Tình hình chung về công tác thẩm định tài chính dự án tại chi nhánh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An (Trang 30 - 33)

2.2.2.1.Một số mặt đạt được

+Về cán bộ thẩm định

Cán bộ của chi nhánh chủ yếu đang còn trẻ tuổi, năng động nhiệt tình. CBTD tiến hành thẩm định tài chính DAĐT theo đúng quy trình thẩm định DAĐT của Chi nhánh, của NHNo&PTNT Việt Nam đề ra và đang ngày càng

hoàn thiện dần quy trình đó.

Các phương pháp thẩm định được vận dụng một cách linh hoạt tùy vào từng khía cạnh thẩm định cụ thể, các CBTD đã biết lựa chọn các phương pháp

phù hợp. Chẳng hạn như về việc lựa chọn máy móc thiết bị, các CBTD đã sử

dụng phương pháp so sánh đối chiếu, lập thành bảng biểu để dễ dàng so sánh đối

chiếu các loại máy móc hiện có, từ đó đễ nhận thấy phương án cần phê duyệt; đối

với rủi ro của dự án trên thì CBTD đã đưa ra các rủi ro có thể có và phương án

khắc phục chúng; thông qua phân tích độ nhạy của dự án, các CBTD cho thấy dù thế nào thì dự án vẫn khả thi và đem lại lợi nhuận cho chủ đầu tư cũng như NH

cho vay vốn. Bên cạnh đó điều tra thông tin về khách hàng khá kỹ càng để có các quyết định chính xác hơn cũng được quan tâm ngày một nhiều.

Trong quá trình thẩm định, thẩm định về tài chính luôn được quan tâm chú

trọng: các chỉ tiêu hiệu quả tài chính luôn được phân tích một cách kỹ càng, đặc

biệt các chỉ tiêu giá trị hiện tại thuần, điểm hòa vốn hay thời gian thu hồi vốn vay,

vốn đầu tư … những chỉ tiêu ảnh hưởng trực tiếp đến tính khả thi của dự án cũng như khả năng trả nợ của dự án. Trong thẩm định tài chính dự án có quan tâm rất

lớn tới quan hệ tín dụng của công ty với các tổ chức tín dụng khác. Chất lượng và hiệu quả tín dụng ngày càng được nâng cao qua các năm.

Bên cạnh đó chi nhánh luôn có chính sách về nhân lực tương đối hiệu

quả. Hàng năm luôn có kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của chi nhánh, đã giúp cho chất lượng đội ngũ công nhân viên không ngừng được cải

thiện.

Bảng 2.5. Kinh phí công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2009 – 2010

Đơn vị tính: 1000đ

TT Chương

trình đào tạo Năm

Đối tượng đào tạo Số người cử đi học Số ngày học Tổng kinh phí 1 Lớp học thêm nghiệp vụ 2 Nghiệp vụ ngân hàng thương mại 2009 Cán bộ 2 45 5.000 2010 2 60 7.000 3 Quản lý rủi ro 2009 Trưởng phòng 0 0 2010 1 25 6.000 4 Các lớp học bổ trợ kiến thức 2009 Cán bộ 4 60 8.000 2010 3 60 5.000 5 Học nâng bằng 2009 Nhân viên 8 180 37.000 4 180 20.000 2010

(Nguồn: phòng hành chính nhân sự NHNo & PTNT chi nhánh thành phố Vinh) + Về trang thiết bị phục vụ hoạt động thẩm định tài chính dự án:

Các tài sản cố định đặc biệt là hệ thống máy móc thiết bị phục vụ cho

quá trình nghiệp vụ đã ngày càng được quan tâm đúng mức hơn, đầu tư mua

mới: mỗi phòng giao dịch đều được trang bị máy in, máy photocopy, máy

đếm tiền, fax… các CBTD đều có máy tính tại nơi làm việc và có kết nối

mạng với hệ thống ngân hàng chủ, tạo điều kiện thuận lợi cho hệ thống kiểm

tra cũng như truy cập thông tin khách hàng, trong quá trình thẩm định.

Khi thẩm định tình hình tài chính các dự án, các cán bộ thẩm định, tái

thẩm định phải tính toán lại tài chính các dự án để xác định số liệu mà chủ đầu tư cung cấp có chính xác không, nếu trước đây chủ yếu sử dụng phương

pháp thủ công rất mất thời gian thì bây giờ do áp dụng các phần mềm, sự hỗ

trợ của máy tính, đã tiết kiệm được công sức và thời gian rất nhiều.

Một bước đột phá cho NHNo&PTNT Việt Nam nói chung và chi nhánh NHNo&PTNT thành phố Vinh, Nghệ An nói riêng đó là việc ứng dụng phần

mềm IPCAS(Dự án hiện đại hoá hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng ) trong các hoạt động của ngân hàng đã tạo nên bước tiến mới cho các sản

phẩm và dịch vụ mà ngân hàng cùng cấp. Tạo điều kiện thuận lợi cho khách

hàng, cũng như hỗ trợ cán bộ trong quá trình theo dõi, quản lý công tác huy động cũng như cho vay vốn.Trong giai đoạn tới NHNo&PTNT Việt Nam

đẩy mạnh nghiên cứu phát triển công nghệ ngân hàng theo hướng hiện đại trên hệ thống IPCAS giai đoạn II để phát triển các ứng dụng và sản phẩm dịch vụ mới có chất lượng đáp ứng nhu cầu của khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh của Agribank và tăng nguồn thu ngoài tín dụng, chi nhánh đã có những bước chuẩn bị cụ thể để có thể tiếp thu được nguồn công nghệ một cách

nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Do đặc thù của các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng là mang tính trìu

tượng cao, do đó việc ra tăng tính hữu hình của sản phẩm dịch vụ ngân hàng là rất cần thiết, nắm bắt được vấn đề này chi nhánh cũng không ngừng đầu tư

vào các trang thiết bị phục vụ các hoạt động về nghiệp vụ, mà việc đầu tư về

các thiết bị, cáh trang trí.. ,văn phòng cũng được chú trọng, tạo tâm lý thoải

mái cho cán bộ làm việc, thu hút được khách hàng đến với chi nhánh.

+Nguồn thông tin phục vụ công tác thẩm dự án:

Hiện nay nguồn thông tin trong quá trình thẩm định không còn mang tính chất một chiều do khách hàng cung cấp, mà tất cả các thông tin đều được

kiểm tra giám sát một cách chặt chẽ, thông qua nhiều hệ thống khác như tài

liệu lưu trữ của hệ thống liên ngân hàng CITAD, hệ thống ngân hàng đa năng

SYMBOYS cập nhật nghiệp vụ và thông tin cho ngân hàng. Không những thế

không những thế mạng lưới khách hàng dày đặc và đa dạng cũng giúp cho ngân hàng thu thập được nguồn thông tin hữu hiệu. Các chuyên viên phân tích rủi do, các chuyên gia phân tích kinh tế cũng là nguồn thu thông tin có chất lượng cho cán bộ thẩm định. Có thể nói chất lượng thông tin phục vụ công tác

thẩm định của dự án ngày chính xác, hạn chế cho chi nhánh những rủi ro nhất định.

+Về công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động thẩm định .

Công tác kiểm tra, giảm sát được chi nhánh thực hiện một cách nghiêm túc. Các cán bộ quản lý trực tiếp kiểm tra hồ sơ vay, đối chiếu nợ, kiểm tra

phân kỳ nợ (gốc, lãi) theo quy định 666/HĐQT, kiểm tra đối chiếu tài sản đảm bảo tiền vay, kiểm tra nợ đã XLRR..vv.Đặc biệt khai thác chương trình phần mềm IPCAS để theo dõi nợ, giám sát hoạt động tín dụng.

Đối với công tác thẩm định dự án, thì đối với các khoản vay từ 100

triệuđồng trở lên, ngoài cán bộ phụ trách khoản vay, còn có giám đốc phòng giao dịch đi kèm. Đối với những khoản vay lớn vượt quyền của PGD thì phải

xin chỉ thị của giám đốc chi nhánh, thành lập một ban thẩm định riêng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)