- NHNN cần phải căn cứ vào quy hoạch, phương hướng và nhiệm vụ
phát triển kinh tế của đất nước trong từng thời kỳ để định hướng cho công tác
thẩm định của các NHTM. Bằng việc ban hành các văn bản, quy định về hoạt động đối với các TCTD, NHNN sẽ quản lý công tác thẩm định phù hợp với
từng giai đoạn phát triển của đất nước, phục vụ và hỗ trợ tích cực cho quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, lãnh thổ. Từ đó, các ngân hàng có cơ
sở để tự sắp xếp, điều chỉnh hoạt động của mình, trong đó công tác thẩm định
doanh nghiệp, để phù hợp với định hướng thẩm định của NHNN.
- NHNN cần có sự hướng dẫn và yêu cầu các TCTD chủ động xây
dựng một hệ thông chỉ số và giới hạn có tính cảnh báo về nguy cơ rủi ro có
thể xảy đến với công tác thẩm định của ngân hàng như: giới hạn cho vay đối
với một doanh nghiệp, một ngành, một vùng cụ thể để phân tán rủi ro. Giới
hạn này phải được xác định một cách hợp lý dựa trên các điều tra, đánh giá và so sánh về lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, hiệu quả sử dụng vốn, tiềm
lực tài chính, mức độ rủi ro và năng lực trả nợ của doanh nghiệp; tiềm năng
phát triển của ngành, của vùng.
- NHNN cần có những nghiên cứu để đơn giản hóa công tác thẩm định
trong hoạt động tín dụng ngân hàng nhưng vẫn phải đảm bảo được chất lượng
thẩm định. Cụ thể, NHNN có thể hướng dẫn các NHTM trong việc phân cấp
thẩm định, giảm số cấp thẩm định đồng thời tăng quyền hạn và trách nhiệm
của mỗi cấp. Hoặc NHNN có thể yêu cầu các NHTM tách biệt giữa cán bộ tín
dụng và cán bộ thẩm định, cán bộ thẩm định có toàn quyền trong việc ra
quyết định tín dụng nhưng cũng phải chịu toàn bộ trách nhiệm nếu để xảy ra
sai sót trong quá trình thẩm định. Làm như vậy sẽ giảm bớt thời gian và chi phí thẩm định nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng công tác thẩm định dự án.
- NHNN cần tăng cường hỗ trợ các NHTM phát triển đội ngũ nhân viên, đồng thời giúp đỡ về mặt thông tin và kinh nghiệm thẩm định tài chính dự án cho các ngân hàng. NHNN nên đứng ra tổ chức các hội nghị toàn ngành về công tác thẩm định nhằm đánh giá chất lượng công tác này, báo cáo và trao
đổi kinh nghiệm giữa các ngân hàng với nhau, đặc biệt là giữa các NHTM
lớn. Bên cạnh đó, NHNN cũng nên thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn
cho cán bộ thẩm định của các NHTM do các chuyên gia của WB, IMF hoặc
của những nước có ngành ngân hàng phát triển phụ trách. Qua đó, cán bộ
thẩm định có thể nắm bắt những phương pháp mới hiệu quả trong thẩm định
tài chính dự án đầu tư.
- NHNN cần có những biện pháp tích cực để nâng cao chất lượng và
tăng cường vai trò của các trung tâm thông tin ngân hàng. Hiện nay, NHNN
có 2 trung tâm thông tin là: Trung tâm thông tin phòng ngừa rủi ro và Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) đặt tại Vụ tín dụng NHNN. Chức năng của các
trung tâm này là cung cấp thông tin về tín dụng và rủi ro cho các NHTM. Tuy
nhiên, do còn có những vướng mắc về cơ sở pháp lý cũng như sự phối hợp
giữa các thành viên tham gia nên trung tâm này đến nay vẫn chưa thực hiện đầy đủ chức năng của mình. Do vậy, cần thiết phải cải tiến cơ chế làm việc
thành viên độc lập, cung cấp những dịch vụ thông tin liên quan đến lĩnh vực
nâng cao chất lượng thu thập, cung cấp và khai thác thông tin. Mặt khác, cần tăng cường sự phối hợp, giúp đỡ của các cơ quan khác như: Tổng cục Thống
kê, Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, các Bộ ngành có liên quan…đối với hoạt động của các trung tâm thông tin. Bên cạnh đó, NHNN cũng cần thống nhất đưa ra các chỉ tiêu đo lường mức độ rủi ro của từng ngành nghề, từng lĩnh vực
kinh doanh của nền kinh tế làm căn cứ để NH phân loại, xếp hạng DN, từ đó
nâng cao chất lượng công tác thẩm định tài chính DAĐT.