Khuyến khích mọi người tự giác tham gia tích cực vào công tác Phòng chống HIV/AIDS Nâng cao chất lượng và mở rộng các chương trình dự

Một phần của tài liệu Tiểu luận Chương trình phòng chống HIVAIDS quốc gia - Thực trạng và giải pháp. (Trang 38 - 41)

III. CÁC GIẢI PHÁP XÃ HỘI TRONG PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS.

1. Khuyến khích mọi người tự giác tham gia tích cực vào công tác Phòng chống HIV/AIDS Nâng cao chất lượng và mở rộng các chương trình dự

chống HIV/AIDS. Nâng cao chất lượng và mở rộng các chương trình dự phòng ban đầulây truyền HIV trong cộng đồng.

a. Mở rộng các chương trình tư vấn và mạng lưới xét nghiệm tự nguyện HIV/AIDS từ cấp Trung ương đến cấp cơ sở. Bao gồm công tác đào tạo, giám sát và hỗ trợ các tư vấn viên để họ có điều kiện, trình độ, kỹ năng triển khai, cung cấp dịch vụ tư vấn dự phòng HIV và giới thiệu cho các đối tượng có nguy cơ cao. Bên cạnh đó, mạng lưới xét nghiệm HIV phải được mở rộng thông qua việc lập nên các phòng xét nghiệm tự nguyện dấu tên tại các thành phố trọng điểm. Trong hệ thống

này, các đối tượng được xét nghiệm có kết quả dương tính sẽ được đưa vào chương trình hỗ trợvà chăm sóc tại nhà.

b. Mở rộng các Chương trình giáo dục đồng đẳng, tập trung vào các nhóm đối tượng có nguy cơ cao và bạn tình của họ. Hỗ trợ tài chính cho việc tuyển dụng

đồng đẳng viên, đào tạo, giám sát, trả lương, các phụ phí khác… nâng cao khả năng tiếp cận của đồng đẳng viên với đối tượng có nguy cơ cao, cũng như chi phí

cho tài liệu giảng dạy và phân phối bao cao su. Hệ thống này sẽ hợp nhất với các hoạt động của chương trình dự phòng ban đầu, liên kết với các dịch vụ tư vấn và xét nghiệm HIV dấu tên tại cộng đồng cũng như các dịch vụ y tế dành cho người nhiễm HIV/AIDS.

c. Tiếp cận các phụ nữ nhiễm HIV nhằm cung cấp hỗ trợ và chăm sóc làm giảm nguy cơ lây nhiễm mẹ con. Hoạt động này còn bao gồm các chương trình xét nghiệm và tư vấn trên quy mô cộng đồng cho những phụ nữ có nguy cơ cao như

GMD, bạn tình của đối tượng nam nhiễm HIV, phụ nữ nghiện chích ma tuý và các

đối tượng khác. Tiến hành các đánh giá nguy cơ, xét nghiệm và tư vấn cho đối tượng phụ nữ mang thai, tập huấn cho các cán bộ y tế hoạt động trong lĩnh vực

chăm sóc sức khoẻ cho nữ giới, đặc biệt là cho phụ nữ mang thai.

d. Nâng cao hoạt động đánh giá dịch tễ, hoạt động đánh giá nguy cơ và dự

phòng lan truyền HIV cho nhóm đối tượng tình dục đồng giới nam một cách khoa học. Khẳng định sự có mặt của nguy cơ này đồng thời đánh giá loại hình, phạm vi của hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV cũng như các nhu cầu đối với các dịch vụ của chương trình phòng, chống HIV/AIDS.

2. Thông tin, giáo dục, truyền thông: Cần thay đổi cách truyền thông, thay đổi hành vi trong phòng, chống HIV/AIDS: Nâng cao nhận thức của người dân đổi hành vi trong phòng, chống HIV/AIDS: Nâng cao nhận thức của người dân về HIV/AIDS và sự tham gia của người dân vào công tác phòng chống HIV/AIDS. Giảm dần và tiến tới xoá bỏ hoàn toàn tình trạng xa lánh, kì thị, phân biệt đối xử đối với những người nhiễm bệnh trong dân cư.

Cho đến nay, chưa có phương thuốc và vắc-xin đặc trị nào hiệu quả điều trịcăn

bệnh này. Vì vậy, liệu pháp khả quan nhất để hạn chế và ngăn ngừa hiện nay chính là nâng cao hiểu biết của mọi người về các con đường lây truyền và cách thức phòng tránh, trong đó vấn đề đặt ra là đổi mới công tác thông tin, giáo dục, truyền thông thay đổi hành vi trong phòng, chống HIV/AIDS ở VN.

Trước hết, tổ chức tập huấn cho đội ngũ CBCC các cấp ban, ngành TW và cơ

quan truyền thông báo chí, đội ngũ phóng viên, nhà báo chuyên trách lĩnh vực này

để góp phần hiệu quả vào công tác thông tin, tuyên truyền, làm thay đổi hành vi của toàn xã hội trong công cuộc phòng, chống đại dịch HIV/AIDS.

Hai là, hướng tới các đối tượng chủ chốt như: lãnh đạo, quản lý...(Quốc hội, Hội đồng nhân dân, các bộ, ngành…) thậm chí có thể còn phải sửa đổi các Luật như: Luật Y tế, Luật Giáo dục, Luật Lao động … để phù hợp với quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước trong công tác phòng, chống HIV/AIDS.

Ba là, giáo dục truyền thông hướng tới đối tượng có nguy cơ cao, như gái mại

dâm, đối tượng tiêm chích, lái xe đường dài, cán bộ công nhân ở các công trường xây dựng, lao động ngoại tỉnh đến các thành phố.

Bn là, đẩy mạnh công tác truyền thông đến những người nhiễm HIV/AIDS. Trong thời gian qua, chính những người có HIV đã tập hợp lại với nhau thành một nhóm hoặc một tổ chức để tạo thành một mạng lưới rộng khắp, nghĩ ra thành lập

các câu lạc bộ như Hoa sữa, Ánh sáng, Niềm tin,... từ đó có thể chia sẻ với nhau

các thông tin liên quan đến HIV/AIDS và Luật phòng, chống HIV/AIDS để người trong nhóm hiểu về luật và hiểu về quyền và nghĩa vụ của người có HIV, chia sẻ

những khó khăn trong cuộc sống và những kiến thức chăm sóc bản thân, tiếp cận với các dịch vụđiều trị miễn phí.

Năm là, Đổi mới nội dung: biên soạn, viết và nói thế nào để các đối tượng này thay đổi được nhận thức để có thể thay đổi hành vi. Nhiều cán bộ của chúng ta đã nhận thức được nhưng vẫn sợ những người có HIV. Thay đổi hình thức thông tin tuyên truyền, dùng hình thức đối thoại trực tuyến nhằm công tác tuyên truyền đến

được mọi đối tượng, thông tin hai chiều.

Truyền thông về HIV/AIDS không nên chỉ dừng lại, dựa vào các phương tiện

thông tin đại chúng phổ biến mà cần có sự giao tiếp giữa các cá nhân trong cộng

đồng với nhau.

Cần phải gỡ bỏ các họa phẩm, những panô áp phích cũ nơi công cộng, thay vào những bức tranh mới với thông điệp luôn cảnh giác với HIV/AIDS nhằm tuyên truyền rằng HIV cũng là một căn bệnh, không phải tệ nạn, người nhiễm HIV vẫn sống bình thường và không gây hại cho cộng đồng nếu biết cách phòng ngừa.

Cần xây dựng thông điệp cũng như phương thức truyền thông có hiệu quả của quốc tế đến với tất cả người dân nói chung, trong thanh thiếu niên nói riêng, nhất là

ở khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa. Nên xóa bỏ hình ảnh người có nhiễm HIV/AIDS là hình ảnh của một người ma túy, mại dâm. Điều này cần được thực hiện thường xuyên, liên tục tránh cảm giác tuyên truyền theo kiểu “đến hẹn lại lên”

để nhằm đối phó và vì thành tích.

Điều mà cộng đồng đang mong muốn hiện nay là: truyền thông tuyên truyền về HIV/AIDS phải hướng tới yếu tố tích cực, từ đó chống lại sự kỳ thị, phân biệt

đối xử với người có HIV, giúp cộng đồng có cái nhìn bình đẳng với người hiện

đang chung sống với HIV/AIDS tại Việt Nam. Bản thân những người nhiễm HIV/AIDS là những bệnh nhân đang cần sự giúp đỡ, cộng đồng nên dang tay ra

đón lấy và giúp đỡ họ.

Trong các nhà trường phải có phương thức tiếp cận đến các em học sinh để các em có nhận thức tốt hơn.

Thực tế, hoạt động truyền thông phòng, chống HIV/AIDS hiện ở nước ta chưa triển khai sâu rộng và đồng bộ tới cộng đồng đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao và việc thay đổi hành vi của người nhiễm còn ở mức độ thấp. Do đó, sự triển khai chuyên sâu trong công tác thông tin, giáo dục, tuyên truyền không chỉ dừng lại ở

tuyên truyền, giáo dục để thuyết phục mà còn phải bằng chính sự nêu gương, qua

những người có HIV/AIDS đạt hiệu quả cao! Thông tin, giáo dục, truyền thông góp phần làm thay đổi các hành vi có nguy cơ, nâng cao số lượng, chất lượng và tính phù hợp, hiệu quả của các hành vi phù hợp, có lợi cho công cuộc phòng, chống HIV/AIDS đồng thời từ đó tăng cường tuyên truyền các chủ trương, chính sách về chương trình can thiệp nhằm làm giảm thiểu tác hại nhằm tạo môi trường thuận lợi cho việc thực hiện các biện pháp can thiệp, làm chuyển biến mạnh mẽ

tinh thần và trách nhiệm của toàn xã hội.

"Chính phủ từng nhấn rất mạnh tầm quan trọng của giáo dục truyền thông. Hiện chưa có vacxin đặc dụng nào để phòng chống HIV/AIDS có hiệu quả. Nhưng nếu toàn xã hội nhận thức được cái tác hại của đại dịch HIV/AIDS, và nhất là các cấp chính quyền và các đối tượng có nguy cơ lây nhiễm cao nhận thức được đúng đắn về vấn đề này thì thực sự đấy là vacxin rất hữu hiệu để chặn đứng HIV/AIDS ở

nước ta".

Một phần của tài liệu Tiểu luận Chương trình phòng chống HIVAIDS quốc gia - Thực trạng và giải pháp. (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)