Câu văn phản ánh cách nói của người Nam Bộ

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ trong truyện ngắn nguyễn ngọc tư (Trang 49 - 52)

7. Bố cục khóa luận

2.3.1 Câu văn phản ánh cách nói của người Nam Bộ

Lời nói hàng ngày đi vào văn của Nguyễn Ngọc Tư như những gì thân thuộc nhất với chị. Những câu văn xuôi thể hiện sự đối thoại của nhân vật được viết dưới hình thức tự nhiên như lời ăn tiếng nói của Nam Bộ.

Ví dụ 43: “Điềm rủ cái áo bà ba hường lam cái đèn chao ngọn, nó lên tiếng. Huệ ra bộ dửng dưng:

- Ừ!.

-Thấy cái mặt ổng buồn, đứt ruột lắm. - Ừ!.

Điềm trở giọng quạu quọ:

- Ừ, ừ hoài, chuyện mày với ổng mà thành đám nầy vui biết bao nhiêu không”. [14,74]

Đoạn văn trên chứa các câu đối thoại tự nhiên, thoải mái như cuộc đối thoại mà chúng ta thường xuyên gặp ở ngoài cuộc sống thực của người Nam

Bộ. Cách nói suồng sã, sử dụng cách xưng hô mầy, ổng đặc trưng của người Nam Bộ, ngoài ra đó là các từ địa phương như: Áo bà ba, hoài, quạu quọ,

mang màu sắc Nam Bộ rõ rệt. Tính cách thẳng thắn của nhân vật được thể hiện rõ qua các câu văn, khi bực tức cũng không nén lại mà bộc lộ nó một

cách thoải mái tự nhiên qua câu văn: Ừ, ừ hoài, chuyện mày với ổng mà thành đám nầy vui biết bao nhiêu không? Câu văn chứa từ khẩu ngữ đứt ruột lắm,

càng làm cho đoạn văn trên gần với lời đối thoại của người dân miền Nam. Nhiều câu văn dân dã trong những trang văn miêu tả cảnh sắc thiên nhiên, cuộc sống sinh hoạt ở đây. Cuộc sống thiếu thốn về vật chất, sự khắc

nghiệt của thiên nhiên được trải ra bằng chất giọng đặc sệt Nam Bộ như “Buổi chiều đi làm mướn về, họ tụt xuống ao tắm táp thứ nước chua lét vì phèn, rồi xối lại đúng hai gàu. Nước vo cơm dùng để rửa rau, rửa rau xong dành rửa cá”. [11,163], hay như: “Cù lao Mút Cà Tha nằm gần cuối trên sông Dài, trên nó một chút có một nhánh sông khác rẽ về phía mặt trời, rộn rịp được đoạn đó rồi thôi”. [11,18]

Nhiều câu văn phản ánh được số phận con người nhiều bất hạnh, đau

tướng này nè, đó, nó ướt nhẹp thấy chưa. Hết cười lớn, nói lớn: “Tại tao thương con chốt. Qua sông là không mong về ”.[12,56]. Câu văn như tức

tưởi, dòng cảm xúc lắng vào trong thành niềm đau, cái thật thà, chất phác song sâu nặng nghĩa tình của người dân Nam Bộ được dệt nên bằng những câu văn ấm áp, chan chứa yêu thương. Cảm xúc bị dồn nén mãi mãi, bật ra thành những giọt nước mắt, khóc vì yêu thương không phải khóc vì oán hận. Phải là nhà văn có tài Nguyễn Ngọc Tư mới có thể bình tĩnh trên từng con chữ như vậy, tưởng chừng như tác giả đang khách quan tả lại câu chuyện nhưng đằng sau là tấm lòng yêu thương, trân trọng của tác giả.

Có những câu văn lại trơn tuột như lời nói thường ngày: “Một bữa mưa gió dầm dì, khách vắng teo, mười ba nhân viên khu du lịch văn hóa So Le tổ chức nhậu nhẹt, song rồi thì coi ai có cuộc đời buồn nhất”.[11,135]. Câu văn

cứ tự nhiên như lời kể của một người Nam Bộ nào đấy. Mưa gió thì phải là mưa gió dầm dì, khách cũng phải là khách vắng teo. Câu văn nghe buồn, gợi nên khung cảnh đơn điệu, nhàm chán, ở đó có những con người có số phận đau thương sống quây quần bên nhau. Tính cách của họ là thế, có sao nói vậy, nói tự nhiên cứ như dốc cả lòng mình ra vậy. Cho nên trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư xuất hiện các câu văn giống như cách nói hằng ngày cũng không có gì là lạ.

Bên cạnh đó có những câu văn cầu kỳ, trau chuốt, thể hiện năng lực văn chương của chị. Đó là những trang viết về dòng sông như một người bạn tâm

tình: “Đêm sông trăng, ngồi trên nhà có thể nhìn thấy một dòng sông chảy líu ríu, sáng loáng. Ban đêm, con sông trước nhà tôi không ngủ, nó thao thức theo những chiếc tàu rầm rì chảy qua, theo tiếng mái chèo quẩy chách bụp rất đều”.[14,125]. Câu văn êm ả như ru, những dòng sông cuộc đời, những

dòng sông thời gian, thấm thía tình người, nhưng cũng đầy niềm đau và nỗi buồn. Những dòng sông ấy cứ thênh thang chảy mãi từ ngôn ngữ rất riêng, rất

trong trẻo, độc đáo và đa âm sắc của Nguyễn Ngọc Tư. Ngôn ngữ ấy đã tạo nên những câu văn giàu chất thơ. Hay như câu văn kể hòa trộn với tả khi miêu

tả cánh đồng Nam Bộ: “Bây giờ, gió chướng non xập xòe trên khắp cánh đồng Bất Tận ven các bờ ruộng, bông cỏ mực như những điền viên nhỏ liu riu làm dịu lại mảng rực vàng của lúa..Những cánh đồng trở thành đô thị; những cánh đồng ngoa ngoắt thay đổi vị của nước, từ ngọt sang mặn chát; những cánh đồng vắng bóng người, và lúc rày mọc hoang..” [13,208]. Những câu

văn có chất thơ, nó như khúc nhạc lòng, thiên nhiên Nam Bộ dân dã, tự nhiên nhưng cũng đầy ứ quyến rũ viết lên từ những trang văn nồng nàn tình người. Những câu văn khá hiện đại, nhưng vẫn thủ thỉ như lời tâm sự. Những câu văn dài, liền mạch, tạo nên độ ngân vang trong lòng bạn đọc. Sự tiếp nối các câu văn ấy cùng với câu văn giản dị mộc mạc khiến văn của Nguyễn Ngọc Tư như những bài thơ bằng văn xuôi.

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ trong truyện ngắn nguyễn ngọc tư (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)