Đánh giá mật độ đối tƣợng bị tổn thƣơng ven biển khu vực quận Hải An

Một phần của tài liệu Đánh giá tổng hợp tổn thương ven biển quận hải an thành phố hải phòng nhằm định hướng quy hoạch dùng hợp lý tài nguyên thiên nhiên (Trang 43)

3.2.1. Nhận định các đối tƣợng bị tổn thƣơng

Thông qua quá trình phân tích, đánh giá đã xác định được các đối tượng bị tổn thương của khu vực nghiên cứu được nhận định là các loại tài nguyên ven biển và các đối tượng nhân sinh.

3.2.1.1. Các loại tài nguyên ven biển

Đất ngập nước: đất ngập nước ven biển khu vực nghiên cứu khá đa dạng về kiểu loại (8 kiểu), phổ biến là các kiểu: vùng biển ở độ sâu dưới 6 khi triều kiệt (Aa), vùng nước cửa sông (F), bãi cát vùng gian triều (Ea), bãi bùn cát vùng gian triều (Gb), rừng ngập mặn (I), vùng nuôi trồng thủy sản (1a). Ngoài ra, các kiểu đất ngập nước còn lại chiếm diện tích không đáng kể (bảng 3.4).

Tài nguyên đất ngập nước ven biển ngoài chức năng, giá trị về phòng tránh thiên tai, bảo vệ môi trường còn đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế ở khu vực. Đặc biệt trong phát triển nuôi trồng đánh bắt thủy sản. Các loại hình ĐNN ven biển này có giá trị rất cao trong việc bảo vệ môi trường (tự làm sạch môi trường, là nơi lưu giữ và phân hủy các chất gây ô nhiễm, bảo vệ bờ biển và các công trình bờ, xây dựng và bảo tồn thiên nhiên…); phát triển kinh tế, xã hội (xây dựng cơ

sở hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho nông, lâm, ngư nghiệp và du lịch phát triển) và đa dạng về các HST RNM, rong và cỏ biển, HST vùng đáy triều,… (Trung tâm Viễn Thám, Bộ Tài nguyên và môi trường, 2005).

Bảng 3.4. Bảng thống kê các kiểu đất ngập nước ven biển quận Hải An

STT Kiểu đất ngập nƣớc ven biển Ký hiệu (theo Ramsar)

Diện tích

(ha) Ghi chú 1 Vùng biển ở độ sâu dưới 6m khi triều kiệt A 9212.81

2 Vùng nước cửa sông F 143.66

3 Thảm cỏ biển B Phân bố ở khu

vực Đình Vũ

4 Bãi cát vùng gian triều Ea 2697.44

5 Bãi bùn vùng gian triều Gb 111.80

6 Rừng ngập mặn I 858.19

7 Vùng nuôi trồng thuỷ sản nước mặn/ lợ 1a 3492.70

8 Vùng nuôi trồng thuỷ sản trong rừng ngập

mặn 1b 672.37

Nguồn: Mai Trọng Nhuận, 2008

Hình 3.6. Bãi triều tại phà Đình Vũ, 2012

Nguồn: Hoàng Văn Tuấn

Trên cơ sở đặc điểm của các kiểu tài nguyên thiên nhiên, các công trình nhân sinh, quá trình phân tích bằng Expert Choice kết hợp với kiểm chứng, đánh giá và khảo sát thực địa, thứ tự ưu tiên của các đối tượng bị tổn thương được đánh giá dựa

theo vai trò và giá trị về phát triển kinh tế cũng như trong bảo vệ môi trường của từng loại tài nguyên kể trên. Theo đó, tài nguyên vị thế (hệ thống cảng biển) và ĐNN (hệ sinh thái RNM) được nhận định là có trọng số cao nhất tiếp đến là các kiểu còn lại.

3.2.1.2. Các đối tượng nhân sinh

Khu dân cư và các công trình công cộng: các khu dân cư chủ yếu tập trung ở các phường ở phía trong như Cát Bi, Đằng Hải, Đằng Lâm, Đông Hải 1. Khu vực các phường ven biển như Tràng Cát, Đông Hải 1, Nam Hải và đảo Đình Vũ chủ yếu là các hoạt động nuôi trồng thủy sản và phát triển các khu công nghiệp.

Hoạt động nhân sinh: hoạt động nuôi trồng thủy sản ở khu vực khá phát triển. Trong vài năm trở lại đây sản lượng nuôi trồng thủy sản có xu hướng tăng. Bên cạnh đó, một vấn đề là diện tích nuôi trồng thủy sản ở Đình Vũ đã được thay thế bởi hoạt động của các khu công nghiệp. Đây là đối tượng bị tác động khu vực ven biển quận Hải An nói riêng và toàn dải ven biển Việt Nam nói chung.

Hình 3.7. Đầm nuôi trồng thủy sản trong đê Tràng Cát, 2012

Hình 3.8. Thi công đường bao Tràng Cát, 2012

Nguồn: Hoàng Văn Tuấn

Hình 3.9. Xây dựng tuyến đường bao ra cảng Đỉnh Vũ, 2012

Nguồn: Hoàng Văn Tuấn

Hệ thống giao thông: mạng lưới đường bộ và đường thủy (hình 3.8, 3.9). Trên cơ sở đặc điểm của các tài nguyên và các công trình nhân sinh đã được nêu ở các mục trước, kết quả phân tích về chức năng và giá trị các đối tượng bị tổn thương về phát triển kinh tế - xã hội cũng như trong bảo vệ môi trường kết hợp với kiểm chứng từ khảo sát thực địa, thứ tự ưu tiên của các đối tượng bị tổn thương được xác định như bảng 3.5.

Bảng 3.5. Trọng số các đối đượng bị tổn thương

STT Các đối tƣợng bị tổn thƣơng Trọng số Phƣơng pháp sử trong Arcgis

1 Đất ngập nước 0.22 Raster analysis

2 Dân cư và các công trình công cộng 0.30 Density + Distance

3 Hoạt động giao thông 0.27 Raster analysis

4 Hoạt động nuôi trồng thủy sản 0.21 Density + Distance

3.2.2. Phân vùng mật độ các đối tƣợng bị tổn thƣơng

Mật độ đối tượng bị tổn thương được đánh giá theo quy trình như hình 3.10. Trên cơ sở đánh giá và chồng chập có trọng số các lớp thông tin về đối tượng bị tổn thương đã thành lập được bản đồ mật độ đối tượng bị tổn thương ven biển quận Hải An.

Hình 3.10. Quy trình đánh giá mật độ đối tượng bị tổn thương

Kết quả phân tích dữ liệu phân chia vùng nghiên cứu thành các vùng với mật độ đối tượng bị tổn thương từ thấp đến cao như sau:

Vùng I - vùng có mật độ đối tượng bị tổn thương thấp: chiếm khoảng 16 % diện tích khu vực nghiên cứu. Phân bố chủ yếu ở vùng phía nam Đình Vũ và một

Phân tích có trọng số(AHP)

Tài nguyên, môi trƣờng ven biển

- Tài nguyên khoáng sản - ĐNN (8 kiểu)

Đối tƣợng nhân sinh

- NTTS

- Khu dân cư và công trình công cộng

- Hệ thống giao thông đường bộ và đường thủy

Bản đồ thành phần về mật độ các đối tượng bị tổn thương :

- Các đối tượng tự nhiên - Các đối tượng kinh tế, xã hội…

(tiến hành reclassify trước khi chạy modul)

Bản đồ mật độ các đối tƣợng bị tổn thƣơng Nội suy: Mật độ, Khoảng cách, Vùng.

diện tích nhỏ tại phường Tràng Cát. Tại đây tập trung ít hoạt động nhân sinh, chỉ có đất ngập nước vùng gian triều dưới 6m khi triều kiệt.

Vùng II - vùng có mật độ đối tượng bị tổn thương trung bình: chiếm diện tích lớn nhất (58 %) khu vực nghiên cứu. Tập trung chủ yếu ở các phường ven biển với mật độ dân cư, trường học và y tế không cao. Tại vùng này chủ yếu diễn ra hoạt động nuôi trồng thủy sản ở ven bờ trong và ngoài đê bao tại phường Đông Hải 1, Nam Hải và Tràng Cát.

Vùng III - vùng có mật độ đối tượng bị tổn thương tương đối cao: chiếm diện tích lớn thứ 2 trong khu vực nghiên cứu, phân bố chủ yếu ở các phường bên trong như Cát Bi, Đằng Lâm, Đằng Hải. Tại đây, mật độ dân cư tập trung tương đối cao, kèm theo đó các hoạt động nhân sinh trong vùng này với mật độ khá.

Vùng IV - vùng có mật độ đối tượng bị tổn thương cao: chiếm diện tích ít nhất trong khu vực nghiên cứu (9 %), phân bố chủ yếu tại phường Cát Bi, Đằng Lâm, Đằng Hải và Thành Tô. Vùng này có mật độ dân cư kèm theo các hoạt động nhân sinh cao nhất, đây là đối tượng sẽ bị ảnh hưởng lớn nhất.

3.3. Đánh giá khả năng ứng phó ven biển khu vực quận Hải An

3.3.1. Nhận định các khả năng ứng phó

3.3.1.1. Khả năng ứng phó tự nhiên

Các đối tượng tự nhiên ở khu vực nghiên cứu có khả năng ứng phó được xác định như sau: thành tạo địa chất, địa hình địa mạo ven biển và hệ sinh thái RNM.

Thành tạo địa chất: căn cứ vào tính chất cơ lý của trầm tích, khả năng nhiễm mặn, các thành tạo địa chất tương ứng sẽ có khả năng ứng phó từ thấp đến trung bình và tương đối cao.

Địa hình, địa mạo ven biển: theo mức độ ảnh hưởng khác nhau của các quá trình tự nhiên, địa hình vùng nghiên cứu được chia thành các mức với độ cao khác nhau. Trong đó, các vùng có địa hình cao được đánh giá có khả năng ứng phó càng cao.

Hệ sinh thái RNM: rừng ngập mặn có vai trò quan trọng hạn chế tác động của sóng, giảm thiểu thiệt hại các tai biến xói lở bờ biển, bão, dâng cao mực nước biển (Mai Trọng Nhuận, 2007). Nhờ có hệ thống rễ dày đặc, RNM có khả năng làm chậm dòng chảy và thích nghi với mực nước biển dâng. Khi RNM tự nhiên được bảo vệ hoặc các rừng trồng đủ rộng, sẽ tạo thành những bức tường vững chắc, bảo vệ bờ biển và chân đê khỏi bị xói lở do bão, lụt và nước biển dâng. Theo Mazda (1997), nghiên cứu áp dụng cho rừng trang ở Thụy Hải (Nam Định), nếu sóng cao 1m và cách bờ khoảng 1,5 km, chiều cao sóng sẽ giảm xuống 0,05 m khi đổ vào bờ có RNM (với trường hợp rừng trồng 6 tuổi, rộng 1,5 km). Trong khi đó, với bờ không có RNM thì chiều cao sóng là 0,75 m gây xói lở bờ biển. Bên cạnh đó, RNM còn có vai trò điều hòa khí hậu, cân bằng CO2 và O2 trong khí quyển, giảm thiểu lượng khí nhà kính. Theo Lê Xuân Tuấn (2005), hàm lượng CO2 của nước trong rừng (7,38 mg/l) thấp hơn nơi không có rừng (7,63 mg/l). Bên cạnh đó, nhờ độ che phủ của RNM mà động vật đáy mới tránh được những cơn nắng nóng gay gắt vào buổi trưa và chiều mùa hè.Vì vậy, khu vực có mật độ RNM cao thì khả năng ứng phó trước các tai biến và biến đổi khí hậu và các yếu tố cường hóa tai biến cũng cao hơn so với khu vực RNM thưa thớt hoặc không có RNM [7].

3.3.1.2. Khả năng ứng phó của hệ thống xã hội

Các đối tượng xã hội ở khu vực nghiên cứu được nhận định có khả năng ứng phó gồm: mật độ dân số, thu nhập, y tế, văn hóa gia đình…

Dân số: khu vực có mật độ dân số cao sẽ có khả năng ứng phó cao, vì đây chính là lực lượng chính phòng chống khi có thiên tai xảy ra.

Cơ sở hạ tầng: bao gồm hệ thống giao thông vận tải, hệ thống thủy lợi, điện lực và mạng lưới bưu chính viễn thông.

Giao thông vận tải thông suốt khi các tai biến xảy ra giúp cho việc chống chịu với các tai biến (vận chuyển đất đá, di dân…) diễn ra nhanh chóng và thuận lợi hơn. Mặt khác, các công trình giao thông kiên cố còn có tác dụng phòng chống các tai biến như xói lở, nước dâng do bão…Khả năng ứng phó của hệ thống giao thông

phụ thuộc lớn vào mật độ của chúng, khu vực có mật độ giao thông dày đặc, cao sẽ có mức độ ứng phó cao trước các yếu tố gây tổn thương và ngược lại.

Khả năng ứng phó cao tại nơi có mật độ cao các công trình như hệ thống điện, hệ thống thủy lợi, mạng lưới bưu chính viễn thông... Hệ thống điện được phủ rộng đảm bảo cho người dân luôn được cập nhật các thông tin về tình hình thiên tai. Hệ thống thủy lợi như các kênh mương hoặc các công trình xử lý nước thải giúp giảm nhẹ cường độ của một số tai biến như bão lũ, ngập lụt hoặc ô nhiễm. Mạng lưới bưu chính viễn thông cung cấp dịch vụ điện thoại cố định và Internet, nhằm đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt trong mọi thời tiết và có cơ hội tiếp xúc với thông tin nhiều hơn.

Mức thu nhập của người dân và hiện trạng nhà ở cũng phản ánh khả năng ứng phó của người dân đối với các tai biến. Với mức thu nhập cao, nhà cửa kết cấu vững chắc sẽ có mức độ ứng phó cao đối với các yếu tố gây tổn thương và ngược lại.

Y tế: hoạt động y tế là một yếu tố không thể thiếu khi đánh giá khả năng ứng phó xã hội tại khu vực nghiên cứu. Các cơ sở y tế đóng vai trò quan trọng trong việc ứng cứu kịp thời cho người dân khi có thiên tai, bệnh dịch xảy ra. Chính vì vậy, khả năng ứng phó cao ở những khu vực có mật độ cơ sở y tế cũng như trình độ của các y, bác sĩ cao.

Văn hóa, giáo dục: số trường học và số học sinh - sinh viên trong vùng phản ánh trình độ cũng như khả năng nhận thức của người dân về các loại tai biến. Do đó, vùng có mật độ trường học cao và trình độ học vấn của người dân cao sẽ có khả năng ứng phó tốt hơn các vùng khác.

Các chính sách tuyên truyền, giáo dục, quản lý: hiện nay chưa có chương trình, kế hoạch cấp quốc gia giáo dục, đào tạo nâng cao nhận thức về tai biến. Việc huấn luyện, trang bị kiến thức phổ cập về tai biến và BĐKH chủ yếu do các cơ quan chuyên ngành, một số Tổ chức phi chính phủ triển khai và dựa vào các dự án hợp tác quốc tế. Vì vậy, đối tượng tuyên truyền mới chỉ hạn chế trong một số cơ quan,

đơn vị và địa phương. Hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng chúng về tai biến cũng như là thiên tai và BĐKH còn mang tính chiến dịch, chưa trở thành hoạt động thường xuyên, chưa thành chuyên mục riêng trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Về tình hình quản lý và sử dụng đất: pháp luật đất đai cùng với những chính sách đất đai đã được lưu hành song còn thiếu đồng bộ, chưa được phổ biến tuyên truyền sâu rộng, mặt khác do buông lỏng quản lý, do tác động của việc “đổi đất lấy cơ sở hạ tầng”, ý thức tuân thủ Luật đất đai còn hạn chế. Việc xử lý hành chính các vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất chưa được chặt chẽ nghiêm minh. Đội ngũ cán bộ Địa chính nhất là ở các xã, thị trấn chưa ổn định và còn hạn chế về chuyên môn dẫn đến việc tham mưu cho các cấp chính quyền trong quản lý nhà nước về đất đai chưa thực sự đạt hiệu quả [Nguyễn Cao Huần, 2005].

Trên cơ sở đánh giá khả năng ứng phó ven biển khu vực nghiên cứu, vùng có khả năng ứng phó tốt với các tai biến là các phướng có hệ thống đê bao và kè ven biển tại các phường Tràng Cát, Nam Hải và đảo Đình Vũ. Khi hệ thống đê kè hoàn chỉnh sẽ giảm được đáng kể tác động của các tai biến đối với khu vực bên trong.

Bảng 3.6. Trọng số các đối tượng có khả năng ứng phó

STT Đối tƣợng Trọng số Phƣơng pháp trong Arcgis

1 Cơ sở hạ tầng giảm nhẹ tai biến 0.32 Density + Distance

2 Chính sách quản lý, bảo vệ tài nguyên môi

trường 0.28 Raster analysis

3 Khả năng phục hồi của các hệ sinh thái 0.24 Raster analysis 4 Khả năng chống chịu của các cấu trúc đia chất 0.16 Density + Distance

3.3.2. Phân vùng khả năng ứng phó

Quy trình đánh giá khả năng ứng phó của hệ thống bao gồm các thông tin về tiềm lực xã hội và khả năng ứng phó tự nhiên được thể hiện như hình 3.11. Bản đồ khả năng ứng phó của hệ thống tự nhiên - xã hội sử dụng các phương pháp nội suy khoảng cách, mật độ, theo vùng và chồng chập có trọng số các lớp thông tin.

Hình 3.11. Quy trình đánh giá khả năng ứng phó ven biển khu vực quận Hải An

Kết quả khu vực được phân thành các vùng có khả năng ứng phó từ thấp tới cao:

Vùng I - vùng có khả năng ứng phó thấp: chiếm diện tích lớn nhất trong khu vực nghiên cứu (54,7 %), phân bố chủ yếu ở Đông Hải 1, Tràng Cát, Nam Hải và Đình Vũ. Tại đây có vùng đất ngập nước có độ sâu dưới 6 m khi triều kiệt, có rất ít diện tích rừng ngập mặn. Mật độ dân cư tập trung không cao với hoạt động chủ yếu là nuôi trồng thủy sản.

Vùng II - vùng có khả năng ứng phó trung bình: chiếm khoảng 19,4 % diện tích khu vực nghiên cứu, tập trung ở ở các phường Tràng Cát, Nam Hải, Đông Hải 1, Đông Hải 2 và Đình Vũ. Tại đây mật độ dân cư cũng không cao. Vùng này có đất ngập nước vùng nước của sông, bãi cát vùng gian triều.

Vùng III - vùng có khả năng ứng phó tương đối cao: chiếm khoảng 17,7 % diện tích vùng nghiên cứu. Vùng này tập trung ở các phường có hệ thống đê kè ven biển như phường Tràng Cát, Nam Hải, Đình Vũ. Bên cạnh nó còn phân bố tại các phường có mật độ dân cư tập trung khá cao như Cát Bi, Đằng Hải và Nam Hải.

Một phần của tài liệu Đánh giá tổng hợp tổn thương ven biển quận hải an thành phố hải phòng nhằm định hướng quy hoạch dùng hợp lý tài nguyên thiên nhiên (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)