Tài nguyên khí hậu

Một phần của tài liệu môi trường sinh thái và sử dụng đất phèn trong nông nghệp vùng bán đảo cà mau (Trang 25 - 29)

Khí hậu vùng ĐBSCL mang tính chất nhiệt đới, nóng và ẩm, chịu ảnh hƣởng của gió mùa khá toàn diện, mỗi năm có hai mùa chính là mùa mƣa và mùa nắng.

Nhiệt độ

Theo Lê Tuấn Anh (2004), nhiệt độ ở ĐBSCL cao và ổn định. Nhiệt độ trung bình của khu vực là 26 – 27 oC, biến thiên nhiệt độ trung bình là 3 – 5 oC. Tổng nhiệt độ trung bình hàng năm là 7.500 oC, tối đa khoảng 9.000 – 10.000 oC. Tổng bức xạ hàng năm là khoảng 140 – 150 Kcal/cm2/năm.

Theo Viện Khoa học Khí tƣợng Thủy văn và Môi trƣờng (2010), do ĐBSCL có nền bức xạ cao và địa hình khá bằng phẳng nên nhiệt độ phân bố tƣơng đối đều với nhiệt độ không khí trung bình năm biến đổi trong phạm vi (26 – 29 oC). Nhiệt độ không khí cao nhất tuyệt đối có thể lên tới (38 – 40 oC). Nhiệt độ không khí thấp nhất tuyệt đối khoảng (14 – 16 oC).

Theo Dự án Việt Nam – Hà Lan Quy hoạch tổng thể Đồng bằng sông Cửu Long (2011), nhiệt độ trung bình dao động từ khoảng 27 – 28 oC. Có thể tháng có nhiệt độ thấp nhất (trung bình 25,5 o

C) và tháng nóng nhất là tháng 4 (28 oC). Nhiệt độ phân bố tƣơng đối đồng đều trên toàn khu vực.

Chế độ nắng

Theo Lê Tuấn Anh (2004), tổng số giờ nắng ở ĐBSCL hàng năm khoảng 2.000 giờ. Tháng có giờ nắng cao nhất là tháng 2, tháng 3 có 8 – 9 giờ/ngày, tháng có giờ nắng thấp nhất là tháng 8 – 9 có 4,5 – 5 giờ/ngày.

Theo Viện Khoa học Khí tƣợng Thủy văn và Môi trƣờng (2010), bức xạ tổng có trung bình năm khoảng (150 – 160) kcal/cm2. Số giờ nắng trung bình năm khoảng 2.000 – 2.800 giờ.

Theo Dự án Việt Nam – Hà Lan Quy hoạch tổng thể Đồng bằng sông Cửu Long (2011), ĐBSCL có số giờ nắng trung bình là 6 giờ mỗi ngày (khoảng 2000 – 2500 giờ mỗi năm). Tháng 2, 3 có số giờ nắng cao nhất 8 – 9 mỗi ngày, tháng 8, 9 có số giờ nắng thấp nhất trung bình 4,6 – 5,3 giờ mỗi ngày.

Chế độ bốc hơi

Theo Lê Tuấn Anh (2004), bốc hơi khoảng 1.000 – 1.100 mm/năm, tập trung vào tháng 2, tháng 3, tháng 4, chủ yếu từ 12 – 14 giờ.

11

Theo Viện Khoa học Khí tƣợng Thủy văn và Môi trƣờng (2010), lƣợng bốc hơi trung bình hàng năm tƣơng đối lớn , khoảng 1.100 – 1.400 mm.

Theo Dự án Việt Nam – Hà Lan Quy hoạch tổng thể Đồng bằng sông Cửu Long (2011), chế độ bốc hơi cũng ít thay đổi theo không gian và thời gian. Thời gian bốc hơi cao nhất trong năm vào tháng 3, 4 và 5. Lƣợng bốc hơi cao nhất dao động từ 180 – 220 mm. Sau khi mƣa bắt đầu từ tháng 8 – 10 bốc hơi thấp hơn từ 100 – 150 mm.

Độ ẩm

Theo Lê Tuấn Anh (2004), độ ẩm tƣơng đối trung bình nhiều năm là 82 – 83%. Ẩm độ trung bình thấp nhất vào tháng 2, tháng 3, vào khoảng 67 – 81%, cao nhất vào tháng 8, tháng 9 và tháng 10, biến thiên vào khoảng 85 – 89%. Vùng ĐBSCL và các khu vực ven biển của vùng chƣa bao giờ có độ ẩm dƣới 30%.

Theo Viện Khoa học Khí tƣợng Thủy văn và Môi trƣờng (2010), độ ẩm tƣơng đối trung bình năm khoảng 70 – 80%.

Theo Dự án Việt Nam – Hà Lan Quy hoạch tổng thể Đồng bằng sông Cửu Long (2011), độ ẩm tƣơng đối đạt giá trị cao nhất vào tháng 5 và giảm đối với mùa khô. Độ ẩm trung bình vào tháng 8, 9 và 10 trong khoảng 84 – 89%, vào tháng 2 và 3 độ ẩm trong khoảng 67 – 81%.

Theo Lê Anh Tuấn (2004), ở ĐBSCL mùa khô mây chiếm 4 – 6/10 bầu trời, mùa mƣa chiếm 7 – 8/10 bầu trời.

Theo Viện Khoa học Khí tƣợng Thủy văn và Môi trƣờng (2010), lƣợng mây tổng quan trung bình năm ở ĐBSCL khoảng 7/10 bầu trời, tăng lên 8/10 bầu trời vào các tháng mùa mƣa và giảm xuống 4 – 5/10 bầu trời vào màu khô.

Gió

Theo Lê Tuấn Anh (2004), mùa mƣa chịu ảnh hƣởng của gió Tây Nam, phổ biến khi các luồng áp thấp xuất hiện trên lục địa Châu Á (từ tháng 5 đến tháng 10). Mùa nắng gió mùa Đông Bắc lại chiếm ƣu thế do sự hiện diện của trung tâm áp cao từ vùng Sibêri – Mông Cổ di chuyển xuống. Tốc độ gió cao nhất vào tháng 2, tháng 3, khoảng 2 – 3,3 m/s, tốc độ gió thấp nhất vào tháng 10 là 1,5 – 2 m/s. Khoảng tháng 12 là giai đoạn chuyển mùa, gió thổi ngƣợc chiều dòng chảy sông Cửu Long (hƣớng Tây Bắc – Đông Nam) gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.

Theo Viện Khoa học Khí tƣợng Thủy văn và Môi trƣờng (2010), tốc độ gió trung bình năm từ khoảng 2 m/s trong đồng bằng tăng lên trên 3 m/s ở ven biển. Tốc độ gió lớn nhất có thể đạt tới 20 – 30 m/s.

12

Theo Dự án Việt Nam – Hà Lan Quy hoạch tổng thể Đồng bằng sông Cửu Long (2011), gió Đông – Bắc hoạt động trong mùa khô, từ tháng 12 – 4 và gió Tây – Nam trong mùa mƣa (tháng 5 – 10). Tốc độ gió trung bình khoảng 2,0 m/s. Những nơi gần biển tốc độ gió thƣờng tăng trong tháng 1, 2 và 3. Tốc độ gió trong thời kỳ áp thấp nhiệt đới và bão có thể đạt tới 15 – 18 m/s (bão Số 5, 1997).

Mƣa

Theo Lê Tuấn Anh (2004), lƣợng mƣa ở ĐBSCL khá lớn, trung bình 1.400 – 2.000 mm/năm. Tỉnh có lƣợng mƣa cao nhất là tỉnh Cà Mau (2.200 mm/năm), tỉnh có lƣợng mƣa thấp nhất là Đồng Tháp (1400 mm/năm). Các tháng có ngày mƣa ít nhất là tháng 12 đến tháng 3, biến thiên từ 0 – 6 ngày mƣa/ tháng. Các tháng có ngày mƣa cao nhất là từ tháng 5 đến tháng 10, biến thiên 13 – 21 ngày mƣa/ tháng. Mƣa tập trung 75 – 95% vào mùa mƣa. Trong nhiều năm, khu vực Kiên Giang bắt đầu mƣa sớm hơn các tỉnh khác (tháng 4) khoảng 15 – 20 ngày. So với các khu vực trong toàn quốc thì lƣợng mƣa ở ĐBSCL ít biến động. Điều đáng chú ý là vùng ĐBSCL có 2 đỉnh mƣa : đỉnh mƣa thứ nhất vào các tháng 6, tháng 7, đỉnh thứ 2 rơi vào tháng 9, tháng 10. Giữa 2 đỉnh mƣa, vào cuối tháng 7 đến tháng đầu tháng 8 có một thời kỳ khô hạn ngắn ( dân gian gọi là hạn Bà Chằn) kéo dài khoảng 10 ngày do ảnh hƣởng của các luồng gió xoáy nghịch trên cao.

Theo Viện Khoa học Khí tƣợng Thủy văn và Môi trƣờng (2010), lƣợng mƣa năm trung bình nhiều năm biến đổi trong phạm vi từ dƣới 1.400 mm ở khu vực giữa sông Tiền – sông Hậu ở các tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long tăng lên trên 2.400 mm ở bán đảo Cà Mau (Hình 3.2). Mùa mƣa hàng năm xuất hiện vào các tháng 5 – 11, trong đó 3 tháng có lƣợng mƣa trung bình tháng cao nhất xuất hiện vào các tháng 7 – 9. Lƣợng mƣa mùa mƣa chiếm khoảng 88 – 95% lƣợng mƣa năm.

Theo Dự án Việt Nam – Hà Lan Quy hoạch tổng thể Đồng bằng sông Cửu Long (2011), lƣợng mƣa trung bình khoảng 1800 mm/năm, nhƣng phân phối không đều theo không gian và thời gian. Khu vực phía Tây có lƣợng mƣa trung bình hàng năm 2000 – 2400 mm, khu vực phía đông lƣợng mƣa trung bình hàng năm khoảng 1600 – 1800 mm. Trung tâm đồng bằng có lƣợng mƣa thấp nhất vào khoảng 1200 – 1600 mm/năm. Lƣợng mƣa phân bố không đều qua các năm. Khoảng 90% lƣợng mƣa hàng năm tập trung vào các tháng mùa mƣa. Lƣợng mƣa vào mùa khô chỉ chiếm 10%, với các tháng 1, 2 và 3 hầu nhƣ không có mƣa (thƣờng gây ra hạn hán nghiêm trọng). Vào mùa mƣa đôi khi có mƣa liên tục kéo dài 3 – 5 ngày, với lƣợng mƣa tƣơng đối lớn gây ra lũ lụt và tăng mực nƣớc.

13

(Nguồn: Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường, 2010)

Hình 3.1: Bản đồ đẳng trị lƣợng mƣa năm đồng bằng sông Cửu Long

Tóm lại qua các nghiên cứu về khí hậu vùng ĐBSCL cho thấy điều kiện khí hậu vùng đồng BĐCM nhƣ sau:

- Nhiệt độ: ĐBSCL nói chung và vùng BĐCM nói riêng cao và ổn định, nhiệt độ trung bình dao động từ 27 – 28 oC. Nhiệt độ phân bố tƣơng đối đồng đều trên toàn vùng. - Chế độ nắng: Tổng số giờ nắng ở BĐCM hàng năm vào khoảng 2.000 giờ (trung bình khoảng 6 giờ/ngày). Tháng 2, 3 có số giờ nắng cao nhất khoảng 8 – 9 giờ mỗi ngày. Tháng 8, 9 có số giờ nắng thấp nhất trung bình khoảng 4,5 – 5,3 giờ.

14

- Chế độ bốc hơi: Ở ĐBSCL nói chung và vùng BĐCM nói riêng khoảng 1.000 – 1.100 mm/năm. Thời gian bốc hơi cao nhất trong năm vào tháng 2, 3, 4 khoảng 180 – 220 mm. Thời gian bốc hơi thấp nhất trong năm vào tháng 8, 9, 10 với lƣợng bốc hơi khoảng 100 – 150 mm.

- Độ ẩm: Độ ẩm trung bình vùng BĐCM là 82 – 83%. Độ ẩm trung bình thấp nhất vào tháng 2, 3 khoảng 67 – 81%. Độ ẩm trung bình cao nhất rơi vào tháng 8, 9, 10 là 85 – 89%.

- Mây: Lƣợng mây trung bình hàng năm ở vùng BĐCM khoảng 7/10 bầu trời. Vào mùa mƣa tăng lên 8/10 bầu trời và giảm xuống còn 4 – 6/10 bầu trời vào mùa khô. - Gió: Vùng BĐCM chịu ảnh hƣởng của hai loại gió là gió mùa Tây – Nam hoạt động vào mùa mƣa và gió mùa Đông – Bắc hoạt động vào mùa khô. Tốc độ gió cao nhất vào tháng 2,3 khoảng 2 – 3,3 m/s. Tốc độ gió thấp nhất rơi vào tháng 10 khoảng 1,5 – 2 m/s.

- Mƣa: Lƣợng mƣa trung bình vùng BĐCM khoảng 2.000 mm/năm, nhƣng phân bố không đều theo không gian và thời gian. Khu vực phía Tây có lƣợng mƣa trung bình cao hơn khoảng 2.000 – 2.600 mm/năm. Khu vực phía Đông có lƣợng mƣa trung bình hàng năm thấp hơn khoảng 1.600 – 2.000 mm.

Một phần của tài liệu môi trường sinh thái và sử dụng đất phèn trong nông nghệp vùng bán đảo cà mau (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)