Việc phát triển rộng mạng lưới của NHNo&PTNT Việt Nam là một
trong những chiến lược của ngân hàng, tuy nhiên cần phải có sự đầu tư cả về
trang thiết bị cũng như nguồn lực con người một cách cẩn trọng. Các bộ phận
chuyên môn phải có sự tách bạch, không thể một cán bộ tín dụng mà làm toàn bộ các khâu như: vừa quan hệ khách hàng, vừa thẩm định, lập hồ sơ…Mỗi chi
nhánh cần có một ban thẩm định riêng, làm như vậy vừa đảm bảo tính khách
quan, đồng thời giảm rủi ro cho ngân hàng nếu cán bộ không đủ khả năng đảm nhận, thực hiện tất cả các khâu.
NHNo&PTNT Việt Nam bên cạnh nghiên cứu các quy định, văn bản
của NHNN về hoạt động thẩm định, đồng thời phải cụ thể hóa các văn bản đó
một cách rõ ràng, ban hành thêm những quy định phù hợp với hoạt động của NHNo để có thể hỗ trợ, cán bộ thẩm định tốt nhất. Đối với hoạt động thẩm định tài chính dự án, cần đưa ra các chỉ tiêu về nội dung, phương pháp thẩm định đồng bộ, thống nhất, tiện cho cán bộ thực hiện, đồng thời cũng thuận lợi
cho ngân hàng trong việc quản lý.
Tăng cường công tác giám sát chặt chẽ công tác thẩm định, thẩm định
tài chính dự án thông qua việc quản lý hiệu quả cho vay đầu tư dự án tại các chi nhánh trên địa bàn.
Tăng cường hoạt động đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ,
nhân viên thông qua các kỳ thi sát hạch nghiệp vụ, tổ chức các buổi học, tập
huấn thường xuyên tại ngân hàng tổng, cũng như tại các chi nhánh.
Đầu tư trang thiết bị, sử dụng các phần mềm hỗ trợ cán bộ trong hoạt động thẩm định, cung cấp nguồn thông tin kịp thời, chính xác của khách hàng sẽ góp phần quan trọng giảm thiểu những sai sót trong quá trình tính toán,
đánh giá các dự án. Việc Ngân hàng NHNo&PTNT Việt Nam đang nỗ lực
triển khai tích cực giai đoạn 2 của chương trình IPCAS(Dự án hiện đại hoá hệ
thống thanh toán và kế toán khách hàng), một cách rộng rãi, đồng bộ cho toàn bộ hệ thống chi nhánh của ngân hàng, là giải pháp quan trọng góp phần hiện đại hóa ngân hàng.
NHNo&PTNT Việt Nam đã và đang khẳng định được vai trò quan trọng của mình đối với sự phát triển của tổng thể nền kinh tế. Hi vọng trong
thời gian tới ngân hàng sẽ tiếp tục phát huy và không ngừng đưa ra những
chiến lược mới để tiếp tục đưa thương hiệu, văn hóa Agribank không ngừng lan tỏa, nâng cao sức cạnh tranh, khẳng định vị thế, uy tín của Ngân hàng Thương mại – Định chế tài chính lớn nhất Việt Nam.
KẾT LUẬN
Đối với bất kỳ một NHTM nào thì an toàn và sinh lợi là những mục tiêu hàng đầu trong hoạt động kinh doanh. Đây đồng thời cũng là phương châm đối với công tác thẩm định dự án đầu tư của ngân hàng. Điều này chỉ có
thể đạt được khi ngân hàng thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả công tác phân tích, đánh giá dự án đầu tư nói chung và thẩm định tài chính dự án đầu tư nói riêng. Có thể nói, phương pháp thẩm định tài chính dự án đầu tư là
công cụ hữu hiệu giúp ngân hàng giảm thiểu rủi ro và nâng cao chất lượng
cho công tác cho vay của ngân hàng.
Em hy vọng thông qua những ý kiến và đề xuất được nêu ra trong báo cáo này là thiết thực và góp phần vào việc sử dụng các phương pháp được tốt hơn trong thẩm định tài chính dự án kinh doanh, sản xuất tại Chi nhánh
NHNo&PTNT Thành phố Vinh, Nghệ An.
Cuối cùng, em xin cảm ơn giáo viên hướng dẫn - Thạc sĩ Nguyễn
Quang Huy cùng toàn thể cán bộ nhân viên Phòng Giao Dịch Bến Thủy, số
161-Nguyễn Du, Chi nhánh NHNo&PTNT Thành phố Vinh, Nghệ An giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.
Tài liệu tham khảo
1. Học viện ngân hàng( 2002), “Thẩm định tài chính dự án”.
2. Nguyễn Trần Quế - Vũ Mạnh Hà (2004). “Giáo trình thống kê kinh tế”.
3. Học viện ngân hàng (2002), “Giáo trình quản trị và kinh doanh ngân hàng”, NXB Thống kê, Hà Nội.
4. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh
thành phố Vinh, Nghệ An năm 2009, năm 2010 và năm 2011.
. 5. webside: Agribank.com.vn (Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông
thôn).
6. www.gov.vn ( Ngân hàng nhà nước Việt Nam).
7. Nghị định 636 và văn bản 666, của NHNo&PTNT Việt Nam.
8. Sở kế hoạch và đầu tư Nghệ An,“Báo cáo xác định nhu cầu về vốn và
khả năng tiếp cận vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ với các tổ chức tín dụng và một số khuyến nghị”, Nghệ An, 2011.