7. Bố cục khóa luận
2.2.2.3 Tình thái từ
Các tình thái từ chúng tôi xem xét trong khuôn khổ khóa luận, không phải về mặt ngữ pháp mà về mặt từ vựng, đặt chúng trong mối quan hệ với từ khẩu ngữ, là một phần quan trọng của từ khẩu ngữ.
Trong giao tiếp thông thường khó có thể tìm thấy một đoạn hội thoại nào vắng mặt các tình thái từ. Tác giả Hoàng Thị Châu trong cuốn “Phương ngữ học tiếng Việt ” cũng đề cập đến vai trò quan trọng của tình thái từ trong
việc xác định phương ngữ. Theo tác giả “Tình thái từ phụ họa với ngữ điệu tạo ra sắc thái địa phương rõ nét của từng vùng. Cũng nói với cấu trúc ngữ pháp và từ vựng không khác nhau, chỉ cần thay đổi tình thái từ và ngữ điệu, nó thể hiện ngay sự khác nhau về phương ngữ ”.
Ví dụ 38: Cho tớ đi với nhé! (phương ngữ Bắc Bộ) Cho tớ đi với nghen! (phương ngữ Nam Bộ)
Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn Nam Bộ, chị rất có ý thức khi sử dụng các tình thái từ để làm tăng giá trị của lời nói. Đây cũng là phương tiện đắc lực giúp chị thể hiện các cảm xúc, tình cảm của nhân vật trước một sự vật, hiện
tượng cụ thể. Nhờ các tình thái từ mà câu văn của chị giàu chất Nam Bộ hơn bởi tình thái từ là một biểu hiện quan trọng của khẩu ngữ Nam Bộ.
Có thể bắt gặp dễ dàng các tình thái từ trong truyện ngắn của chị như:
Hen, nghen, hôn, hà, dà, cha, à, vậy cà, ha...chúng có thể đứng ở các vị trí
khác nhau như đầu câu, giữa câu, cuối câu. Giá trị biểu đạt của các tình thái từ là rất lớn.
Qua số liệu khảo sát, chúng tôi thống kê được tần số xuất hiện các tình thái từ: Tập truyện “Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư”, có 36 phiếu; tập truyện “Ngọn đèn không tắt” có 27 phiếu; tập truyện“ Cánh đồng bất tận” có 99 phiếu; tập truyện “Giao thừa” có 41 phiếu.
Ví dụ 39: “Thiệt rầu hết sức, nhà tui tưởng còn ai đi kể chuyện khởi nghĩa. Hổng ấy cho con Tươi đi, chịu hôn.” [12,14]
Ví dụ 40: “Ừ, lạnh quá Điềm ha”. [13,47]
Các tình thái từ trong văn của Nguyễn Ngọc Tư thường xuất hiện trong câu hỏi và câu không phải câu hỏi, chúng mang những ý nghĩa nhất định, muốn hiểu được phải dựa vào văn cảnh cụ thể.
Ví dụ 41: “Dạ, xa quá hen nội”. [12,4]
Tình thái từ hen dùng trong câu văn trên giống như lời Tươi đánh giá,
đồng tình với ý kiến của người ông cho rằng Hòn ở quá xa đất liền, bởi
khoảng cách địa lý và khoảng cách thời gian. Từ hen khiến cho câu văn giàu
sắc thái Nam Bộ hơn, vừa thể hiện một dụng ý nghệ thuật nhất định, đó là sự đồng thuận giữa hai nguời có cùng ý kiến.
Tình thái từ hen xuất hiện khá nhiều lần trong các tác phẩm của
Nguyễn Ngọc Tư, cụ thể là 7 lần trong tập truyện “Cánh đồng bất tận”, 6 lần trong tập truyện “Giao thừa”, 5 lần trong tập truyện “Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư” và cuối cùng là 1 lần trong tập truyện “Ngọn đèn không tắt”, nhờ vậy mà văn của chị gần gũi với người Nam Bộ hơn.
Ví dụ 42: “Ông Tư quăng cho Văn cái can nhựa còn ít xăng, bảo, tới khúc “mức” nghen, coi chừng lật xuồng”. [13,17]
Tình thái từ nghen gợi ra rất nhiều ý nghĩa trong giao tiếp, có thể là lời
đề nghị, lời mong muốn, có thể là lời dặn dò, thậm chí là lời chào. Ở câu văn
trên, từ nghen được dùng với hàm ý như một lời đề nghị đồng thời cũng là
một lời dặn dò, mong muốn nhận được sự thực hiện từ phía người nghe (đó là từ phía Văn, mong rằng Văn sẽ ở lại phục vụ cù lao). Lời đề nghị này rất nhẹ nhàng, mộc mạc, thân tình, mang sắc thái Nam Bộ rõ rệt.
Từ nghen được chị dùng nhiều hơn so với từ hen trong các truyện ngắn
của mình. Qua khảo sát, chúng tôi thu được kết quả như sau: Tập truyện
“Ngọn đèn không tắt”, nếu từ hen xuất hiện 1 lần thì từ nghen xuất hiện 11
lần (tỉ lệ 1/11); tập truyện “Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư”, tỉ lệ này là 6/6; tập truyện “Giao thừa”, có tỉ lệ là 5/14; tập truyện “Cánh đồng bất tận”, có tỉ lệ là 7/15.
Hai từ hen, nghen là những biến thể của các từ “nhỉ” “nhé”. Chúng xuất
hiện trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư giúp văn của chị sinh động, giàu ngữ điệu, sắc thái biểu cảm, đậm đà hương vị miền Nam hơn, gần với giao tiếp hằng ngày của người dân. Cái tài của chị là ở chỗ đã khéo léo đưa các tình thái từ vào trong tác phẩm của mình một cách tự nhiên nhất, tạo nên được sự hấp dẫn đối với bạn đọc khắp các miền.
Tóm lại sự xuất hiện các từ khẩu ngữ với tần số không nhỏ trong các truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư giúp cho tác phẩm của chị gần gũi, quen thuộc với bạn đọc, nhất là bạn đọc ở Nam Bộ. Đọc truyện của chị độc giả có thể cảm nhận từng hơi thở của cuộc sống nơi đây, một cuộc sống còn nhiều khó khăn, nhưng rất giàu tình nghĩa, đồng thời làm phong phú vốn từ vựng
nhậu, quát/ nạt, bẩn thỉu/ bầy hầy, nhé/ nghen, tía/ cha, má/ mẹ, nói bóng nói gió/ nói gièm, ngăn kéo/ hộc).
Tiểu kết: Nhờ lớp từ địa phương và lớp từ khẩu ngữ, văn của Nguyễn
Ngọc Tư đậm màu sắc Nam Bộ. Nếu loại bỏ các yếu tố phương ngữ, các từ địa phương, từ khẩu ngữ...trong truyện ngắn của chị thì Nguyễn Ngọc Tư không còn là đặc sản Nam Bộ nữa. Lượng sách phát hành khá lớn của chị cho thấy, dù có nhiều nồng độ phương ngữ Nam Bộ gây khó khăn đối với bạn đọc không phải là người miền Nam, nhưng bạn đọc vẫn yêu thích và ủng hộ truyện của chị, bởi lẽ bạn đọc nhận ra “cái tình của người dân quê” Nam Bộ đầy ắp trong các tác phẩm của chị.