được đẩy mạnh, các hoạt động can thiệp giảm thiểu tác hại trong nhóm nghiện chích ma túy và mại dâm chủ yếu được triển khai dưới dạng thí điểm. Cho nên hiệu quả triển khai còn rất hạn chế.
Hiện nay, cả nước có 18/60 sở Y tế tỉnh báo cáo rất khó khăn trong việc triển khai các hoạt động can thiệp giảm tác hại, một số địa phương không thể triển khai
được chương trình trao đổi bơm kim tiêm.
Độ bao phủ chương trình can thiệp giảm tác hại vẫn còn rất thấp, có những tỉnh có tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS cao như Quảng Ninh nhưng độ bao phủ chương trình chỉ
khoảng 10%. 60/64 tỉnh, thành phố chỉ có 19% xã, phường triển khai chương trình bơm kim tiêm và 32% xã, phường triển khai chương trình bao cao su. Lựơng bơm kim tiêm phát ra chỉ bao phủ khoảng 10-15% nhu cầu thực tế, do đó, không thể
khống chế được lây nhiễm HIV trong các đối tượng nguy cơ lây nhiễm cao.
Thực tế ở một số địa phương, việc giáo dục đồng đẳng viên đi phát bơm kim tiêm sạch cho người sử dụng ma túy để tránh lây truyền HIV nhưng bị công an giữ,
ngăn cản, vì làm như vậy tiếp tay cho sử dụng ma tuýhoặc theo sát giáo dục đồng
đẳng viên để bắt các đối tượng nghiện, chích ma túy, vì vậy, rất khó tiếp cận các
đối tượng nghiện chích ma túy.
Hiện nay nước ta mới có hai địa phương là TP.Hồ Chí Minh và Hải Phòng triển khai thực hiện thí điểm điều trị nghiện bằng Methadone.
* Nguyên nhân chủ yếu là do:
- Do thiếu hành lang pháp lý và sự đồng thuận của các cấp, các ngành trong việc triển khai các biện pháp can thiệp, nhất là triển khai chương trình BCS và
chương trình trao đổi bơm kim tiêm trong nhóm nguy cơ cao.
- Chưa có sự đồng thuận giữa các ngành, đoàn thể tổ chức chính trị trong việc triển khai các hoạt động can thiệp giảm tác hại trong nhóm có nguy cơ cao ở một số địa phương. Sự bất cập này đã có lúc, có nơi làm triệt tiêu hiệu quả của phối hợp liên ngành trong phòng, chống HIV/AIDS.
9. Không có sự chia sẻ thông tin giữa các lực lượng tham gia phối hợp liên ngành trong phòng chống AIDS ở nước ta.