-Nguyên nhân khách quan:
+Trình độ và khả năng lập dự án của các chủ đầu tư, doanh nghiệp trên
địa bàn còn hạn chế, phần lớn các phương án, dự án mà chủ đầu tư lập chưa đầy đủ chính xác theo yêu cầu của quy định của chi nhánh, do đó thời gian để
bổ sung và hoàn thiện hồ sơ mất nhiều thời gian gây khó khăn cho hoạt động
thẩm định của cán bộ tín dụng.
+Việc tính toán các chỉ tiêu tài chính còn gặp nhiều khó khăn, do quy định pháp lý của toàn hệ thống ngân hàng vẫn chưa hoàn thiện, rất khó khăn
trong việc lựa chọn lãi suất chiết khấu, đặc biệt trong trường hợp thị trường thường xuyên thay đổi, có nhiều biến động như hiện nay, gây rủi ro cho công
tác thẩm định.
+Sự khó khăn về nguồn thông tin:
Có rất nhiều luồng thông tin khác nhau để các cán bộ có thể khai thác
và sử dụng tuy nhiên chất lượng các nguồn thông tin thì không có cơ sở đảm
bảo. Đối với những thông tin do doanh nghiệp cung cấp, do trong nhiều trường hợp chi nhánh thiếu các thông tin để đối chiếu so sánh nên chấp nhận
sử dụng mà không đánh giá mức độ tin cậy của thông tin.
Nguồn thông tin khai thác được từ CIC của NHNN cũng còn nhiều bất
cập. Thực tế hiện nay là nhiều tổ chức tín dụng thành viên hoặc tìm cách trốn
tránh không cung cấp thông tin hoặc cung cấp không đầy đủ, sai lệch vì lo ngại chi tiết thông tin về khách hàng sẽ mất vị thế cạnh tranh thậm chí còn bị
NH khác lôi kéo, mất khách hàng. Tâm lý thận trọng đó dẫn đến việc thông
tin từ CIC càng ngày càng hạn chế, không đảm đương được nhiệm vụ ban đầu đề ra, gây khó khăn cho chính các NH thành viên khi muốn tìm hiểu về một
khách hàng mới.
+Hệ thống pháp luật nói chung và luật pháp liên quan đến hệ thống kế
toán, tín dụng, kiểm toán,…đang trong giai đoạn hoàn thiện, áp dụng chưa đồng bộ,các báo cáo tài chính chưa được kiểm toán bắt buộc, dẫn đến cán bộ
thẩm định phải mất nhiều thời gian hơn để kiểm chứng.
-Nguyên nhân chủ quan:
+Tại chi nhánh chưa có bộ phận cán bộ chuyên sâu vào lĩnh vực thẩm định dự án, thẩm định tài chính dự án, dẫn đến tồn tại các sai sót trong thẩm định, do cán bộ chưa thực sự am hiểu sâu sát về phần việc của mình.
+Vai trò điều hành ở một số phòng giao dịch và phòng nghiệp vụ còn thiếu quyết liệt, thiếu phương pháp nên kết quả kinh doanh còn hiều hạn chế, trong đó có cả những sai phạm trong hoạt động thẩm định. Một số đơn vị và
cán bộ còn đối phó với cơ chế khoán, nảy sinh tư tưởng cầm chừng, ỷ
lại.(năm 2011 có 15 cán bộ viên chức qua quyết toán khoán cả năm chỉ hoàn thành nhiệm vụ dưới 90%).
+Nhiều cán bộ trẻ nhưng trình độ hiểu biết nghiệp vụ còn hạn chế,
thiếu kinh nghiệm dẫn đến những sai sót trong quá trình thẩm định. Trong quá trình phân tích tài chính có nhiều điểm sai sót. Khi tính toán các chỉ tiêu tài chính, có nhiều chỉ tiêu mà dựa vào tổng hợp các chỉ tiêu đó mới đưa ra kết
luận chính xác được. Phần đa đối với các dự án lớn cán bộ thẩm định thường
chủ yếu sử dụng các chỉ tiêu như NPV, IRR, thời gian hoàn vốn… nhiều chỉ
tiêu quan trọng khác thường hay bỏ qua, rất dễ dẫn kết những đánh giá sai
lệch.
+Một số đơn vị việc tổ chức học tập, triển khai các văn bản chỉ đạo của
cấp trên không đầy đủ, không giao việc cho cán bộ nên nhiều việc cán bộ chưa biết công việc để triển khai, dẫn đến những sai xót trong quá trình làm việc.
+Trang thiết bị phục vụ công tác thẩm định, đặc biệt là thẩm định tài
chính tuy đã được quan tâm, nâng cấp, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được nhu
cầu công việc đặt ra.