Những giải pháp về xây dựng đội ngũ cán bộ

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Yên Lập-tỉnh Phú Thọ (Trang 42 - 43)

Tăng cường đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ đội ngũ cán bộ.

Hoạt động quản lý kinh doanh và chiến lược khách hàng sẽ không thể thành công nếu ngân hàng không thường xuyên đào tạo có chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên của mình. Công tác đào tạo phải thực hiện ở nhiều cấp độ khác nhau tuỳ chức năng hiện tại và quy hoạch tương lai. Nhưng dù ở lĩnh vực nghiệp vụ nào cũng cần quán triệt sâu sắc tinh thần tận tuỵ, chu đáo với sự nghiệp của đơn vị. Mọi thành viên cần hiểu rõ khách hàng luôn là người bạn đồng hành của ngân hàng, cần hiểu nhu cầu và mong muốn của họ từ đó mới thực hiện thành công chiến lược khách hàng vì đây là chiến lược phải được duy trì thường xuyên và lâu dài.

Mặc dù đội ngũ cán bộ công nhân viên của ngân hàng được quan tâm phát triển cả về số lượng và chất lượng nhưng vẫn còn nhiều hạn chế trong thời gian qua. Để có giải pháp tốt nhằm nâng cao chất lượng cán bộ công nhân viên, trước tiên ngân hàng cần đánh giá đúng thực trạng, phân loại theo nhiều cấp độ khác nhau, theo từng trình độ, theo loại nghiệp vụ để đào tạo đúng người, đúng việc, đúng thời điểm và có thứ tự ưu tiên. Trong đó cán bộ huy động vốn là những người làm việc, giao dịch trực tiếp với khách hàng, là người thiết lập và duy trì mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng nên cần bố trí những người có năng lực chuyên môn cao, tác phong nhanh nhẹn, thái độ niềm nở, than thiện, tạo sự gần gũi thoải mái cho khách hàng khi đến ngân hàng giao dịch. Hình thành cho họ nề nếp làm việc khoa học, tiên tiến, tuân thủ triệt để các quy định văn bản đã xây dựng. Ngân hàng cần coi trọng nhân tài, chú trọng công tác tuyển dụng, có chế độ đãi ngộ thỏa đáng nhằm khuyến khích cán bộ công nhân viên.

Với thực trạng trình độ cán bộ công nhân viên so sánh với yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo, NHNo&PTNT huyện Yên Lập nên tổ chức đào tạo theo các nội dung.

* Đào tạo nâng cao: Nhằm bổ túc kiến thức thị trường, các lĩnh vực khoa học kinh tế-xã hội, phương pháp nghiên cứu, phân tích tài chính các dự án, hoạt động kinh

doanh của một số ngành kinh tế liên quan từ đó nâng tầm nhận thức để có thể hoạch định các chiến lược kinh doanh cho từng thời kỳ.

* Đào tạo chuyên sâu về công nghệ, nghiệp vụ Ngân hàng để mỗi cán bộ theo những nghiệp vụ khác nhau giỏi về chuyên môn, kỹ năng tác nghiệp. Những cán bộ này phải được đào tạo về qui trình nghiệp vụ cung cấp dịch vụ và mối quan hệ của nó với các nghiệp vụ khác. Hình thức đào tạo có thể thực hiện tại chỗ hoặc cử đi học các lớp ngắn hạn.

Củng cố, nâng cao uy tín, tạo lòng tin với khách hàng

Ngân hàng nên dành một phần chi phí thích đáng cho các hoạt động quảng cáo trên các phương tiện thông tin như báo chí, đặt lịch v.v… Hàng năm, ngân hàng nên tổ chức hội nghị khách hàng ít nhất một lần để khách hàng có dịp tìm hiểu về Ngân hàng đồng thời Ngân hàng nhận được sự phản ánh trung thực nhất những thắc mắc, những điều Ngân hàng hoặc các cán bộ phục vụ chưa thoả mãn những yêu cầu của khách hàng từ đó kịp thời giải đáp và điều chỉnh các hoạt động, tổ chức điều hành, tác nghiệp hay thái độ phục vụ.

Ban lãnh đạo Ngân hàng các cấp cần thường xuyên, gắn bó quan hệ với Chính quyền địa phương. Do đặc thù Phú Thọ là tỉnh trung du miền núi, trình độ dân trí chưa cao nên cách tốt nhất tiếp cận, tuyên truyền vận động nhân dân về các chính sách huy động vốn, cho vay để họ đến với ngân hàng là thông qua các cấp Chính quyền địa phương

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Yên Lập-tỉnh Phú Thọ (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w