Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Đề án phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ở việt nam (Trang 34 - 39)

3 Đánh giá về thực trạng phát triển thương mại điện tử ở các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ

3.2 Hạn chế và nguyên nhân

Thương mại điện tử là một con dao hai lưỡi đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ở các nước đang phát triển như Việt Nam. Nếu được triển khai ở giai đoạn đầu và với sự tham gia đông đảo của cộng đồng kinh doanh trong nước, Thương mại điện tử có thể thúc đẩy sự phát triển chung, thậm chí đối với cả những doang nghiệp không liên quan trực tiếp tới Thương mại điên tử. Mặt khác, nếu tiến hành quá muộn, thị trường giữa các nước có chi phí lao động thấp sẽ bị phân chia và bất kỳ ai tham gia vào thị trường sẽ phải nỗ lực hết mình để thu hồi thị phần từ những đối thủ cạnh tranh đã có những kinh nghiệm và quan hệ kinh doanh được thiết lập. Việc áp dụng Thương mại điện tử quá muộn hay với quy mô quá hẹp sẽ tác động tiêu cực tới kinh tế nội địa và cả tới sự phát triển của toàn xã hội do để mất thị phần trên thị trường thế giới vào tay các nước khác.

Thực tế, việc ứng dụng thương mại điện tử trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện còn rất hạn chế. Quá trình ứng dụng phát triển thương mại điện tử tham gia vào thương mại quốc tế (được xác định là chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm)

lại còn quá chậm và hạn chế. Nhìn chung trong cả nước, hầu hết các hệ thống mạng cũng như các cơ sở dữ liệu của các cơ quan nhà nước chỉ được xây dựng và vận hành với mục đích phục vụ trong nội bộ cơ quan, nội bộ ngành hay mang tính tuyên truyền, phổ biến cho dân chúng chứ chưa có cơ chế hướng các thông tin tới các doanh nghiệp.

Về phía các doanh nghiệp cũng tự thấy chưa nhận thức đầy đủ về sự cần thiết, hiệu quả của thương mại điện tử và còn coi đây là chuyện xa vời. Số lượng doanh nghiệp kết nối Internet và khai thác thông tin trên mạng còn rất ít, số lượng các website cũng không nhiều. Các website của doanh nghiệp Việt Nam mới đơn thuần giới thiệu doanh nghiệp, sản phẩm chứ ít có giao dịch trực tuyến và cũng không thanh toán được. Các website này hầu hết chưa có kênh quảng bá, giới thiệu với thị trường nước ngoài bởi những hạn chế về vật chất và con người. Các thông tin hỗ trợ khách hàng cũng còn ít và không được cập nhật thường xuyên. Bên cạnh đó, việc đầu tư của các doanh nghiệp cho thương mại điện tử chưa nhiều và còn lẻ tẻ; đội ngũ cán bộ chuyên trách về thương mại điện tử chưa có.

Hiện nay, rất ít các doanh nghiệp sử dụng các phần mềm chuyên nghiệp cho Thương mại điện tử như phần mềm quản lý khách hàng (CRM), phần mềm quản lý hàng tồn kho (SCM), phần mềm quản lý nguồn nhân lực (HRM)... Điều này cho thấy các hoạt động của Chính phủ về tuyên truyền, đào tạo, chuyển giao công nghệ còn kém đã hạn chế đáng kể tới việc ứng dụng Thương mại điện tử của các doanh nghiệp.

Thời gian qua, đã có rất nhiều các website về thương mại điện tử ra đời với các dạng doanh nghiệp với doanh nghiệp, doanh nghiệp với khách hàng hay khách hàng với khách hàng. Nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu lập các website riêng để phục vụ cho việc tiếp thị, quảng bá bán hàng, hỗ trợ bán hàng cũng như tìm kiếm thị trường, mở rộng thị trường ra khắp thế giới. Tuy nhiên, thương mại điện tử ở nước ta chưa có những bước tiến dài do người tiêu dùng và cả doanh nghiệp chưa thật sự hiểu rõ lợi ích của thương mại điện tử đem lại. Vì vậy, người tiêu dùng thì xem các trang bán hàng trên mạng là cá trò bịp, chỉ dùng để tham khảo, còn doanh nghiệp thì làm cho có, thiếu cập nhật thông tin thực tế.

Theo điều tra của Vụ thương mại điện tử (Bộ Thương Mại), hiện nước ta có hơn 98,3% doanh nghiệp có website giới thiệu về doanh nghiệp mình, trong đó có đến hơn 62,5% website chỉ dùng để giới thiệu sản phẩm, dịch vụ và chỉ có khoảng 27,4% cho phép đặt hàng qua mạng trong đó số website có hỗ trợ thanh toán trực tuyến chỉ hơn 3,2%.

Bên cạnh đó, một hạn chế rất lớn trong thời gian qua của thương mại điện tử nước ta là thanh toán trực tuyến, bởi mấu chốt để một thương vụ thương mại điện tử thành công là phải có hệ thống đảm bảo của ngân hàng. Yêu cầu này lại càng quan trọng hơn đối với các nước nhập khẩu hàng hóa nước ta. Do đó, để thương mại điện tử thật sự là giải pháp kinh doanh mang lại hiệu quả cao, các doanh nghiệp xuất khẩu nên liên hệ với các ngân hàng có uy tín để được họ cấp chứng nhận bảo đảm về tài chính, cũng như liên hệ với các tổ chức an ninh mạng để có chứng chỉ bảo mật, an toàn trong giao dịch điện tử.

Ngoài ra, do đặc thù của hoạt động mua bán trên không gian ảo, người mua và người bán không gặp mặt trực tiếp, người sở hữu website TMĐT là người đưa ra luật lệ cho giao dịch, đề ra các điều khoản hợp đồng và cung cấp hàng hóa cho người tiêu dùng. Vì vậy, tính minh bạch trong giao dịch và quyền lợi của người tiêu dùng trong các giao dịch thường bị xem nhẹ. Chỉ cần một cú nhấp chuột đơn giản, người tiêu dùng đã có thể ở trong tình thế buộc phải mua sản phẩm cho dù thực tế sản phẩm có thể không giống với quảng cáo của người bán.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các ứng dụng TMĐT, hoạt động TMĐT cũng ngày càng đa dạng về hình thức, phức tạp về tính chất và có tác động xã hội rộng lớn. Nhiều nhóm đối tượng dựa trên nền tảng và lợi dụng tính năng riêng biệt của phương tiện điện tử để thực hiện các hoạt động thương mại phi pháp như kinh doanh đa cấp bất chính, lừa đảo… Điển hình như Công ty Muaban24 chỉ trong vòng một năm đã lôi kéo hàng chục nghìn người tham gia mạng lưới kinh doanh đa cấp, với khoảng 12.000 gian hàng ảo được bán ra, kiếm lợi bất chính khoảng hơn 600 tỷ đồng. Tính chất phức tạp của mô hình kinh doanh TMĐT nói chung đòi hỏi một hành lang pháp lý chặt chẽ hơn, với các biện pháp chế tài đủ mạnh để xây dựng một tập quán thương mại hiện đại và lành mạnh cho Việt Nam.

Theo Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (VECITA - Bộ Công Thương) năm 2013

Cùng với những trở ngại khi mua sắm trực tuyến, kết quả khảo sát cũng chỉ ra những lý do khiến người dân chưa tham gia mua sắm trực tuyến bao gồm: lý do khó kiểm định chất lượng hàng hóa, những thông số của sản phẩm được quảng cáo trên website không đúng với thực tế; lý do mua tại cửa hàng dễ dàng và nhanh hơn; lý do không tin tưởng người bán; lý do không có đủ thông tin để người mua ra quyết định mua; lý do không có thẻ thanh toán hoặc các loại thẻ thanh toán khác.

Trên đây là một số hạn chế phổ biến khi mua hàng qua mạng ở Việt Nam mà các doanh nghiệp, nhà cung cấp dịch vụ bán hàng trực tuyến cần khắc phục để mở rộng và chinh phục thị trường

Tuy nhiên, trong số 781 người tham gia khảo sát (Theo khảo sát của cục TMĐT và CNTT năm 2013) thì có 88% số người được hỏi vẫn sẽ tiếp tục sử dụng hình thức mua hàng qua mạng trong tương lai, 12% số người còn lại cho rằng sẽ trở về cách mua hàng truyền thống

Tiếp tục mua hàng qua mạng hay dừng

Nguồn: Khảo sát của Cục TMĐT và CNTT năm 2013

Đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ trong lĩnh vực du lịch, với một website, hầu hết họ mới chỉ dừng lại là một kênh thông tin chứ chưa thực sự coi đó là một kênh marketing, một đại diện thương hiệu xứng tầm. Khách hàng muốn mua vé và đặt chỗ thì phải đến công ty. Các khách hàng ngày nay luôn bận rộn hơn, sẽ là một bất lợi lớn khi họ không được phục vụ từ xa. Bên cạnh đó, với một hệ thống dữ liệu rời rạc thì việc chăm sóc khách hàng cũng sẽ trở nên thiếu chuyên nghiệp.

Trước những hạn chế trên, các doanh nghiệp du lịch Việt Nam nên nhanh nhạy hơn trong việc đưa ra một chiến lược marketing trực tuyến bài bản và linh hoạt nhờ áp dụng thương mại điện tử. Doanh nghiệp có thể tham khảo một số hình thức quảng cáo trực tuyến như, website (kênh thông tin – marketing – bán hàng chính thức của doanh nghiệp), Quảng cáo pay per click trên Google, tối ưu hóa website (SEO) web mobile (website phiên bản di động dành cho các khách hàng thường xuyên sử dụng smartphone, máy tính bảng để truy cập website của doanh nghiệp),phần mềm booking (đặt vé trực tuyến), quản trị du lịch (giúp quản lý bán hàng, quản lý điều hành, quản lý nhà cung cấp), email marketing định kỳ…để tận dụng những ưu thế của marketing online và tạo ra một hệ thống marketing trực tuyến chuyên nghiệp hơn tại Việt Nam.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Đề án phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ở việt nam (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w