HIV/AIDS. Hiệu quả đầu tư chưa cao, còn bất hợp lý.
Kinh phí hoạt động của Chương trình phòng chống HIV/AIDS ở Việt Nam tuy
đã có sự gia tăng rất đáng kể trong những năm gần đây nhưng vẫn chỉ ở mức 0,8-1,2USD/người/năm, còn thấp hơn nhiều so với nhu cầu của chương trình và so với mức đầu tư cho phòng chống HIV/AIDS được UNAIDS khuyến cáo là 4 USD/người/năm.
Ngân sách cho Chương trình Quốc gia một mặt hạn chế, chưa đáp ứng được thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh nhân AIDS. Trong năm 2003 chỉ có 160 bệnh
nhân AIDS được điều trị thuốc đặc hiệu trong tổng số 11.659 bệnh nhân AIDS. Mặt khác, do phải bao phủ nhiều nội dung, phải đảm bảo các chỉ tiêu pháp lệnh như truyền máu, giám sát, phòng chống HIV/AIDS tuyến xã phường, kinh phí
được phân bổ theo phương thức bình quân đã ảnh hưởng không nhỏ tới công tác phòng chống HIV/AIDS, làm cho các hoạt động của chương trình có tính chất rải
đều và không đủđể có hiệu quả.
* Nguyên nhân chủ yếu là do:
- Cơ chế phân bổ kinh phí của Chương trình còn bị ảnh hưởng nặng nề bởi tính tập trung, quan liêu và áp đặt. Khi phân bổ kinh phí, không xét đến nhu cầu thực tế
của các địa phương, các ngành.
vững của chương trình (nhưđầu tưđể nâng cao năng lực bộ máy…).
- Việc phân bổ kinh phí chương trình phòng, chống HIV/AIDS ở cả trung ương
và địa phương thường được uỷ quyền cho ngành y tế thực hiện. Do vậy, hiệu lực thực thi các hoạt động chưa cao.
* Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Trịnh Quân Huấn, ngân sách cho phòng, chống
HIV/AIDS đã được Chính phủ quan tâm đầu tư và tăng lên hàng năm. Cụ thể, năm
2000-2003 là 60 tỷ đồng, năm 2004-2005 là 80 tỷđồng, năm 2006 là 82 tỷđồng và
năm 2007 là 150 tỷđồng.
Tuy nhiên, tổng các nguồn ngân sách trong và ngoài nước cho công tác phòng chống HIV/AIDS ở VN cũng chỉ đạt 40% nhu cầu mỗi năm. Dự báo đến năm
2010, số người nhiễm HIV ở VN sẽ lên tới 350.000 người. Do đó, tổng nhu cầu kinh phí cho phòng chống HIV/AIDS giai đoạn 2006-2010 là 594 triệu USD. NSNN và các nguồn hỗ trợ quốc tế đã cam kết cho giai đoạn này khoảng gần 200 triệu USD. Như vậy, nguồn kinh phí còn thiết hụt vào khoảng 400 triệu USD tập trung vào các lĩnh vực: truyền thông thay đổi hành vi, can thiệp giảm tác hại, chăm sóc và điều trị nhiễm HIV/AIDS... Theo ước tính từ nay đến 2010, thiếu 6.400 tỷ đồng cho phòng chống HIV/AIDS