Mô hình trồng mãng cầu xiêm

Một phần của tài liệu môi trường sinh thái và sử dụng đất phèn trong nông nghệp vùng bán đảo cà mau (Trang 69 - 70)

Mô hình canh tác mãng cầu xiêm ghép gốc bình bát khá phổ biến ở vùng ĐBSCL nhƣng ở vùng BĐCM thì chƣa phổ biến diện tích canh tác còn ít. Điển hình là ở huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang nông dân đã mạnh dạng trồng thử nghiệm và đem lại kết quả không ngờ. Do cây mãng cầu xiêm đƣợc ghép trên gốc bình bát nên khả năng chịu phèn rất cao hoặc phèn mặn ngập nƣớc theo thủy triều.

(Nguồn: Chúc Ly, 09:51 – 22/5/ 2014)

Hình 3.10: Ông Hoàng bên cây mãng cầu xiêm đang cho trái Nhân giống

Ðối với mãng cầu xiêm khi trồng tùy theo điều kiện đất đai cụ thể từng nơi mà chúng ta có thể ghép hoặc trồng bằng hạt. Nếu đất nhiễm mặn hoặc phèn mặn ngập nƣớc theo thủy triều thì trồng mãng cầu ghép trên gốc bình bát. Các vùng khác thì trồng bằng hột hoặc chiết (sau 2 – 3 năm sẽ cho trái).

Khoảng cách trồng

Nên trồng khoảng cách 3 x 3 m, một số nơi trồng 2,5 x 2,5 m.

Phân bón

Cần bón cân đối NPK nên chọn các loại phân 10 – 10 – 10 với loại phân trên năm 1 bón 100g, năm thứ 2 bón 400 g, năm thứ 3 bón 800 g, năm thứ 4 bó 1,2 kg/cây. Khi

55

cây lớn bón gia giảm từ 2 – 3 kg/cây/năm. Nếu đất xấu hoặc trên đất cát nên bổ sung thêm 10 – 20 kg phân chuồng /cây/năm. Chia làm 2 – 3 lần bón, sau thu hoạch (cuối mƣa) và khi cây nuôi quả (đầu + cuối mùa mƣa).

Thụ phấn bổ sung cho mãng cầu xiêm

Nhìn chung hoa mãng cầu có nhụy cái trƣởng thành trƣớc nên đòi hỏi thụ phấn chéo, hoa không có mùi thơm nên ít hấp dẫn côn trùng, cánh hoa dày và khi nở hé ra ít, hoa lại mọc chúc xuống . Thƣờng côn trùng thụ phấn không đủ nên cần thụ phấn bổ sung bằng tay để tăng sự đậu quả. Khi thụ phấn bổ sung bằng tay, hột phấn thƣờng lấy ở những hoa bìa tán cây hay ở các cành nhỏ vì chúng ít có cơ hội phát triển thành quả lớn ,các cành nhỏ yếu không mang nổi quả tới khi thu hoạch. Lấy hoa có cánh đã hé, phần nhị đực có màu kem là tốt, thu hoa vào buổi chiều, để hoa vào một cái hộp nhỏ đậy kín cho khỏi mất nƣớc, sáng hôm sau dùng một que nhỏ đầu cuốn bông gòn chấm vào hột phấn có màu vàng nhạt, tay phải cầm que có chấm hột phấn, tay trái kẹp hoa muốn thụ vào kẽ ngón tay, đầu ngón cái banh cánh hoa rộng ra, quét hột phấn lên nƣớm nhụy cái lúc này có màu trắng và ƣớt dính, quét đều và nhẹ nhàng. Hoa cần thụ nên chọn hoa mọc ở thân hoặc những cành to, có cánh đang hé nở ra. Quả phát triển từ hoa đƣợc thụ thƣờng to và nở đều. Cây sẽ sai quả hơn. Tất nhiên một lần chỉ thụ đƣợc một số hoa, nhƣ vậy phải làm nhiều lần, cách nhau khoảng 4 ngày.

Sâu bệnh hại chính

Sâu gây hại phổ biến nhất vẫn là rệp sáp và các loại rầy miệng chích hút khác, làm giảm chất lƣợng, sản lƣợng. Trị bằng nhiều loại thuốc nhƣ: Supracid, Bi 58ND, Sumithion, Suprathion… Rệp và rầy ngoài việc chích hút nhựa làm hại trái, còn tạo điều kiện thuận lợi cho một số bệnh xâm nhập, nhất là bệnh thán thƣ gây những vết đốm đen. Phòng trừ bệnh bằng các loại thuốc Benlat C, Kasuran BTN, Aliette 80 BTN v.v.

Một phần của tài liệu môi trường sinh thái và sử dụng đất phèn trong nông nghệp vùng bán đảo cà mau (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)