CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH DỊCH VỤ Ở VIỆT NAM 1 Sự phát triển của thương mại điện tử trong các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ở nước ta
Tại Việt Nam, mạng Internet được kết nối với cổng quốc tế từ 1997, từ đó đến nay, số lượng website của các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam, ngày càng nhiều hơn, các cơ sở hạ tầng viễn thông cũng dần được đầu tư mở rộng để phục vụ cho việc triển khai thương mại điện tử trong nước. Hiện nay, chính phủ cũng đang rất quan tâm đến việc phát triển hoạt động thương mại điện tử trong nước, như xây dựng cổng thông tin thương mại điện tử, xây dựng dự thảo pháp lệnh thương mại điện tử, khuyến khích phát triển các cơ sở hạ tầng công nghệ, kỹ thuật bảo mật, thanh toán trực tuyến…
Mặc dù chưa phải là thước đo trình độ triển khai ứng dụng thương mại điện tử của doanh nghiệp, nhưng số lượng và chất lượng các website kinh doanh cũng là một tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ phát triển thương mại điện tử, đặc biệt trong bối cảnh doanh nghiệp Việt Nam còn tương đối bỡ ngỡ với các phương thức tiến hành thương mại điện tử của thế giới.
Giai đoạn 2001-2010 được coi là thập kỷ hình thành TMĐT và có thể thấy đến cuối giai đoạn này, hạ tầng cơ bản cho ứng dụng TMĐT tại Việt Nam đã được xác lập.
Thương mại điện tửViệt Nam chuẩn bị chuyển sang giai đoạn phát triển thực sự từ năm 2011. (Năm 2003: Xuất hiện; Năm 2005: Hình thành; Năm 2006 - 2010: Khẳng định sự tồn tại; Năm 2011 - 2020: Phát triển thực sự).
Thanh toán điện tử đã có những tiến bộ lớn từ năm 2007, góp phần đẩy mạnh hoạt động mua bán trực tuyến thông qua Internet. Doanh nghiệp trong các lĩnh vực dịch vụ đã biết tận dụng ưu điểm của TMĐT để phát triển các kênh bán hàng trực tuyến, điển hình là các hãng hàng không, công ty du lịch, khách sạn, v.v… Nhiều doanh nghiệp thiết lập website TMĐT để bán hàng hoặc để cho các doanh nghiệp, tổ chức khác tham gia bán hàng hóa hoặc dịch vụ trên website của mình.
Theo Báo cáo Thương mại điện tử năm 2012 của Bộ Công Thương 42% doanh nghiệp tham gia khảo sát đã xây dựng webite. 89% các website này có chức năng giới thiệu sản phẩm và 38% có chức năng đặt hàng trực tuyến. Trong khi đó, khảo sát của Công ty công nghệ thanh toán toàn cầu VISA cho biết, trong năm 2012, 71% người dùng Internet ở Việt Nam có tham gia mua hàng trực tuyến với doanh số TMĐT bán lẻ đạt khoảng 667 triệu USD. 90% trong số đó cho biết họ sẽ tiếp tục mua hàng trực tuyến trong tương lai. So với tỷ lệ 30% người tham gia khảo sát cho biết từng mua hàng trực tuyến trước đó một năm, những con số này cho thấy sự tăng trưởng nhanh chóng về mức độ tham gia TMĐT của người tiêu dùng trẻ tại các thành phố lớn.
Theo báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam 2013 của Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (VECITA, Bộ Công Thương) công bố: năm 2013, giá trị các giao dịch thương mại điện tử của Việt Nam ước đạt 2,2 tỷ USD, tương đương mức chi chi trung bình 120 USD cho mua sắm trực tuyến của mỗi người dân, con số
này và có thể tăng lên hơn 4 tỷ USD vào năm 2015 nhờ lượng người dùng Internet ngày càng lớn.
Tình hình sở hữu website của doanh nghiệp qua các năm 2008-2012
Có thể thấy, trong những năm tới, mức độ ứng dụng TMÐT trong doanh nghiệp Việt Nam sẽ tiếp tục tăng. TMÐT đã đi vào thực chất, giúp doanh nghiệp có doanh thu cụ thể.