Kết quả xác định khả năng trao đổi Cation của đất (CEC)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần các nguyên tố đất hiếm trong đất trồng cam ở huyện Quỳ Hợp Nghệ An (Trang 57 - 58)

6. Phương pháp nghiên cứu:

3.1.6. Kết quả xác định khả năng trao đổi Cation của đất (CEC)

Kết quả xác định khả năng trao đổi cation hay dung tích hấp thu của đất được nêu trong bảng 3.8 và biểu diễn trên hình 3.6. Các giá trị CEC được biểu diễn trong đơn vị mili đương lượng electron (meq) trong 100 gam đất khô kiệt.

Bảng 3.8 : Dung tích hấp thu (CEC), meq/100g của các mẫu đất

Tên mẫu Khối lượng K VEDTA CEC(meq/100g)

QH1 5,0033 1,0784 5,8 12,5 QH2 5,0008 1,0692 5,6 11,9 QH3 5,0012 1,0491 6,1 12,8 QH4 5,0009 1,0663 5,4 11,5 QH5 5,0042 1,0681 5,5 11,8

Hình 3.6 : Biểu đồ dung tích hấp thu của các mẫu đất

Qua bảng 3.8 và hình 3.6 ta thấy, dung tích hấp thu CEC của các mẫu đất Quỳ Hợp ở mức trung bình và không đồng nhất, mẫu có CEC cao nhất là mẫu QH3 có CEC = 12,8(meq/100g), rồi đến mẫu QH1 có CEC = 12,5 (meq/100g), các mẫu mẫu lại có CEC hơi thấp như QH2, QH4, QH5 dao động từ 11,5 đến 11,9 meq/100g. Tuy nhiên, mức độ khác nhau của giá trị CEC lại tỷ lệ thuận với hàm lượng mùn trong các mẫu đất, với mẫu có hàm lượng mùn cao thì CEC càng cao và ngược lại. Điều này được giải thích là do độ lớn của CEC phụ thuộc vào số các điện tích âm trên một đơn vị khối lượng hoặc trên một đơn vị diện tích bề mặt của phức hệ hấp thụ đất. Trong đất, các hợp chất

mùn có khả năng hấp thụ lớn nhất, khả năng hấp thụ của chúng phụ thuộc chặt chẽ vào pH. Trong các môi trường trung tính và chua chỉ có ion H+ của các nhóm COOH tham gia vào phản ứng trao đổi. Một phần nhóm COOH của các axit mùn tham gia tích cực vào các phản ứng trao đổi cation khi pH = 5 – 6; những nhóm khác (yếu hơn) tham gia phản ứng chỉ khi pH tăng. Vì vậy, ở các tầng đất giàu mùn giá trị CEC chủ yếu do chất hữu cơ quyết định. CEC diễn tả tổng số các cation mà một loại đất có thể hấp thụ và trao đổi với cây trồng, đất có CEC cao đồng nghĩa với đất giàu dinh dưỡng, có độ phì tiềm năng cao. Vì vậy giá trị CEC là một trong những yếu tố mà người nông dân cần quan tâm đến để từ đó tối ưu hóa thành phần cation trao đổi cho đất, điều này không chỉ cải thiện điều kiện phát triển của cây trồng mà còn nâng cao mức độ ổn định cho chính đất trồng, khả năng chống chịu của đất đối với ảnh hưởng của các yếu tố không thích hợp khác nhau.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần các nguyên tố đất hiếm trong đất trồng cam ở huyện Quỳ Hợp Nghệ An (Trang 57 - 58)