Các công cụ về pháp lý quản lý CTRSH tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt theo hướng xã hội hoá cho một số đô thị Bắc Trung Bộ Việt Nam (Nghiên cứu thí điểm cho thành phố Vinh) (Trang 48)

8. Cấu trúc luận án

1.2.5.Các công cụ về pháp lý quản lý CTRSH tại Việt Nam

Công cụ quản lý là những phương tiện mà chủ thể quản lý sử dụng nhằm định hướng, dẫn dắt, khích lệ, điều hòa, phối hợp hoạt động của các chủ thể hay đối tượng có liên quan trong việc thực hiện mục tiêu đề ra [42].

Các công cụ trong QLNN về CTR đô thị gồm rất nhiều loại với những đặc điểm khác nhau nhưng nhìn chung bao gồm các công cụ chủ yếu là: pháp luật, quy hoạch, chính sách, tài chính và quy chuẩn kỹ thuật.

Pháp luật: là công cụ đặc thù của hoạt động QLNN, nhằm tạo khuôn khổ pháp lý cho các hoạt động liên quan đến CTR ở đô thị và là cơ sở để các cơ quan nhà nước điều chỉnh các hành vi liên quan đến CTR.

Quy hoạch: quy hoạch quản lý CTR tại các địa phương được phê duyệt cũng được coi là cơ sở pháp lý cho hoạt động QLNN về CTRSH ở đô thị. Chất lượng quy hoạch quản lý CTR tại các địa phương là ảnh hưởng tới hiệu quả và hiệu lực quản lý nhà nươc về CTR đô thị đối với VSMT.

Chính sách: là những biện pháp do các cơ quan quản lý đề ra để giải quyết những thách thức đặt ra trong quản lý CTR đô thị, đó là sự kết hợp giữa

những gì mà pháp luật quy định với những điều kiện hiện có để giải quyết những đòi hỏi của thực tiễn trong các lĩnh vực liên quan đến CTR đô thị.

Tài chính: bao gồm mức phí và lệ phí về VSMT, định mức đơn giá trong các hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý và tái chế CTRSH. Đây là công cụ quan trọng để thu hút các thành phần kinh tế tư nhân tham gia các hoạt động quản lý CTRSH.

Quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật: là các yêu cầu về đảm bảo kỹ thuật được Nhà nước ban hành trong các hoạt động cụ thể của công tác quản lý CTRSH nhằm giảm thiểu tác động đến ô nhiễm môi trường; là công cụ để cơ quan chuyên môn kiểm soát các hoạt động quản lý CTR, các công trình xử lý CTR.

Mỗi loại công cụ trên có cách thức tác động khác nhau và được sử dụng trong những hoạt động quản lý khác nhau tùy từng điều kiện cụ thể của đô thị và năng lực của chủ thể quản lý.

1.3. Thực trạng công tác quản lý CTRSH tại một số đô thị Bắc Trung Bộ ở Việt Nam

1.3.1. Giới thiệu về Bắc Trung Bộ và một số đô thị Bắc Trung Bộ

1.3.1.1. Giới thiệu về Bắc Trung Bộ

Vùng Bắc Trung Bộ - Duyên hải miền Trung là 1 trong 6 vùng trọng điểm kinh tế của cả nước. Theo quyết định phê duyệt về Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng Bắc Trung Bộ - Duyên hải Miền Trung đến năm 2020 ngày 9 tháng 7 năm 2013 của Thủ Tướng Chính phủ thì Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Miền Trung được chia thành 3 tiểu Vùng [72].

- Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung gồm các tỉnh Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định;

- Tiểu vùng Bắc Trung Bộ (BTB) gồm các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị;

- Tiểu vùng Nam Trung Bộ gồm các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.

Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH vùng BTB - Duyên hải miền Trung đến năm 2020 đã xác định vùng BTB và Duyên hải miền Trung là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh. Vùng có ý nghĩa chiến lược và lợi thế quan trọng trong việc mở rộng giao lưu kinh tế, đồng thời là nơi trung chuyển hành hóa cho các tỉnh Tây Nguyên, các tỉnh phía Nam, cho các nước Lào, Cămpuchia, Đông Bắc Thái Lan, Myanmar là cửa ra của hành lanh kinh tế Đông - Tây nối với tuyến đường hàng hải quốc tế và giao lưu hàng hóa với các quốc gia trên thế giới [72].

Tiểu vùng BTB gồm 5 tỉnh với diện tích tự nhiên gần 47.000 km2, dân số khoảng gần 9,5 triệu người [91]; chiếm một nửa diện tích tự nhiên và dân số trong Vùng, được đánh giá là vùng có nền kinh tế giàu tiềm năng. Vùng BTB có lãnh thổ kéo dài theo chiều từ Bắc sang Nam, hành lang chiều ngang hẹp, phía Tây giáp dãy Trường sơn và Lào, phía Đông giáp biển Đông - Vịnh Bắc Bộ, gồm cả trung du, miền núi, đồng bằng (chủ yếu là trung du, miền núi) địa hình tự nhiên phức tạp có độ dốc lớn hướng Tây sang Đông, mật độ phân bố dân cư không đồng đều, tại các đô thị, chủ yếu là các đô thị nhỏ, đặc biệt là trung du và miền núi; Có cơ sở hạ tầng còn rất hạn chế, thiếu thốn đặc biệt công tác VSMT, hệ thông giao thông ….

Bắc Trung Bộ là vùng có thời tiết khắc nhiệt nhất, chịu nhiều tác động của điều kiện tự nhiên; nhưng là nơi khởi nguồn tinh thần yêu nước, đoàn kết giải phóng dân tộc, sản sinh ra những người con ưu tú của dân tộc; tuy nhiên điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, là những tỉnh nghèo; Đây là những vấn đề về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội cần lưu ý của vùng BTB để có những chính sách, cơ chế đặc thù phù hợp với đặc điểm của vùng.

1.3.1.2. Đơn vị hành chính và cấp loại đô thị ở Bắc Trung Bộ

Tiểu vùng Bắc Trung Bộ gồm 5 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị có các cấp loại đô thị sau.

Bảng 1.4. Số lượng và cấp loại đô thị ở Bắc Trung Bộ

Loại đô thị

Tỉnh Đô thị loại 1 Đô thị loại 2 Đô thị loại 3 Đô thị loại 4 Đô thị loại 5

Thanh Hóa 1 1 1 29

Nghệ An 1 1 1 18

Hà Tĩnh 1 1 13

Quảng Bình 1 1 7

Quảng Trị 1 1 11

Nguồn: Niên giám thống kê 2014 [91]

1.3.2. Thực trạng quản lý CTRSH tại các đô thị Bắc Trung Bộ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Những năm gần đây các tỉnh BTB đã đặt được những kết quả phát triển kinh tế nhất định cũng như quá trình ĐTH đó là TP Vinh được Chính phủ công nhận đủ điều kiện đặt đô thị loại 1 vào năm 2008; TP Thanh Hóa đặt đô thị loại 1 vào năm 2013; Cũng như quá trình gia tăng dân số tại các đô thị của quá trình ĐTH. Tuy nhiên, đối diện với vấn đề ĐTH là vấn đề ô nhiễm môi trường, đặc biệt là vấn đề CTRSH ở đô thị. Lượng CTRSH tại các đô thị gia tăng nhanh chóng do tác động của sự gia tăng dân số, phát KTXH, mức sống, thói quen tiêu dùng. Trong khi đó tại hầu hết các đô thị công tác quản lý CTRSH còn nhiều hạn chế: Thiếu sự quan tâm của chính quyền; do nguồn lực đầu tư cho các hoạt động này còn hạn hẹp, chủ yếu là từ ngân sách, vì vậy chưa đảm bảo điều kiện VSMT tại các đô thị. Bảng tổng hợp thống kê sau về hoạt động quản lý CTRSH tại các đô thị sẽ cho thấy rõ điều đó.

Bảng 1.5. Thống kê hoạt động quản lý CTRSH tại các đô thị BTB năm 2013

TT

Loại

đô thị Tên đô thị Dân số

Lượng CTRSH phát sinh/ ngày Tỷ lệ % TG Khối lượng TG/ ngày (Tấn) Khối lượng được xử lý/ ngày (Tấn) Công nghệ xử lý CTR I Tỉnh Thanh Hoá

1 Loại 1 TP Thanh Hóa 393.294 274,7 85 233,5 199,7 Chứa, Chôn lấp 2 Loại 3 TX Sầm Sơn 54.750 55,1 75 41,33 33,5 Chôn lấp 3 Loại 4 TX Bỉm Sơn 56.118 53,7 80 42,96 34,8 Chôn lấp 4 Loại 5 29 Thị Trấn 178.140 79,3 70 55,5 45 Chứa,

II Tỉnh Nghệ An 5 Loại 1 TP Vinh 438.769 373 83 309,6 202,4 Tái chế; Chôn lấp HVS 6 Loại 3 TX Cửa Lò 51.787 46,6 84 39,2 34,4 Tái chế; Chôn lấp HVS 7 Loại 4 TX Thái Hòa 28.497 25,64 63 16,2 15.0 Chứa;

chôn lấp 8 Loại 5 18 Thị Trấn 107.071 85,66 62 53,2 51,0 Chứa; chôn lấp II Tỉnh Hà Tĩnh 9 Loại 3 TP Hà Tĩnh 88.957 84,51 80 68,0 68,0 Tái chế; chôn lấp HVS 10 Loại 4 TX Hồng Lĩnh 35.436 24,81 85 21,1 21,1 Chứa; chôn lấp 11 Loại 5 13 Thị Trấn 96.673 86,06 75 65,6 65,6 Chứa; chôn lấp IV Tỉnh Quảng Bình

12 Loại 3 TP Đồng Hới 127.068 101,65 80 81,32 65,1 Chứa; chôn lấp 13 Loại 4 TX Ba Đồn 8.999 6,8 75 5,1 4,1 Chứa; chôn lấp 14 Loại 5 7 Thị Trấn 46.574 28,0 65 18,2 15 Chứa; chôn lấp V Tỉnh Quảng Trị

15 Loại 3 TP Đông Hà 83.557 66,85 85 56,82 54 Đốt; chôn lấp 16 Loại 4 TX Quảng Trị 22.895 18,3 73 13,36 11 Đốt; chôn

lấp 17 Loại 5 11 Thị Trấn 70.694 56,56 70 40 29 Đốt; chôn

lấp

Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo tỉnh ở BTB [62], [64], [65], [66], [67]

Tại các đô thị các hoạt động từ thu gom, vận chuyển đến xử lý đều do các đơn vị công ích của chính quyền thực hiện. Công tác xử lý CTRSH còn rất sơ sài đặc biệt các đô thị loại 3, 4, 5 chủ yếu là chứa lộ thiên, đốt thủ công không HVS; khối lượng thu gom và khối lượng xử lý còn chênh lệch lớn; như vậy còn một khối lượng lớn CTRSH thải bỏ ngoài MT (trong đó có cả lượng CT được phân loại để tái sử dụng, tái chế từ nơi thu gom đế nơi xử lý). Đây là vấn đề cần được lưu ý trong công tác quản lý CTRSH tại các đô thị.

Trong khi đó, tại các đô thị BTB thành phần CT hữu cơ chiếm tỷ lệ khá cao, cùng với lượng tạp chất lớn, nếu không được xử lý, tái chế để sử dụng sẽ

gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và lãng phí nguồn tài nguyên (xem bảng 1.6); Đối với vùng BTB điều kiện tự nhiên chủ yếu là đồi núi, đất khô cằn, cần tận dùng thành phần CT hữu cơ này để cải tạo đất đồi, trồng cây công nghiệp; cũng như lựa chọn CN phù hợp trong xử lý CTRSH cho đô thị.

Bảng 1.6. Thành phần trong CTRSH tại một số đô thị Bắc Trung Bộ

TT Tên đô thị

Thành phần chất thải rắn sinh hoạt tại một số đô thị Bắc Trung Bộ (%) Giấy Thủy tinh Kim loại Nhựa Chất hữu Các chất độc hại Gạch, đá, sỏi, sành sứ Chất hữu cơ khó phân hủy Các chất có thể đốt cháy 1 TP. Thanh Hóa 6,0 1,5 5,6 7,5 59,0 2,0 13,5 3,0 1,9 2 TP. Hà Tĩnh 4,5 - 1,0 7,0 61,0 - 15,0 6,5 5,0 3 TP. Vinh 2.28 0,72 1,0 4,92 62.31 2,2 8,46 14,47 2,74 4 TP. Đồng Hới 5,67 0,33 - 7,23 57,0 1,5 12,5 8,5 7,3 5 TP. Đông Hà 5,45 1,18 1,82 7,6 58,2 2,0 13,66 4,84 5,25 Nguồn: Tổng hợp từ [12], [68], [66], [67]

Vùng Bắc Trung Bộ gồm 5 tỉnh, có 88 đô thị; công tác quản lý CTRSH còn nhiều tồn tại, yếu kém, trong đó chủ yếu là vấn đề thiếu nguồn lực về tài chính, đặc biệt các ĐT loại 3,4,5. Từ khái quát về thực trạng trong các hoạt động quản lý CTRSH tại các đô thị BTB; là điều kiện để luận án trung đi sâu điều tra, khảo sát, thu thập số liệu, nghiên cứu tại một số đô thị ở 3 tỉnh: Tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh trong đó trọng tâm là TP Vinh.

1.3.3. Thực trạng quản lý CTRSH tại TP Thanh Hóa, TX Bỉm Sơn, TX Sầm Sơn

Tỉnh Thanh hóa là một tỉnh có diện tích rộng, dân số đông (với diện tích 1.113.342 ha ‘chiếm 3,37% diện tích đất tự nhiên của cả nước, dân số hơn 3.476.600 người [91], là tỉnh có 1 thành phố, 2 thị xã ‘1 đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh, 2 thị xã thuộc đô thị loại 4 và 28 đô thị loại 5’.

Tại TP Thanh Hóa công tác quản lý CTR nói chung và CTRSH nói riêng trên địa bàn TP do Công ty Môi trường và Công trình đô thị Thanh Hóa chịu

trách nhiệm. Hiện, TP Thanh Hóa có 12 phường, và 6 xã, trong những năm gần đây, TP phát triển nhanh về KT-XH ở vùng BTB, theo đó sự gia tăng nhanh về khối lượng, thay đổi về thành phần, tính chất của CTRSH nhưng chưa được quản lý, kiểm soát chặt chẽ, đặc biệt trong công đoạn xử lý CTRSH chưa đảm bảo VSMT đã gây nên ÔNMT, ảnh hưởng mỹ quan đô thị.

a. Công tác thu gom, vận chuyển

Cùng với quá trình phát triển kinh tế xã hội và đô thị hóa lượng CTRSH gia tăng hàng năm tại các đô thị (bảng 1.7)

Bảng 1.7: Lượng CTRSH phát sinh tại các đô thị, thống kê qua các năm

STT Khu vực đô thị Năm 2011 2012 2013 Lượng CTR (Tấn/ngày) Lượng CTR (Tấn/ngày) Lượng CTR (Tấn/ngày) 1 TP Thanh hóa 183 214,6 274,4 2 Thị xã Sầm Sơn 53,2 54,5 55,1 3 Thị xã Bỉm sơn 52,8 53,1 53,7 Nguồn: Tổng hợp từ [63] (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hiện công tác thu gom, vận chuyển CTRSH tại TP do Công ty MT đô thị Thanh Hóa đảm nhiệm, nhưng chủ yếu thực hiện cho khu vực nội đô và vùng ven đô. Hình thức thu gom CTRSH chủ yếu trực tếp tại các nguồn phát sinh bằng các xe đẩy tay 3 bánh, được các VSV của công ty phụ trách các khu vực đi thu gom chất thải tại các khu dân cư, tuyến phố, sau đó đưa về nơi tập kết để vận chuyển ra khu xử lý chất thải của thành phố (bảng 1.8).

Bảng 1.8: Khối lượng thu gom, xử lý CTRSH tại các đô thị năm 2013

STT Tên đô thị Dân số đô thị (người) Khối lượng CT phát sinh (tấn/ngày) Tỷ lệ TG (%) Khối lượng CT, TG (tấn/ngày) Khối lượng CT, được XL (tấn/ngày) Tỷ lệ CT Được XL (%) 1 TP Thanh hóa 393.294 274,7 85 233,5 199,7 72,7 2 TX Sầm Sơn 54.750 51,1 75 41,33 33,5 65,6 3 TX Bỉm Sơn 56.118 53,7 80 42,96 34,8 62 Nguồn: Tổng hợp từ [63] b. Công tác xử lý chất thải

Lượng CTRSH tại các ĐT được xử lý còn rất thấp (bảng 1.6; bảng 1.8) cho thấy điều đó; Công tác xử lý CTRSH chỉ mới dừng lại ở mức chôn lấp, công tác tái chế tái sử dụng chưa được quan tâm. Các CT có thể tái chế, tái sử dụng được các hộ phát thải phân loại bán cho lực lượng ve chai thu gom, số còn lại do các VSV thu gom và bán cho các cơ sở xử lý TN. Tại các bãi chôn lấp CT này chưa được thiết kế, xây dựng theo tiêu chuẩn HVS. CT sau khi được thu gom, vận chuyển đến bãi chôn lấp để xử lý, tại đây CT được tiến hành xử lý bằng cách vun thành đống và lu lèn sau đó được đổ đất dày 20cm. Các bãi chôn lấp chưa có hệ thống xử lý nước thải, tình trạng các bãi chôn lấp CTRSH tại các ĐT trên như sau:

- Tại TP Thanh hóa:

Toàn bộ lượng CTRSH của TP sau khi thu gom được vận chuyển đến bãi xử lý chất thải Cồn Quán ở phường Phú Sơn, cách trung tâm TP 4 Km. Bãi xử lý chất thải Cồn Quán được chính quyền đầu tư xây dựng từ năm 1999 với diện tích 4,2 ha và được sử dụng năm 2002, theo CN xử lý tái chế sản xuất phân compost từ CTRSH hữu cơ phù hợp với nguồn vốn đầu tư, sử dụng CN trong nước, tổng vốn đầu tư cho khu xử lý này khoảng 15 tỷ đồng (thời điểm năm 1999)[63]. Từ khi đưa vào sử dụng vận hành khu xử lý CTRSH đã phần nào hạn chế tích cực ô nhiễm môi trường do CTR gây ra.

Tuy nhiên, quá trình vận hành khu xử lý CTRSH không vận hành theo đúng quy trình thiết kế như trong dự án; Các ngăn chứa CTRSH không được luân phiên khai thác sàng lọc thành phần CTRSH hữu cơ đã phân hủy để chế biến phân vi sinh. Mặt khác khu xử lý CTRSH này chưa được đầu tư hệ thống xử lý nước rỉ rác, đây cũng là yếu tố gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là MT đất, không khí. Hiện khu xử lý đã quá tải, hết khả năng tiếp nhận từ cuối năm 2008 và đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cho khu vực lân cận.

Trước tình trạng trên, ngày 18/2/2009, UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Quyết định số 485/QĐ-UBND về quy hoạch quản lý CTRSH tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, xác định khu chôn lấp CTRSH của khu vực TP Thanh Hóa (gồm thị xã Sầm Sơn và các huyện Quảng Xương, Đông Sơn, Nông Cống)

được quy hoạch tại xã Đông Nam, huyện Đông Sơn, có diện tích 30 ha, công

Một phần của tài liệu Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt theo hướng xã hội hoá cho một số đô thị Bắc Trung Bộ Việt Nam (Nghiên cứu thí điểm cho thành phố Vinh) (Trang 48)