Tăng cường công tác quản lý và xử lý nợ quá hạn.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại PGD Sacombank Chợ Cầu-chi nhánh Gò Vấp (Trang 41 - 44)

CHƯƠNG 3.GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SACOMBANK.

3.2.3. Tăng cường công tác quản lý và xử lý nợ quá hạn.

Trong nền kinh tế thị trường bất kỳ một hoạt động kinh doanh nào cũng tiềm ẩn rủi ro. Hoạt động kinh doanh của NHTM với chức năng cung cấp vốn cho hoạt động của các doanh nghiệp càng chứa đựng nhiều rủi ro hơn. Nợ quá hạn là chỉ tiêu phản ánh rõ chất lượng tín dụng và là dấu hiệu báo trước khả năng thiệt hại đối với NHTM. Tuy nhiên, từ phát sinh nợ quá hạn đến thời điểm thanh lý một món vay là cả một quá trình xử lý phức tạp. Xử lý tốt nợ quá hạn là yêu cầu bức thiết trong điều kiện hiện nay đối với NHTM, đồng thời làm công tác này tốt sẽ nâng cao hiệu quả kinh doanh của các NHTM, giúp NHTM tồn tại và cạnh tranh với các NH khác. Để giải quyết vấn đề nợ quá hạn có thể áp dụng các biện pháp sau:

Thứ nhất: Tăng cường ngăn chặn nợ quá hạn phát sinh.

Khi cấp tín dụng NH mong muốn KH hoàn trả nợ đúng hạn. Những món nợ đã ghi trên hợp đồng nhưng trong thực tế có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan làm phát sinh nợ quá hạn. Thông thường nợ quá hạn xảy ra khi phát sinh dấu hiệu: Người vay sử dụng món vay sai mục đích, trả lãi, gốc không đầy đủ, không kịp thời theo thỏa thuận, hàng tồn kho cao, nợ trong thanh toán tăng lên, tài sản thế chấp thay đổi, công tác tổ chức khách hàng có biến động, hoặc có sự thay đổi ban lãnh đạo, thiên tai, chiến tranh…

Để ngăn chặn phát sinh nợ quá hạn Chi nhánh cần tập trung làm tốt các công việc sau:

-Thực hiện nghiêm túc các quy chế cho vay, chế độ tín dụng hiện hành và giải quyết cho vay theo đúng quy trình công việc.

Trong những năm gần đây, các quy chế tín dụng, thể lệ về tín dụng được bổ sung và được thay đổi phù hợp với các chính sách kinh tế, đường lối phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước. Vì vậy, trong thực tế giải quyết công việc, cán bộ làm công tác tín dụng khó có thể nắm vững được hết những văn bản pháp quy, khó lường trước được những nội dung trong văn bản pháp quy mâu thuẫn lẫn nhau. Thực trạng này là một trong những khó khăn lúng túng cho CBTD. Vì vậy, để thực hiện nghiêm túc các thể lệ, chế độ thể hiện tín dụng thì ngoài việc giáo dục đào tạo ý thức cho CBTD, NH nên nâng cao công tác kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành thể lệ, chế độ

Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Từ Thị Hoàng Lan tín dụng, có chế độ thưởng phạt nghiêm minh rõ ràng, điều này sẽ nâng cao nghiệp vụ các CBTD và góp phần nâng cao chất lượng tín dụng.

-Xác định kỳ hạn trả nợ hợp lí

Khi quyết định cho vay để tránh tình trạng nợ quá hạn xảy ra, để phù hợp hơn với tình hình hoạt động kinh doanh sử dụng vốn vay của doanh nghiệp. NH cần xác định kì hạn trả nợ hợp lí với đặc thù sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

NH nên cùng với doanh nghiệp bàn bạc, quyết định một thời gian trả nợ hợp lí

tránh trường hợp ngân hàng thu nợ chưa hiểu rõ hết khó khăn của doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp đã có khả năng trả nợ song chưa thuận lợi cho việc trả nợ. Việc này đòi hỏi phải có nỗ lực từ hai phía NH và doanh nghiệp. Đối với CBTD khi tính toán thời điểm trả nợ, ngoài việc tính một cách chuẩn xác dựa trên những thông tin đáng tin cậy nên quan tâm đến các mặt tác động khách quan ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, làm thay đổi kế hoạch trả nợ như các yếu tố môi trường xã hội, kinh tế…

Khi đánh giá vấn đề cần dựa trên quan điểm tổng thể, toàn diện thì việc xác định thời điểm trả nợ hợp lí sẽ chuẩn xác hơn.

-Nâng cao trình độ cán bộ trong việc thẩm định dự án.

Con người là nhân tố quan trọng trong mọi tổ chức, là động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế xã hội nói chung và NH nói riêng. Mọi hoạt động dù ở lĩnh vực nào cũng phải thông qua tác động của con người, có dấu ấn của con người. Dù máy móc thiết bị, công nghệ có hiện đại đến đâu chăng nữa nhưng không có sự chỉ đạo của con người thì cũng trở nên vô nghĩa. Đối với lĩnh vực kinh doanh ngân hàng, nếu yếu tố con người được xem trọng và sử dụng đúng đắn sẽ góp phần quyết định vào sự thành công của NH và ngược lại. Để nâng cao chất lượng tín dụng, một khoảng tín dụng có chất lượng tốt thì yếu tố đầu tiên là người CBTD.CBTD phải là người có chuyên môn, trình độ và năng lực,am hiểu khách hàng,hiểu biết sâu sắc thực lực tài chính của doanh nghiệp, dự báo được những biến động kinh tế trong tương lai, có kiến thức hiểu biết nhất định về thị trường và lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp.

Thứ hai:Cần xử lí nợ quá hạn triệt để và linh hoạt.

Khi những biện pháp phòng ngừa không thực hiện được thì NH phải có những biện pháp cụ thể để xử lí các khoản nợ quá hạn. Khả năng thu hồi nợ quá hạn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, các biện pháp của NH, trách nhiệm và khả năng tài chính của người đi vay, khả năng chi trả và thái độ của người trả nợ. Để tránh thiệt hại lớn cho NH, NH cần làm tốt những nhiệm vụ sau:

Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Từ Thị Hoàng Lan Khắc phục những khó khăn vướng mắc trong việc áp dụng các biện pháp thế chấp, cầm cố bảo lãnh.

Cũng như nhiều NHTM khác, Ngân hàng Sacombank cũng gặp nhiều khó khăn trong vấn đề xử lí tài sản thế chấp(đặc biệt là quyền sử dụng đất), cầm cố…bởi những lí do sau:

+Chưa có một cơ chế phù hợp trong việc xử lí tài sản thế chấp.

+Thủ tục xử lí tài sản thế chấp còn nhiều vướng mắc, qua nhiều khâu và công đoạn mất nhiều thời gian.

Để khắc phục những khó khăn trong việc xử lí tài sản thế chấp, NH nên phát triển dịch vụ cho thuê tài sản vì người vay vẫn có thể giữ nguyên quyền sở hữu tài sản, đồng thời nó cũng giải quyết được những khó khăn về hệ thống pháp lí đã và đang bị ách tắc. NH nên lựa chọn tài sản đảm bảo phù hợp với cả hai bên NH và doanh nghiệp, dễ tìm được thị trường tiêu thụ khi có xảy ra nợ quá hạn.

-Tăng cường phối hợp cùng các cơ quan hữu quan để xử lí tài sản thế chấp cầm cố, một mặt tích cực học hỏi các NH bạn có kinh nghiệm trong việc xử lí tài sản thế chấp, đặc biệt xử lí tài sản thế chấp bằng quyền sử dụng đất.

-Tăng cường công tác thẩm định và quản lí món vay sau khi giải ngân để giảm sự gia tăng của nợ quá hạn.

-Khi phát sinh nợ quá hạn, NH cần phân tích từng loại nợ quá hạn, nợ khó đòi để tìm nguyên nhân phát sinh, trên cơ sở đó phân thành nợ quá hạn có khả năng thu hồi và nợ quá hạn không có khả năng thu hồi. Có biện pháp xử lí thích hợp đối với từng loại nợ.

Đối với những khoản nợ có khả năng thu hồi: NH không nên dùng các biện pháp quá mạnh làm cho doanh nghiệp khó khăn lại càng khó khăn thêm NH nên đốc doanh nghiệp bán hàng, tìm nguồn trả nợ cho NH, làm sao thu hồi vốn được nhanh. Các NH nên xem xét và đánh giá thực chất hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị đó còn triển vọng thì NH nên áp dụng biện pháp khôi phục, mục đích ngân hàng là phải cùng doanh nghiệp trải qua thời kì khó khăn tiếp tục cho doanh nghiệp vay vốn để khôi phục sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện để trả nợ NH.

Trong trường hợp này NH nên quan tâm và tham gia sâu hơn vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bằng cách cố vấn cho đơn vị đó trong việc ra quyết định sản phẩm sản xuất, hạ giá bán, phát triển mạng lưới tiêu thụ và tăng cường chiến dịch quảng cáo…Đối với những doanh nghiệp sử dụng vốn sai mục đích, NH cần thu

Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Từ Thị Hoàng Lan hồi vốn ngay và khi thấy có những biểu hiện chây lì, lừa đảo thì kiên quyết chuyển hồ sơ sang cơ quan pháp luật để giải quyết.

3.2.4.Đa dạng hóa sản phẩm ngày càng phù hợp hơn với nhu cầu của khách hàng

nhằm tạo ra một cơ cấu dư nợ hợp lí.

Ngày nay trong điều kiện tiến bộ khao học kĩ thuật, tốc độ phát triển sản xuất của NH cũng như các ngành khác không ngừng tăng lên cả về số lượng và chất lượng. Cùng với sự sự phát triển của khoa học-kĩ thuật, cơ cấu nhu cầu và cơ cấu người tiêu dùng cũng có sự thay đỗi đáng kể. Các NH đều mong muốn dựa vào kĩ thuật tiên tiến để tạo ra nhiều sản phẩm độc đáo thỏa mãn nhu cầu khách hàng, với mong muốn thu hút lợi nhuận tối đa. Vì vậy chiến lược, chiến lược dịch vụ sản phẩm của NH là một vũ khí sắc bén trong cạnh tranh trên thị trường, đồng thời là phương pháp có hiệu quả để tạo ra nhu cầu mới.

Có thể nói đa dạng hóa sản phẩm là một nhu cầu tất yếu đối với bất cứ một NH nào trong cơ chế thị trường. Bởi vì nhờ có đa dạng hóa mà NH có thể phân tán được rủi ro, giảm được rủi ro tin dụng. Ngoài ra, còn làm cho NH tận dụng được mọi tìm lực của mọi thành phần kinh tế nâng cao hệ quả hoạt đông của mình. Chính vì thế NHTM phải đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ để tăng tính hấp dẫn của các sản phẩm NH, từ đó tạo nên tính hiệu quả của món vay dẫn đến khả năng thu hồi cao hơn.

3.3 Một số kiến nghi nhằm nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại PGD Sacombank Chợ Cầu-chi nhánh Gò Vấp (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w