Thực trạng phát triển thương mại điện tử ở các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ

Một phần của tài liệu Đề án phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ở việt nam (Trang 28 - 33)

dịch vụ

Kinh doanh hiện nay và trong tương lai sẽ chuyển dần sang online và chiếm phần lớn doanh thu cũng như thị phần của các ngành nghề kinh doanh. Trong một tương lai không xa, việc trao đổi mua bán sẽ hoàn toàn thông qua mạng và một người hoàn toàn có thể kinh doanh và làm việc tại nhà qua mạng mà thậm chí không cần phải ra ngoài. Điều này đã diễn ra tại các nước tiên tiến và Việt Nam cũng như vậy.

Chính thức xuất hiện tại Việt Nam từ năm 1997, sau 15 năm Internet đã thâm nhập sâu sắc, toàn diện vào mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội. Trên nền tảng đó, thương mại điện tử ở Việt Nam đã hình thành và những năm gần đây đã phát triển với nhịp độ nhanh chóng. Môi trường kinh doanh trực tuyến tạo ra rất nhiều cơ hội nhưng cũng tạo ra áp lực cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trong ngành.

Theo cục TMĐT và CNTT năm 2012, hiện nay có tới 1/3 dân số Việt Nam truy cập Internet. Theo Bộ Thông tin và Truyền thông thì số người sử dụng Internet sẽ ngày một tăng cao, dự kiến g hơn một nửa dân số sẽ truy cập Internet hàng ngày. . Vì vậy đây sẽ là nguồn mang lại giá trị lớn cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ nếu biết khai thác và ứng dụng thương mại điện tử vào trong các hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả.

Ngoài ra theo kết quả điều tra sợ bộ tình hình ứng dụng TMĐT của cục TMĐT, thời gian người dùng sử dụng Internet hiện nay cao gấp 2.5 lần so với xem tivi. Quyết đinh mua hàng của người tiêu dùng lệ thuộc nhiều vào Internet. TMĐT đã chứng minh được vai trò không thể thiếu, là kênh marketing tiếp xúc khách hàng nhanh chóng, thuận tiện, giảm chi phí, tăng doanh thu.

Theo Báo cáo TMĐT Việt Nam năm 2012 của Bộ Công thương thì thấy mức độ và hiệu quả của TMĐT đối với doanh nghiệp đã rõ ràng và xu hướng ứng dụng ngày càng tăng. Có gần 90% số doanh nghiệp Việt Nam đã thiết lập hệ thống nội bộ thông qua TMĐT để nhận đơn hàng từ khách hàng. 45% số doanh nghiệp đã xây dựng trang mạng riêng, 15% doanh nghiệp tham gia vào các sàn giao dịch TMĐT. Hầu như tất cả doanh nghiệp đã có máy tính với tỷ lệ kết nối in-tơ-nét gần 100%.

Có thể thấy, trong những năm tới, mức độ ứng dụng TMĐT trong doanh nghiệp Việt Nam sẽ tiếp tục tăng. TMĐT đã đi vào thực chất, giúp doanh nghiệp có doanh thu cụ thể.

Hầu hết các doanh nghiệp thương mại dịch vụ đều đã sử dụng email trong hoạt động kinh doanh, với các mục tiêu là quảng bá sản phẩm, giới thiệu doanh nghiệp, trao đổi thông tin và chăm sóc khách hàng. Có trên 40% doanh nghiệp tham gia điều tra có website và 12% doanh nghiệp tham gia các sàn TMĐT. Hoạt động kinh doanh trên các website cho phép đặt hàng trực tuyến, 20% doanh nghiệp cho biết tham gia các sàn TMĐT mang lại hiệu quả cao.

Theo thống kê của Cục TMĐT và CNTT, hiện Việt Nam có hơn 500.000 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó có khoảng hơn 200.000 doanh nghiệp là có website. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 40% - 45% trên tổng số doanh nghiệp có website là có website TMĐT. Thế nhưng, chỉ có hơn 4.800 website TMĐT là làm đúng thủ tục thông báo/đăng ký. Trong đó, TP Hồ Chí Minh và Hà Nội chiếm tỷ lệ cao nhất.

Tỷ lệ doanh nghiệp sở hữu website theo địa bàn hoạt động 2012

(Báo cáo thương mại điện tử năm 2012)

Thương mại điện tử là một hình thức kinh doanh được áp dụng cho rất nhiều lĩnh vực khác nhau và nó có thể hỗ trợ cho các doanh nghiệp Việt Nam tùy thuộc vào từng loại hình kinh doanh, cụ thể như sau:

Thương mại điện tử có nhiều tác động đến các cá nhân và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch. Những tác động đó có thể mở rộng ra cho cả ngành du lịch.

Tại Việt Nam ngành du lịch đang được ưu tiên phát triển và là một ngành mũi nhọn. Theo số liệu thống kê của Tổng cục du lịch công bố: trong 6 tháng đầu năm 2014 lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt ước đạt 4.287.885 lượt, tăng 21,11% so với cùng kỳ năm 2013. Đấy là chưa kể đến khách Việt Nam đi du lịch trong nước.

Việc ứng dụng TMĐT trong ngành du lịch cũng đã được chú trọng vì nó góp phần không nhỏ vào sự phát triển của ngành. Du lịch Việt Nam cần tận dụng Thương mại điện tử để quảng bá, cho đặt dịch vụ qua mạng, thanh toán qua mạng, hỗ trợ du khách qua mạng không chỉ khách du lịch trong nước mà cả khách du lịch nước ngoài. Người tiêu dùng đang dần dần bỏ qua các hãng đại lý du lịch để mua vé, đặt chỗ và làm các công việc liên quan khác thông qua mạng với chi phí giảm rất nhiều.

Vì thế du lịch trực tuyến đang là một xu hướng tất yếu mà các doanh nghiệp Việt Nam cần cập nhật để theo kịp với thế giới và gia tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch trong nước.

Tại Việt Nam, có hơn 5 triệu lượt tìm kiếm bằng tiếng Việt về các sản phẩm du lịch như du lịch trong nước, tour nước ngoài, đặt phòng khách sạn, các loại hình du lịch… Những tháng cao điểm, con số có thể lên đến 8 triệu lượt. Chiếm tỷ lệ 98% người sử dụng dịch vụ du lịch thực hiện tìm kiếm online trước khi chọn tour (Thống kê từ Google – 2012). Trong đó:

- Khu nghỉ dưỡng: trung bình có 600.000 – 800.000 lượt tìm kiếm qua Internet/tháng

-Tháng cao điểm: hơn 1 triệu lượt/ tháng. - Tour du lịch: 5 – 7 triệu lượt/ tháng

Các doanh nghiệp du lịch Việt Nam còn phải cạnh tranh với nhiều doanh nghiệp và tổ chức ở các quốc gia trong khu vực như Singapore, hay Malaysia, Indonesia hay Đài Loan đang sử dụng marketing online để tiếp cận với khách hàng nội địa.

Qua các con số trên, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch có thể thấy các phương thức giao tiếp với khách hàng cũng đã thay đổi và mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam bắt kịp với thế giới và tận hưởng những lợi ích to lớn mà nó đem lại

2.2 Thương mại điện tử trong kinh doanh trực tuyến

TMĐT giúp mở ra một kênh phân phối và bán hàng mới, gọi là kênh bán hàng trực tuyến. Kênh bán hàng này, nếu làm đúng, không những không giành khách với kênh bán hàng truyền thống, mà còn tiếp cận và mang lại lượng khách hàng mới, mà kênh phân phối cũ không đáp ứng được

Mua bán trực tuyến là quá trình mà người tiêu dùng trực tiếp mua hàng hoá, dịch vụ từ một người bán trong thời gian thực, mà không có một dịch vụ trung gian, qua Internet. Nó là một hình thức thương mại điện tử. Một cửa hàng trực tuyến, cửa hàng điện tử, internet cửa hàng, vatgia, cucre, cửa hàng trực tuyến, hoặc cửa hàng ảo gợi lên sự tương tự vật lý của sản phẩm, dịch vụ mua tại một cửa hàng bán lẻ gạch-và-vữa hoặc trong một trung tâm mua sắm. Quá trình này được gọi là Kinh doanh-to-người tiêu dùng mua sắm trực tuyến (B2C). Khi một doanh nghiệp mua từ một doanh nghiệp khác được gọi là Kinh doanh-to-Business mua sắm trực tuyến (B2B).

Việt Nam là nước xuất khẩu nhiều mặt hàng, Thương mại điện tử giúp doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ tìm kiếm khách hàng trên toàn thế giới. Việt Nam có thể “xuất khẩu” hàng hoá, dịch vụ bằng cách bán qua mạng Internet.

Mục đích sử dụng Internet giai đoạn 2009-2012

(Đơn vị: %)

Mục đích sử dụng Internet 2009 2010 2011 2012

Tìm kiếm thông tin 89.3 100 100 87.05

Truyền nhận dữ liệu 71.4 81 92 23.87

Trao đổi thư điện tử 71.02 71 71 71.02 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mua bán qua mạng 17.9 33.3 32.4 41.57

(Nguồn: Bộ Thông tin và Truyền thông)

Theo bảng báo cáo Ứng dụng công nghệ thông tin của Bộ Thông tin và Truyền thông cho thấy mục đích sử dụng Internet nhằm thực hiện trao đổi mua bán qua mạng chiếm tỷ lệ tăng dần trong giai đoạn 2009-2012, từ 17.9% năm 2009 đến

truyền nhận dữ liệu điện tử giảm mạnh chỉ còn 23.87%. Qua đó chúng ta có thể thấy rằng nhu cầu mua bán qua mạng của khách hàng ngày càng tăng đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến sẽ càng có nhiều cơ hội phát triển hơn trong lĩnh vực này.

Mua sắm không cần đến trực tiếp cửa hàng nói chung và bán lẻ qua mạng- trực tuyến nói riêng đã và đang khởi sắc tại Việt Nam, đến năm 2013 thì "Bán lẻ trực tuyến lên ngôi". Thói quen của người tiêu dùng Việt Nam đối với mua hàng trực tuyến có sự chuyển biến rõ rệt, nắm bắt được xu hướng thay đổi này nhiều website kinh doanh theo mô hình bán lẻ trực tuyến ra đời, khiến cho thị trường này trở nên sôi động.

- Theo báo cáo năm 2012 của Bộ Công Thương thì doanh số ngành thương mại điện tử (TMĐT) tại Việt Nam ước tính vào khoảng 700 triệu USD. Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (thuộc Bộ Công Thương) cũng dự báo đến năm 2015 quy mô ngành TMĐT có thể đạt 1,3 tỉ USD.

- Theo báo cáo của VECITA: Hiện cả nước có hơn 30 triệu người dùng Internet (dân số 90 triệu người). Theo dự báo, đến 2015 Việt Nam sẽ có 40-45% dân số sử dụng mạng. "Với tốc độ phát triển kinh tế và xu hướng hạ tầng dịch vụ, thanh toán ngày càng được quan tâm, đến năm 2015 mỗi người Việt sẽ chi trung bình 150 USD cho thương mại điện tử mỗi năm, đẩy doanh thu ước tính của 2015 lên khoảng 4 tỷ USD"

• Cụ thể, với dân số ước tính 93 triệu người và tỷ lệ truy cập Internet để tham gia mua sắm trực tuyến cao (70%) thì doanh thu sẽ khoảng 4,3 tỷ USD. Nếu ở mức trung bình (65%) sẽ đạt 4,08 tỷ USD còn thấp (60%) là 3,7 tỷ USD.

• Có 61% người giao dịch trực tuyến trong năm 2013 mua hàng qua các website của bên bán, 51% thông qua website mua hàng theo nhóm, mạng xã hội chiếm 45%, 19% qua các sàn giao dịch thương mại điện tử. Ngoài ra, tỷ lệ người mua hàng thông qua các ứng dụng cài đặt trên thiết bị di động đạt 6%.

• Phụ nữ vẫn là đối tượng chiếm đa số trong hoạt động mua sắm trực tuyến với 59%, trong khi đó chỉ 41% nam giới cho biết có tham gia dịch vụ này. Xét về nghề nghiệp, cán bộ quản lý, nhân viên văn phòng là nhóm đối tượng thường xuyên, chiếm 41%. Theo báo cáo, nhóm này làm việc theo giờ hành chính, ít có thời

gian đi mua sắm, tính chất công việc thường xuyên thao tác trên máy tính nên dễ truy cập Internet.

• Kế đến là đối tượng học sinh, sinh viễn (37%), những người có điều kiện tiếp cận với công nghệ. Nhóm trực tiếp sản xuất kinh doanh chỉ chiếm 7%.

Hầu như các doanh nghiệp thành viên của Hiệp hội các nhà bán lẻ đều có hoạt đông trực tuyến song song với hình thức bán lẻ tại hệ thống các cửa hàng, cửa hiệu. Nhiều cá nhân và doanh nghiệp bán lẻ khởi đầu sự nghiệp kinh doanh bằng hình thức trực tuyến với nhiều cách làm phù hợp với thực tế Việt Nam.

Một phần của tài liệu Đề án phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ở việt nam (Trang 28 - 33)