doanh dịch vụ ở nước ta
2.1 Nâng cao nhận thức, tuân thủ các quy định pháp luật về thương mại điện tử điện tử
Thương mại điện tử Việt Nam đang trên đà phát triển nhanh. Hệ thống pháp luật liên quan tới thương mại điện tử về cơ bản đã được xác lập và đang liên tục được bổ sung. Ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đang có xu hướng gia tăng. Để có thể nắm bắt kịp thời và tuân thủ đúng pháp luật, các doanh nghiệp cần thường xuyên tìm hiểu và thực hiện tốt các quy định pháp luật liên quan tới hoạt động kinh doanh trực tuyến như các quy định về chứng từ điện tử, bán hàng qua mạng, giao kết và thực hiện hợp đồng, thương hiệu và tên miền, xử phạt hành chính, bảo vệ dữ liệu cá nhân, giải quyết tranh chấp,...
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần chủ động phát hiện, phản ảnh với các cơ quan quản lý nhà nước về các vấn đề mới nảy sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh liên quan tới thương mại điện tử và đề xuất việc xây dựng chính sách và biện pháp quản lý mới. Hiện nay, theo Luật Ban hành Văn bản quy phạm pháp luật, trước khi ban hành văn bản quy phạm pháp luật, cơ quan chủ trì soạn thảo phải đăng tải công khai dự thảo để xin ý kiến. Do đó, các doanh nghiệp cũng cần phát huy quyền lợi của mình trong việc đóng góp ý kiến vào các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới thương mại điện tử.
2.2 Tăng cường nguồn nhân lực về thương mại điện tử
Kết quả khảo sát của Bộ Công Thương năm 2012 cho thấy, hầu hết các doanh nghiệp đã triển khai ứng dụng thương mại điện tử ở những mức độ khác nhau và nhiều doanh nghiệp đã quan tâm bố trí cán bộ chuyên trách về thương mại điện tử.
Thương mại điện tử là hình thức kinh doanh dựa trên nền tảng công nghệ cao, đòi hỏi cán bộ của doanh nghiệp phải có một trình độ nhất định cả về kiến thức công nghệ thông tin lẫn kiến thức thương mại. Do vậy, để nâng cao hiệu quả đầu tư, ứng dụng thương mại điện tử, các doanh nghiệp Việt Nam cần nhanh chóng tăng cường nguồn nhân lực về lĩnh vực này. Ngoài các biện pháp mang tính chất tạm
thời như gửi cán bộ tham gia các khoá đào tạo ngắn hạn, mời giảng viên về đào tạo tại chỗ,… một trong các biện pháp bổ sung nguồn nhân lực có chuyên môn phù hợp là liên kết với các cơ sở đào tạo để xác định rõ nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực về thương mại điện tử của doanh nghiệp và tiến hành đào tạo cho cán bộ của doanh