7. Bố cục khóa luận
2.1.3 Biến thể thanh điệu
Đây có lẽ là biến thể chiếm số lượng ít nhất trong bình diện ngữ âm. Ở mỗi tập truyện các biến thể thanh điệu xuất hiện với tần số rất ít, cụ thể, tập truyện “Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư” có 18/131 phiếu, tương đương 13,7%; tập truyện “Giao thừa” có 13/222 phiếu, tương đương 5,9%; tập truyện “Cánh đồng bất tận” có 16/402 phiếu, tương đương 4%; tập truyện “Ngọn đèn không tắt” số lượng này eo hẹp chỉ với 1/65 phiếu, tương đương 1,5%.
Khi phát âm, các nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư không chỉ phát âm thanh ngã, thanh hỏi thành thanh trung gian là thanh hỏi
mà còn có các trường hợp phát âm chệch chuẩn khác. Một số biến thể thanh
điệu xuất hiện trong truyện như: Trang trãi/ trang trải, rủ/ rũ, thể nào/ thế nào, nghỉ/ nghĩ, gúc/ gục, nhận/ nhấn, ngõ/ ngỏ, nghĩ/ nghỉ, chắc/ chặc, lổ chổ / lỗ chỗ, lả / lã, củ kỷ/ cũ kỹ, lổ/ lỗ, gở/ gỡ, ngẩm ngợi/ ngẫm ngợi, đãng/ đáng, sỏi/ sõi, miễu/ miếu, ngả/ ngã…
Ví dụ 10: “Sao tui thù con nhỏ đó quá trời, có nhà mà bỏ, có cha có mẹ mà không thèm…cái thứ người đó, cho nó chết bờ chết bụi cũng đãng”[13,11] Ví dụ 11: “Ai mà ngờ một bữa dì bỏ bà đi…Nhà cậu Nhớ cách nhà bà một quãng đường xóm, những bữa đi ngang nhà bà, bà Hai nghe giận nhói ngực khi thấy con gái mình khép nép đi bên cạnh chồng, mắt ráo lơ, ngó vô nhà như thể nước lả người dưng”. [11,22]
Trong 48 phiếu thu được khi khảo sát các biến thể phát âm thanh điệu qua bốn tập truyện ngắn của chị, cho thấy, chiếm đại đa số vẫn là các biến thể thanh ngã (~) thành thanh hỏi (?). Tiêu biểu là tập truyện “Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư ”, chiếm tới 10/18 phiếu. Như vậy có thể nói, tuy có nhiều biến thể thanh điệu khác nhưng chị vẫn trung thành với cách phát âm phổ biến người Nam Bộ không thể phát âm được thanh ngã.
Tiểu kết: Trong truyện ngắn của mình, Nguyễn Ngọc Tư đã thể hiện
phần nào đặc điểm phát âm của người Nam Bộ, từ cách phát âm phụ âm đầu, phần vần cho đến cách phát âm thanh điệu. Các cách phát âm này rất được dùng phổ biến trong phong cách khẩu ngữ miền Nam, từ thành thị cho tới nông thôn, từ các cuộc hội thảo khoa học đến các cuộc giao tiếp hằng ngày. Việc sử dụng những biến thể phát âm trong truyện ngắn giúp cho tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư chân thật, sinh động gần với cách nói năng của người Nam Bộ, góp phần làm nên phong cách riêng của chị.