GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG CHỐNG QUỐC GIA HIV/AIDS.

Một phần của tài liệu Tiểu luận Chương trình phòng chống HIVAIDS quốc gia - Thực trạng và giải pháp. (Trang 34 - 38)

CHỐNG QUỐC GIA HIV/AIDS.

Sau 25 năm chiến đấu với HIV/AIDS kể từ khi phát hiện ra bệnh nhân AIDS

đầu tiên vào năm 1981, các nước trên thế giới đã nhận ra rằng các hoạt động phòng chống AIDS cần phải được thực hiện thường xuyên và cần có sự hậu thuẫn mạnh mẽ của chính sách trong đó chính phủ giữ vai trò chủđạo trong việc thiết kế, lập kế

hoạch, thực hiện, huy động sự tham gia của các thành phần trong xã hội. Tuy nhiên, việc thực hiện thành công chương trình phòng, chống HIV/AIDS không chỉ đến từ các nhà lãnh đạo mà còn từ tất cả mọi người dân và cộng đồng. Mỗi lời cam kết của các chính chủ, các tổ chức xã hội dân sự, các tổ chức phi chính phủ, các tổ

chức tôn giáo… cần chuyển thành hành động cụ thể trong việc phòng chống AIDS nhằm giảm sự lan rộng của dịch, tăng cường chăm sóc, điều trị và hỗ trợ cho người nhiễm.

1. Tăng cường lãnh đạo, Quản lý Nhà nước trong công tác phòng, chống HIV/AIDS trong tình hình mới. HIV/AIDS trong tình hình mới.

Quán triệt và tổ chức thực hiện thật tốt Chỉ thị 54 của Ban Bí thư Trung ương

Đảng, Luật Phòng, chống HIV/AIDS và Chiến lược quốc gia Phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020. Tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và ý thức trách nhiệm của các cấp ủy đảng, các cấp chính quyền,

các đoàn thể xã hội và của mọi người dân đối với nhiệm vụ lãnh đạo và tham gia công tác phòng, chống HIV/AIDS, cụ thể:

* Các cấp ủy đảng và các cấp chính quyền cần:

- Xác định phòng, chống HIV/AIDS là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài; - Thường xuyên theo dõi, phân tích, đánh giá tình hình lây nhiễm HIV/AIDS

trong ngành và địa phương, có kế hoạch thực hiện các giải pháp cần thiết nhằm phòng, chống HIV/AIDS gắn với phòng, chống các tệ nạn ma túy, mại dâm và với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội.

- Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ việc tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS ở tất cả các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị.

*Các ngành chức năng coi trọng:

- Xây dựng, bổ sung và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế hiện nay của công cuộc phòng, chống HIV/AIDS phù hợp với xu hướng hội nhập và luật pháp quốc tế.

+ Xây dựng và triển khai chương trình hành động, các cơ chế, chính sách có

liên quan đồng bộ để tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho công tác phòng, chống HIV/AIDS;

+ Ban hành chính sách, chế độ hỗ trợ việc chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS,

- Đổi mới, đa dạng hóa và đẩy mạnh hoạt động thông tin, tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong xã hội, nhằm xây dựng nhận thức đúng về nguy cơ và hiểm họa của dịch HIV/AIDS, có thái độ, hành vi, cư xử đúng đối với người nhiễm HIV/AIDS, có tinh thần tích cực tham gia phòng, chống căn bệnh này; gắn phòng, chống HIV/AIDS với xây dựng gia đình văn hóa, làng, bản văn hóa, cơ quan, đơn vị văn

hóa; xây dựng lối sống lành mạnh, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội.

2. Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực cán bộ làm công tác phòng, chống HIV/AIDS từ Trung ương đến địa phương. Nâng cao hiệu quả phối hợp chống HIV/AIDS từ Trung ương đến địa phương. Nâng cao hiệu quả phối hợp liên ngành trong phòng, chống HIV/AIDS, cụ thể:

- Công tác phòng, chống HIV/AIDS cần được xây dựng thành chương trình phối hợp liên ngành, huy động các tổ chức xã hội, tổ chức tôn giáo, từ thiện, tổ

chức phi chính phủ, các doanh nghiệp, các nhóm cộng đồng, người nhiễm HIV

cùng gia đình chủ động, tích cực tham gia công tác phòng, chống HIV/AIDS. - Tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động liên ngành HIV/AIDS với việc ban hành các văn bản chỉđạo cụ thể cơ chế, cách thức phối hợp cũng như xác

định rõ hơn nữa trách nhiệm của mỗi lực lượng xã hội khi tham gia vào hoạt động

này, đặc biệt là sự cam kết đầu tư nguồn lực.

- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp Uỷ Đảng, chính quyền trong phối hợp liên ngành phòng chống HIV/AIDS ở các địa phương từ khâu lập kế

hoạch hoạt động đến khâu tổ chức triển khai thực hiện và giám sát đánh giá. Đồng thời tăng cường sự phối hợp chỉ đạo giữa các cơ quan, Bộ, Ngành, đoàn thể ở

Trung ương với chính quyền địa phương. Nâng cao nhận thức của lãnh đạo các Ngành, các cấp vềtính khó khăn, phức tạp của công cuộc phòng, chống HIV/AIDS cũng như tầm quan trọng của nó và xác định rõ trách nhiệm của các nhà lãnh đạo, quản lý đối với chương trình này.

- Củng cố và từng bước hoàn thiện hệ thống tổ chức cơ quan chuyên trách phòng, chống HIV/AIDS từ Trung ương đến địa phương trong cả nước.

- Thắt chặt sự chỉ đạo giữa UBQG phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm với Cục phòng chống HIV/AIDS thông qua Bộ Y tế..

- Thiết lập cơ chế giám sát, đánh giá liên ngành đối với hoạt động phòng chống HIV/AIDS của các thành viên.

- Đổi mới quy trình lập kế hoạch, kết hợp cả hai phương pháp tiếp cận (từ trên xuống và từ dưới lên), khuyến khích sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng kế

hoạch hoạt động hàng năm.

- Huy động và sử dụng kinh phí cho hoạt động phối hợp liên ngành phòng chống HIV/AIDS cũng cần phải có sự thay đổi theo hướng tập trung mọi nguồn lực (ngân sách nhà nước, tài trợ quốc tế, hoạt động cộng đồng…) về một đầu mối, quản lý và phân bổ theo các hoạt động ưu tiên và được xây dựng trong kế hoạch. Uỷ ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm quản lý và điều tiết nguồn kinh phí cho hoạt động, trao quyền cho cấp dưới trong sử dung kinh phí sao cho đúng mục đích

và đạt hiệu quả.

- Đổi mới cách thức biên soạn và phát hành các tài liệu về phòng chống HIV/AIDS với sự tham gia ngày càng nhiều hơn của các ngành thành viên, các địa phương nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu đa dạng của các nhóm hưởng lợi trong cộng

đồng.

- Thiết lập và duy trì thường xuyên cơ chế trao đổi thông tin trong hoạt động phòng chống HIV/AIDS của các ngành thành viên, các tổ chức quốc tế, các tổ

chức xã hội bằng cách xây dựng biểu mẫu thống kê, báo cáo chung về tình hình hoạt động, phát huy thế mạnh của công nghệ thông tin

- Tạo sự đồng thuận của các lực lượng xã hội trong việc triển khai thực hiện các hoạt động giảm tác hại cho nhóm nguy cơ cao, chống phân biệt kỳ thị đối với người có HIV. Đặc biệt là phát huy hơn nữa sức mạnh của phối hợp liên ngành trong hoạt động quản lý chăm sóc, tư vấn cho người có HIV/AIDS giúp họ hoà nhập cộng đồng nhằm giảm thiểu tác hại do đại dịch gây ra đối với sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi ngành, mỗi địa phương.

3. Quản lý chặt chẽ, sử dụng có hiệu quả các nguồn đầu tư. Tăng mức đầu tư của Nhà nước, tích cực huy động sự đóng góp của toàn xã hội, mở rộng hợp tư của Nhà nước, tích cực huy động sự đóng góp của toàn xã hội, mở rộng hợp tác nhằm tranh thủ tối đa sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế cho nhiệm vụ phòng, chống HIV/AIDS.

Ưu tiên đầu tư cho việc mở rộng và nâng cao chất lượng các hoạt động thông tin tuyên truyền, giáo dục, cho công tác chăm sóc và điều trị người nhiễm HIV/AIDS, quản lý và giám sát dịch tễ, tăng cường nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng các thành tựu nghiên cứu trong, ngoài nước về phòng, chống HIV/AIDS.

4. Đẩy mạnh xã hội hóa công tác phòng, chống HIV/AIDS.

Phát huy truyền thống tương thân, tương ái, chăm sóc, giúp đỡ của cộng đồng, chống kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS; tạo điều kiện để

những người nhiễm bệnh và gia đình họ thấy rõ trách nhiệm, tự giác tham gia tích cực các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS; khuyến khích các đoàn thể chính trị - xã hội, các tổ chức phi chính phủ, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia phòng, chống HIV/AIDS; tiến tới thành lập tổ chức xã hội phòng, chống HIV/AIDS Việt Nam.

5. Nâng cao năng lực chuyên môn, quản lý và nguồn lực cho công tác phòng, chống HIV/AIDS. Nâng cao chất lượng chăm sóc và điều trị phòng, chống HIV/AIDS. Nâng cao chất lượng chăm sóc và điều trị HIV/AIDS tại gia đình, cộng đồng và các cơ sở Y tế.

- Tăng cường đồng bộ các mặt của công tác chuyên môn kỹ thuật trong phòng, chống HIV/AIDS, thực hiện tốt các hoạt động giám sát và xét nghiệm, bảo đảm tuyệt đối an toàn trong truyền máu và các chế phẩm máu; an toàn trong các dịch vụ

y tế và các dịch vụ xã hội có liên quan đến máu.

- Chú trọng đào tạo, nâng cao năng lực thực thi nhiệm vụ cho đội ngũ cán bộ

làm công tác phòng, chống HIV/AIDS (không chỉ của ngành y tế mà còn của các ngành thành viên). Tập trung vào bồi dưỡng một số kỹ năng quan trọng như: lập kế

hoạch hoạt động, truyền thông, giám sát …

- Mở rộng và tăng cường chất lượng dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ và điều trị nhằm kéo dài cuộc sống cho người nhiễm HIV; dự phòng lây nhiễm HIV trong cộng

đồng;

- Cung cấp trang thiết bị, sinh phẩm và thuốc ARV cho các cơ sởđiều trị.

+ Tăng 10% mỗi năm người nhiễm HIV đủ tiêu chuẩn điều trị theo hướng dẫn của Bộ Y tế được tiếp cận với thuốc ARV để đến năm 2010 có khoảng 70% người lớn, 100% trẻ em và 90% bệnh nhân lao nhiễm HIV đủ tiêu chuẩn điều trị được tiếp cận với thuốc ARV;

+ Có ít nhất 50% cơ sở điều trị HIV/AIDS các tuyến được cung cấp đủ các trang thiết bị cơ bản để chẩn đoán, điều trị HIV/AIDS; 70% số huyện trong cả

nước có cơ sở đủ khả năng điều trị ngoại trú cho người nhiễm HIV; Thuốc kháng HIV sản xuất trong nước có thể đáp ứng được 50% nhu cầu điều trị;

- Nâng cao chất lượng chăm sóc và điều trị HIV/AIDS và các nhiễm trùng cơ

hội tại gia đình và bệnh viện. Thực hiện giải pháp liên kết người nhiễm HIV với các dịch vụ chăm sóc toàn diện. Các dịch vụ này sẽ bao gồm giáo dục, tư vấn lâu dài cho bệnh nhân về việc duy trì tình trạng khoẻ mạnh càng lâu càng tốt nhờ chẩn

đoán và điều trị các nhiễm trùng cơ hội, dinh dưỡng hợp lý, thực hành tình dục an toàn, ngừng hút thuốc và giảm tác hại do tiêm chích ma tuý.

- Cung cấp dịch vụ chăm sóc HIV và y tế công cộng cho các đối tượng gái mại dâm và người nghiện chích ma túy tại các Trung tâm 05/06 của địa phương.

- Nâng cao năng lực nhân viên y tế tham gia công tác chăm sóc, hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS bằng cách đào tạo và đào tạo lại về chuyên môn kỹ thuật cho đội ngũ

cán bộ tham gia chăm sóc, điều trị HIV/AIDS tại các tuyến; tăng cường hỗ trợ của tuyến trên cho tuyến dưới. Tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện và nâng cao

năng lực cho ngành y tế trong việc thực hiện các khâu phòng, chống, khám và điều trị HIV/AIDS tại địa phương. Hỗ trợ mở các lớp tập huấn cho đội ngũ tuyên truyền viên ở xã, phường, thị trấn…

- Mở rộng và tăng cường giám sát, dự phòng và chăm sóc lao/HIV.

+ Sàng lọc lao và theo dõi người nhiễm HIV;

+ Tư vấn, xét nghiệm HIV và theo dõi bệnh nhân lao. Đồng thời hỗ trợ điều trị lao khi được chỉđịnh cho các bệnh nhân nhiễm HIV (cả điều trị dự phòng).

- Hoàn thiện hệ thống thu thập số liệu, báo cáo và quản lý chưong trình chăm

sóc, hỗ trợ và điều trị cho người nhiễm; tăng cưòng công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của chương trình chăm sóc, hỗ trợvà điều trị HIV/AIDS…

tỉnh có số nhiễm HIV/AIDS cao. Đồng thời tiến hành đánh giá, tăng cường hệ

thống giám sát sẵn có, đào tạo các bác sĩ, dược sĩ tham gia dịch vụ điều trị. Tăng

cường hỗ trợ Labo cho công tác giám sát HIV/STIs, Lao và các nhiễm trùng cơ hội khác.

6. Họat động phòng chống HIV/AIDS phải lồng ghép vào kế họach, chương trình phát triển kinh tế - xã hội.

Khi xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các cấp, nhất thiết phải lồng ghép các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS phải tuân thủ các nguyên tắc sau :

- Quy định chỉ tiêu và các hoạt động cụ thể về phòng, chống HIV/AIDS, phân

tích tác động của chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đối với công tác phòng, chống HIV/AIDS

- Quy định nguồn kinh phí để thực hiện các hoạt động cụ thể về phòng, chống HIV/AIDS;

- Quy định về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc phối hợp với cơ quan y tếđầu mối về phòng, chống HIV/AIDS.

7. Thực hiện cam kết quốc tế. Tiếp tục mở rộng hơn nữa hợp tác quốc tế trong phòng, chống HIV/AIDS. trong phòng, chống HIV/AIDS.

Thường xuyên củng cố các mối quan hệ hợp tác đã có, đồng thời tích cực khai thác các khả năng hợp tác mới theo hướng đa phương, đa dạng hóa các mối quan hệ. Tiếp tục cam kết và thực hiện có hiệu quả các quy định điều ước, tuyên bố về

phòng, chống HIV/AIDS trong khu vực và quốc tế mà Nhà nước đã tham gia ký kết hoặc gia nhập.

Một phần của tài liệu Tiểu luận Chương trình phòng chống HIVAIDS quốc gia - Thực trạng và giải pháp. (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)