƣơng cá – Quản lý chăm sóc không tốt, mật độ thả nuôi quá cao.
Để hạn chế dịch bệnh xảy ra cho cá cần làm tốt các khâu
- Cải tạo ruộng nuôi: Nhằm hạn chế mầm bệnh phát triển và tạo môi trƣờng thuận lợi cho cá phát triển.
- Chọn giống tốt và xử lý cá: Không nên thả cá mật độ quá dầy, tốt nhất thả 1 – 2 con/m2. Cỡ cá thả từ 250 – 300 con/kg; cá khoẻ, không dị hình, không bị xây sát. Cá khi mới mang về tắm trong nƣớc muối, pha 15 g muối trong 1 lít nƣớc, ngâm cá trong 15 phút (lƣu ý không đƣợc để cá thiếu oxy trong khi đang ngâm cá).
- Chuẩn bị tốt vào thời điểm giao mùa hay mùa mƣa bão: Vào thời điểm giao mùa khả năng chống bệnh của cá yếu, các mầm bệnh dễ phát triển, cá dễ bị nhiễm bệnh. Bón vôi quanh bờ vào đầu mùa mƣa, dọn cỏ quanh bờ.
- Thay nƣớc: Khi thay nƣớc cần lƣu ý phải đảm bảo nguồn nƣớc tốt, chỉ thay nƣớc khi cần thiết để tránh làm sốc cá; mỗi lần thay chỉ nên thay khoảng 20 – 30% tổng lƣợng nƣớc trong ruộng nuôi.
- Chăm sóc cá tốt để tăng sức đề kháng bệnh: Cho cá ăn đầy đủ về số lƣợng thức ăn cũng nhƣ thành phần dinh dƣỡng phải đảm bảo. Vào những ngày thời tiết xấu nên giảm lƣợng cho ăn và tăng cƣờng thức ăn giàu dinh dƣỡng.