8. Cấu trúc luận án
1.1.4. Đánh giá thực trạng quản lý CTRSH đô thị dưới góc độ XHH
1.1.4.1. Đánh giá thực trạng quản lý CTRSH ở các đô thị Việt Nam từ góc độ XHH
Quá trình thực hiện chủ trương XHH công tác BVMT nói chung, quản lý CTRSH tại các ĐT nói riêng, đã đặt được những kết quả nhất định. Thực tế cho thấy các ĐT có tỷ lệ thu gom cao là các ĐT đã thực hiện tốt việc XHH trong thu gom và vận chuyển CTRSH. Trên cơ sở chủ trương, chính sách XHH công tác BVMT, khuyến khích các DNTN, các tổ chức đẩy mạnh việc thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH dựa vào cộng đồng và sự hợp tác chặt chẽ với các địa phương.
TP Hồ Chí Minh đi đầu trong cả nước về XHH việc thu gom, vận chuyển, xử lý CT. Việc thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH do Công ty MT đô thị đảm nhiệm với tỷ lệ chiếm 35-40% lượng CTR. Các đơn vị MT đô thị của các quận huyện thu gom khoảng 20%, các HTX thu gom khoảng 40%. Tỷ lệ tham
gia của thành phần KTNN và KTTN vào việc thu gom vận chuyển CTRSH ở TP. Hồ Chí Minh là 60% và 40%, trong đó khâu xử lý hoàn toàn được XHH.
XHH hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý CT đã được triển khai tại một số ĐT như. Tại Hà Nội, ngoài URENCO Hà Nội, còn có các Công ty CP; HTX như: Công ty CP Thăng Long, Công ty CP Xanh, HTX MT Thành Công tham gia. Tại Hải Phòng, Công ty Thị chính Kiến An; Công ty Công trình Công cộng Đồ Sơn cũng là những DNTN tham gia thu gom và vận chuyển CTR. Tại TP Hạ Long, Công ty CP và CN Hạ Long; v.v.v.
Những năm gần đây, đã có một số DNTN trong nước đầu tư vào lĩnh vực thu gom, vận chuyển và xây dựng các nhà máy xử lý CTRSH đô thị. Ví dụ, Nhà máy xử lý CTR Sơn Tây với công suất 400 tấn/ngày, chủ đầu tư là Công ty CP Thăng Long; Nhà máy xử lý rác Thuỷ Phương TP Huế công suất 200 tấn/ngày do Công ty CP đầu tư - phát triển Tâm Sinh Nghĩa đầu tư…. Việc xây dựng, vận hành và quản lý các nhà máy xử lý CTR này tuy đang còn nhiều khía cạnh cần xem xét đánh giá nhưng chúng góp phần giải quyết những vấn đề cấp bách về ô nhiễm môi trường và chứng minh sự cần thiết của quá trình XHH quản lý CTR. Thực trạng quản lý CTR nói chung và CTRSH nói riêng được phản ánh khái quát trong Kết luận của Chính phủ. “Thời gian qua, công tác quản lý thu gom, xử lý CTR đã có nhiều tiến bộ. Một số đô thị đã thực hiện tốt việc thu gom, vận chuyển CTR góp phần tạo MT cảnh quan văn minh, sạch đẹp; đã quan tâm đầu tư xây dựng các nhà máy xử lý CTR. Việc XHH công tác xử lý CTR đã được triển khai thực hiện ở một số nơi, tạo môi trường cho các doanh nghiệp có điều kiện tham gia. Mặc dù vậy, công tác quản lý CTR vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển KTXH do công tác lập, phê duyệt quy hoạch quản lý CTR trên địa bàn còn chậm, việc huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở xử lý CTR gặp nhiều khó khăn, lúng túng; VSMT nhiều đô thị chưa bảo đảm; rác thải đổ bừa bãi” [28].
1.1.4.2. Đánh giá việc thực hiện xã hội hóa quản lý CTRSH
được nhiều thành công do đã có nền tảng thể chế khá đồng bộ bao gồm chính sách và pháp luật. Những thành công này thể hiện ở các khía cạnh dưới đây:
a. Công tác quản lý CTRSH đô thị đã từng bước đi vào nề nếp, MT đô thị đang dần được cải thiện với sự tham gia tích cực của cộng đồng và DN, của cá nhân. Ở nhiều đô thị và một số vùng nông thôn, người dân đã cùng với chính quyền tham gia trong quản lý chất thải, vệ sinh môi trường [12].
b. Một số công nghệ mới nhằm tận thu CTRSH được nghiên cứu và ứng dụng. Đã có những dự án xử lý CTRSH mang lại nhiều hiệu quả kinh tế; CTRSH được nhìn nhận như là một nguồn tài nguyên có giá trị.
Doanh nghiệp tư nhân tham gia xử lý CTR ngày càng nhiều đã góp phần tạo VSMT ở các đô thị đã có chuyển biến tích cực, tạo tiền đề tốt, góp phần cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
c. Bên cạnh đó, XHH hoạt động quản lý CTR tại các đô thị và khu công nghiệp ở nước ta vẫn còn nhiều hạn chế cần được khắc phục.
(i) Trong hoạt động quản lý CTRSH, các chủ thể chưa làm tốt công tác truyên truyền, giáo dục, chưa có cơ chế chính sách phù hợp để khuyến khích sự tham gia của người dân vào các hoạt động giảm thiểu, phân loại tại nguồn. Hoạt động phân loại CTRSH mới chỉ dừng lại ở mức thí điểm. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng cho việc thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH chưa đồng bộ, đáp ứng được yêu cầu quản lý CTRSH do thiếu nguồn vốn đầu tư.
(ii) XHH công tác quản lý CTRSH chưa có được những cơ sở vật chất phù hợp. Các DN, các cộng đồng khó có thể tiếp cận quỹ đất để xây dựng bãi, khu xử lý CTRSH do chính quyền cơ sở thiếu qui hoạch và chính sách ưu đãi cho khu vực TN trong việc cho thuê hay cấp đất vì mục đích quản lý CTRSH. Các HTX, hộ kinh doanh dịch vụ TG, VC, xử lý CTRSH trong điều kiện như vậy dễ có những bãi chôn lấp tự phát. Điều này dẫn đến tình trạng chuyển ô nhiễm CTRSH ở địa điểm này sang địa điểm khác. Chẳng hạn, trên địa bàn Hà Nội, trong số 361/400 xã có tổ thu gom rác thì 148 xã chuyển được đến khu xử lý, còn những nơi khác, CTR vẫn tràn ngập khắp nơi công cộng, ao, hồ [82].
(iii) Việc thực thi áp dụng các văn bản pháp luật trong quản lý CTRSH chưa nghiêm. Việc thực hiện các văn bản pháp luật về quản lý CTRSH đòi hỏi phải kết hợp đồng bộ nhiều yếu tố như: tuyên truyền, giáo dục để nâng cao được ý thức tự giác trong việc thực hiện trách nhiệm của mình, vai trò quản lý nhà nước trong triển khai giám sát thực thi về đầu tư vốn, phương tiện, công nghệ xử lý CTR, việc xác định vi phạm và các chế tài xử phạt, v.v…
(iv) Mặc dù Nhà nước đã có chủ trương khuyến khích các TPKT tham gia quản lý CTR nhưng trên thực tế ở các tỉnh, TP huy động các TPKT tham gia quản lý CTRSH còn hạn chế. Nguyên nhân của tình trạng này là các tỉnh, thành phố chưa có cơ chế cụ thể để khuyến khích các TPKT tham gia quản lý CTRSH trên các lĩnh vực thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH; Sự quyết tâm của các cấp chính quyền chưa cao, chưa quyết liệt về thực hiện chủ trương; chưa có các biện pháp chế tài thích hợp để xử lý các trường hợp vi phạm các văn bản pháp luật về quản lý CTR. Đây có thể xem là nguyên nhân hàng đầu.
Mặt khác, vấn đề mấu chốt trong XHH còn tồn tại bất cập: (i) Phí và lệ phí còn mang tính bao cấp chưa đảm bảo cho các hoạt động quản lý; (ii) Định mức mới vừa ban hành về đơn giá thu gom, vận chuyển và xử lý, đặc biệt đơn giá xử lý chưa phù hợp với phương thức và CN hiện đại mà chỉ phù hợp với CN trang thiết bị cũ, phương thức hoạt động lạc hậu; (iii) Ý thức trách nhiệm các tổ chức và cá nhân trong việc chịu trách nhiệm đối với quản lý chất thải, cũng như đối tượng phát thải còn chưa cao, gây cản trở cho công tác quản lý CTRSH.
(v)Chưa bình đẳng giữa các DN, xí nghiệp dịch vụ công ích và các DNTN, HTX dịch vụ VSMT; Vấn đề lợi ích nhóm, đấu thầu giá thấp.
1.2. Thực trạng thể chế và chính sách liên quan về quản lý CTRSH ở đô thị Việt Nam
1.2.1. Thực trạng hệ thống văn bản pháp luật về quản lý CTRSH ở các đô thị các đô thị
Pháp luật là công cụ không thể thiếu của bất cứ lĩnh vực quản lý nhà nước nào và đương nhiên là cả quản lý CTRSH. Việc BVMT chống lại sự ô nhiễm
do con người gây ra là một trong ba trụ cột của phát triển bền vững. Xuất phát từ tầm quan trọng của việc BVMT và vai trò của pháp luật trong đời sống kinh tế, Nhà nước đã ban hành LBVMT năm 2014 thay thế LBVMT năm 2005 và tiếp đó là hàng loạt văn bản dưới luật như Nghị định, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư của Bộ, Quyết định của UBND các địa phương. Hệ thống pháp luật về môi trường đã tạo nền tảng cho việc BVMT, trong đó có quản lý CTRSH để giảm thiểu nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
Pháp luật về quản lý chất thải rắn bao gồm những văn bản chủ yếu sau: a. Luật Bảo vệ môi trường năm 2014
Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 có mục qui định về quản lý chất thải có nêu các nội dung của hoạt động quản lý gồm: “là quá trình phòng ngừa, giảm thiểu, giám sát, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải”[58]. Cũng như trách nhiệm của người dân đối với quản lý CTRSH cũng được qui định trong Luật Bảo vệ môi trường v.v.v.
b. Các văn bản pháp lý dưới Luật
Nhiều văn bản pháp lý đã được ban hành như: -Các Nghị định, Quyết định, chỉ thị của Chính phủ
Là những văn bản dưới luật quan trọng điều chỉnh quản lý CTR, bao gồm qui định cụ thể hơn việc quản lý CTR theo đó quản lý CTR bao gồm các hoạt động quy hoạch quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở quản lý CTR, các hoạt động giảm thiểu, phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý CTR nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại đối với môi trường và con người.
-Các quyết định, thông tư hướng dẫn của các bộ …
Để thực hiện vai trò quản lý, các bộ, ngành cũng đã ban hành nhiều văn bản pháp luật nhằm cụ thể hóa và hướng dẫn thực hiện theo yêu cầu của ngành.
Việc Nghị định 38/2015/NĐ-CP, phân định và phân loại CTR căn cứ vào mức độ nguy hiểm của chúng thành CTR nguy hại và CTR thông thường và căn cứ vào nguồn thải có ý nghĩa quan trọng đối với quản lý CTRSH. Các qui định của Nghị định này tạo cơ sở cho việc xây dựng mô hình quản lý CTRSH.
Đặc biệt, Nghị định đã qui định một số nguyên tắc quan trọng cho việc quản lý CTR. Các nguyên tắc này bao gồm:
(i) Tổ chức, cá nhân phát sinh chất thải có trách nhiệm nộp phí, giá dịch vụ cho hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải theo quy định của pháp luật.
(ii) Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm phân loại CT tại nguồn nhằm mục đích tăng cường tái sử dụng, tái chế, đồng xử lý, xử lý và thu hồi năng lượng.
(iii) Nhà nước khuyến khích việc XHH công tác thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế, xử lý chất thải và thu hồi năng lượng từ chất thải.
(iv) Ưu tiên sử dụng các CN xử lý CTR khó phân huỷ, có khả năng giảm thiểu khối lượng CT được chôn lấp nhằm tiết kiệm tài nguyên đất đai….
Về cơ bản, pháp luật hiện hành đã tạo ra được những nền tảng pháp luật quan trọng cho việc xây dựng mô hình quản lý CTRSH hướng tới tính hiệu quả và XHH.
1.2.2. Hiện trạng qui định của pháp luật về xã hội hóa quản lý CTRSH
Các qui định của pháp luật hiện hành về xã hội hóa quản lý CTRSH
Xã hội hóa nhiều lĩnh vực của quản lý nhà nước là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta hiện nay, ngay cả trong nhiều lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước cũng đã được thực hiện. Lĩnh vực bảo vệ môi trường trong đó có quản lý CTRSH có nhiều nội dung để thực hiện chủ trương XHH và đã có nhiều căn cứ, điều kiện để XHH. Trong Luật BVMT năm 2014, Nghị định 38/2015/NĐ - CP …. các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật và các Nghị định này có nhiều qui định về các giải pháp XHH.
a. Pháp luật hiện hành coi BVMT là sự nghiệp của toàn xã hội, quyền và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với việc áp dụng các biện pháp bắt buộc trong BVMT mà mô hình quản lý CTRSH là một những số đó.
b. Không chỉ coi BVMT là nghĩa vụ của mọi tổ chức và cá nhân, pháp luật hiện hành khuyến khích họ tham gia hoạt động BVMT, phát triển các hình thức tự quản và tổ chức hoạt động dịch vụ VSMT của cộng đồng dân cư. Trong lĩnh
vực quản lý CTRSH, Nhà nước khuyến khích việc XHH hoạt động đầu tư cho công tác thu gom, vận chuyển, xây dựng cơ sở xử lý CTRSH.
c. Chính sách XHH hoạt động quản lý CTRSH thể hiện qua chủ trương đa dạng hóa các nguồn đầu tư cho BVMT bên cạnh khoản ngân sách bố trí cho sự nghiệp về BVMT, nhà nước khuyến khích mọi hình thức đầu tư cho lĩnh vực CTR: hợp tác Công Tư (PPP), hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC), xây dựng - khai thác - chuyển giao (BOT), xây dựng - chuyển giao - khai thác (BTO), xây dựng - chuyển giao (BT), mua lại Doanh nghiệp, mua trái phiếu và các hình thức đầu tư khác theo Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp. Nguồn vốn để đầu tư xây dựng cơ sở xử lý CTRSH và các công trình phụ trợ được hỗ trợ từ nguồn vốn NSNN, vốn tài trợ nước ngoài, vốn vay dài hạn và các nguồn vốn hợp pháp khác.
d. Việc nộp phí VSMT, thuế môi trường, đóng góp kinh phí xây dựng kết cấu hạ tầng BVMT được pháp luật coi là nghĩa vụ của các cơ sở sản xuất kinh doanh, các tổ chức và đặc biệt là các hộ gia đình.
đ. Nhà nước khuyến khích thành lập các tổ chức tự quản về VSMT trên nguyên tắc tự nguyện, cộng đồng trách nhiệm với những nhiệm vụ cụ thể như:
- Kiểm tra, đôn đốc các hộ gia đình, cá nhân thực hiện quy định về giữ gìn vệ sinh, BVMT; Tổ chức thu gom, xử lý chất thải; Tham gia giám sát việc thực hiện pháp luật về BVMT của cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn…..
e. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân thành lập DN dịch vụ VSMT để thực hiện các hoạt động dịch vụ VSMT thông qua hình thức đấu thầu, hoặc đặt hàng trong các lĩnh vực như:
- Thu gom, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải; Phát triển, chuyển giao CN sản xuất thân thiện với MT; Tư vấn, đào tạo, cung cấp thông tin về MT;
f. Nhà nước khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia đầu tư, xây dựng cơ sở xử lý CTR, các công trình phụ trợ thông qua các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư như: Miễn tiền sử dụng đất, hỗ trợ chi phí đền bù giải phóng mặt bằng; Hỗ trợ đầu tư bằng các nguồn ngân sách và tín dụng ưu đãi; … Đầu tư cơ sở hạ tầng …;
Tại Thông báo số 50/TB-VPCP ngày 10/3/2007 của Văn phòng Chính phủ Thông báo ý kiến kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại cuộc họp về việc áp dụng các công nghệ xử lý rác được nghiên cứu trong nước: Nhà nước khuyến khích các nhà đầu tư trong nước áp dụng công nghệ xử lý rác hạn chế chôn lấp được nghiên cứu trong nước để đầu tư xây dựng dự án xử lý CTR đô thị. Nhà nước hỗ trợ kinh phí giải phóng mặt bằng, xây dựng các công trình ngoài hàng rào, mua bản quyền công nghệ đã được cấp giấy chứng nhận. Các doanh nghiệp được vay ưu đãi từ Quỹ BVMT và Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Trong Chiến lược quản lý CTR tại các đô thị và khu công nghiệp đến năm