NHNo&PTNT Việt Nam có thể tạo điều kiện giúp đỡ chi nhánh thông qua các văn bản, các thủ tục sao cho tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển của chi nhánh. Ngoài ra, NHNo&PTNT Việt Nam cần tiếp tục triển khai nhanh chóng các nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại như thanh toán nhanh, kết hợp hình thức Ngân hàng bán lẻ với Ngân hàng bán buôn, nối mạng internet, và nâng cấp mạng nội bộ (LAN)…, điều này sẽ thúc đẩy hoạt động huy động vốn của chi nhánh. Cùng với nó NHNo&PTNT Việt Nam cũng cần nâng cao công nghệ tin học ứng dụng trong thanh toán, từ đó tạo điều kiện tối đa cho khách hàng của chi nhánh trong việc giám sát hoạt động, tìm hiểu và trao đổi thông tin.
- Nên xây dựng chương trình đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ trong toàn ngành một cách thống nhất, và cần thương xuyên tổ chức các chương trình đào tạo hàng năm cho cán bộ công nhân viên.
- Hoàn thiện chương trình giao dịch một cửa, đảm bảo tính pháp lý trong việc triển khai bán lẻ. Chỉ tiêu kế hoạch nguồn vốn trung ương giao cần được xác định trên cơ sở tổng nguồn vốn cuối kỳ thực hiện sau khi đã loại trừ phần nguồn vốn huy động hộ trung ương, khẳng định tính khuyến khích tăng trưởng phù hợp với khả năng trong kế hoạch của các đơn vị thành viên.
- Tiếp tục nhận được sự hỗ trợ hơn nữa trong việc tạo lập và tăng cường các mối quan hệ với các khách hàng lớn như Kho bạc Nhà nước, Quỹ hỗ trợ phát triển, Bảo hiểm xã hội… và các bộ ngành có chức năng quản lý các dự án có vốn đầu tư nước ngoài và ngân sách nhà nước.
- Hỗ trợ các Ngân hàng chi nhánh khi gặp khó khăn trong việc không đáp ứng đủ nhu cầu ngoại tệ của khách hàng và cho phép chi nhánh kinh doanh mua bán ngoại tệ trong và ngoài hệ thống, hỗ trợ cho các chi nhánh trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng.
KẾT LUẬN
Nền kinh tế Việt Nam đang chuyển biến đi lên từng ngày, đòi hỏi các NHTM phải không ngừng đổi mới. Để NHTM kinh doanh có lãi, đảm bảo chế độ an toàn tài sản thì mỗi cán bộ ngân hàng phải hiểu kinh tế thị trường là kinh tế cạnh tranh, thương trường như chiến trường, nguồn vốn tự có là tiền đề nguồn vốn huy động là chủ yếu. Vì vậy vấn đề khách hàng và nguồn tiền gửi là vấn đề quan trọng không chỉ đối với Ngân hàng mà còn đòi hỏi phải có sự nỗ lực, kết hợp chặt chẽ của toàn bộ nền kinh tế. Với phương châm không ngừng cải tiến quản trị kinh doanh, nâng cao uy tín chất lượng và hiệu quả với hàng loạt các biện pháp quản lý, kiểm soát như: xác định quy chế bảo vệ khách hàng, thu hút khách hàng, gia tăng vốn tiền gửi vững chắc ổn định. Một trong những vấn đề quan trọng mà chuyên đề này nghiên cứu đề xuất là: thực hiện cải tiến nghiệp vụ huy động vốn trong đó đặc biệt quan tâm đến các loại tiền gửi của khách hàng, các loại tiền gửi này được coi là sản phẩm dịch vụ do ngân hàng tạo ra nhằm đáp ứng nhu cầu mục đích tiền gửi của mọi chủ thể trong nền kinh tế thị trường. Thời gian thực tập tại NHNo&PTNT huyện Yên Lập, em đã tiếp cận được phần nào các nghiệp vụ
NHNo&PTNT huyện Yên Lập em đã rút ra được những ưu nhược điểm của hình thức này, từ đó đưa ra một số giải pháp kiến nghị cho từng vướng mắc làm cho công tác huy động vốn ngày một tốt hơn. Nhận thấy đây là vấn đề quan trọng liên quan đến mọi mặt hoạt động của một NHTM gắn với môi trường kinh doanh của nó. Với tầm nhìn, sự hiểu biết và khả năng còn có hạn nên bài viết của em còn nhiều thiết sót. Song em hy vọng những giải pháp, ý kiến đề xuất trong đề tài này sẽ là đóng góp nhỏ trong tổng thể các giải pháp về hoạt động huy động vốn của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Yên Lập.
Qua đây em xin chân thành cảm ơn đến quý thầy cô giáo Trường Đại Học Hòa Bình, thầy cô khoa tài chính-kế toán Trường Đại Học Hòa Bình đã hết lòng truyền thụ cho em những kiến thức quý báu và đặc biệt là cô Trần Thị Thu Hà đã chỉ bảo cho em trong quá trình thực hiện báo cáo này.
Xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo NHNo&PTNT chi nhánh huyện Yên Lập, đặc biệt là các cô, chú Phòng Kế Toán đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện cho em được áp dụng những kiến thức đã học vào thức tế.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ qua các năm 2009, 20010, 2011.
2. Các bài giản của các thầy cô trong khoa.
3. Các tạp chí khác: Thời báo Ngân hàng, Tạp chí thị trường tài chính và tiền tệ… 4. Giáo trình Ngân hàng thương mại, Ts.Phan Thị Thu Hà, NXB.Thống Kê