5. Kết cấu luận văn
2.4.1. Đối với việc lấy ý kiến nhân dân trong quá trình ban hành, sửa đổi Hiến
pháp cụ thể như sau:
2.4.1. Đối với việc lấy ý kiến nhân dân trong quá trình ban hành, sửa đổi Hiến pháp pháp
Việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Hiến pháp khác biệt rất lớn về
tính chất, mức độ, yêu cầu, phạm vi và cách thức triển khai so với việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với các văn bản quy phạm pháp luật thông thường như: nội dung lấy ý kiến
là những quy định của Hiến pháp sửa đổi, đó là những vấn đề cơ bản của đất nước, có
tính khái quát, tính lý luận ở trình độ cao, liên quan đến nhiều lĩnh vực ở “tầm Hiến pháp” không nên đi quá sâu hay quá sa đà vào những nội dung quá cụ thể thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật hay văn bản dưới luật; phạm vi lấy ý kiến nhân dân là rất rộng rãi;
đối tượng lấy ý kiến nhân dân có tính đa dạng cao về thành phần xã hội, giới tính, lĩnh
vực, ngành nghề công tác, trình độ nhận thức,…Do vậy, việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân
không thể nào dựa vào các quy định lấy ý kiến nhân dân đối với các văn bản quy phạm
pháp luật khác.
Mặc dù, trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 có quy định liên quan đến việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với việc ban hành, sửa đổi Hiến
pháp.35 Tuy nhiên đó chỉ là những quy định chung chung, chưa có quy định cụ thể về quy
trình, thủ tục lấy ý kiến nhân dân. Trong lần sửa đổi Hiến pháp năm 1992 Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 38/ 2012/ QH13 về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo
sửa đổi Hiến pháp, nhưng nghị quyết này chỉ mang tính nhất thời. Vì vậy, chúng ta cần
phải có một chương riêng quy định về việc thực hiện tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với
dự thảo Hiến pháp trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật cụ thể như sau:
- Quy định lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Hiến pháp là thủ tục bắt buộc
trong quy trình lập hiến (kể cả trường hợp trưng cầu ý dân đối với Hiến pháp).
- Ghi nhận những nguyên tắc cơ bản của việc lấy ý kiến nhân dân đối với dự
thảo Hiến pháp: Nguyên tắc đảm bảo tính công khai, minh bạch trong quá trình xây dựng
dự thảo, xử lý và tiếp thu những ý kiến của nhân dân; nguyên tắc về trách nhiệm của các cơ quan dự thảo trong việc giải trình các nội dung, phương án của dự thảo; nguyên tắc tự do trong góp ý đối với dự thảo Hiến pháp phù hợp với quy định của pháp luật
- Quy định rõ về phạm vi lấy ý kiến trong nhân dân đối với dự thảo hiến pháp
gồm có: các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị, chính trị xã hội, các tổ chức xã hội,
35
các hiệp hội, tổ chức đại diện cho các doanh nghiệp từ trung ương đến địa phương; các
nhóm xã hội và các cá nhân.
- Về thời gian lấy ý kiến nhân dân: Nhân dân cần đủ thời gian để có thể tiếp
cận, nghiên cứu, đóng góp ý kiến đối với dự thảo Hiến pháp. Thời gian càng ngắn sẽ
không cho phép nhân dân có khả năng nhận thức, đánh giá các vấn đề trong dự thảo Hiến
pháp. Thời gian càng dài giúp cho nhân dân có cơ hội đưa ra các ý kiến về dự thảo. Vì vậy, cần quy định thời gian lấy ý kiến nhân dân là năm tháng kể từ ngày công bố, công
khai dự thảo Hiến pháp để có thời gian tuyên truyền, phổ biến những nội dung cần lấy ý
kiến nhân dân đến người dân.
- Quy định cơ chế công khai, minh bạch về thông tin đối với dự thảo Hiến pháp
và các kiến nghị lớn liên quan đến dự thảo (nếu có). Dự thảo Hiến pháp phải được đăng
tải lên internet trên cổng thông tin chính thức của Quốc hội, chính phủ và các cơ quan nhà nước khác; được gửi bằng văn bản hoặc niêm yết công khai để nhân dân có thể dễ
dàng tiếp cận (ở những nơi internet không phát triển hoặc phổ biến); kèm theo dự thảo là các nội dung lớn cần xin ý kiến nhân dân và các giải trình, phân tích minh họa nếu có.
- Phương thức góp ý, Luật nên quy định đa dạng phương thức góp ý để các cơ
quan, tổ chức, đơn vị, nhóm xã hội, và cá nhân có thể tham gia đóng góp ý kiến cho dự
thảo thuận lợi thông qua các hình thức góp ý trực tiếp, hội nghị, tọa đàm, hội thảo, viết bài đóng góp ý kiến trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên các trang website trên
internet. Đặc biệt nên quy định các phương thức tiếp nhận ý kiến thông qua các website chuyên biệt do Uỷ ban sửa đổi Hiến pháp lập và quản lý, các cổng thông tin của các bộ, ngành và địa phương; khuyến khích việc tọa đàm, trao đổi thông qua các phương tiện thong tin đại chúng như báo chí, truyền hình.
- Quy định rõ về cơ chế tiếp nhận đầy đủ ý kiến và xử lý, tiếp thu các ý kiến
góp ý tránh tình trạng góp ý có cơ sở nhưng không được tiếp thu không có giải trình lý do hợp lý; xây dựng cơ sở dữ liệu về các vấn đề nghiên cứu, những quan diểm, luận điểm
tranh luận về những vấn đề chủ yếu, qua trọng làm cơ sở để các nhà hoạch định chính sách, đại biểu Quốc hội nghiên cứu phục vụ quá trình xây dựng và thông qua dự thảo
Hiến pháp.
- Về cơ quan chủ trì việc tổ chức lấy ý kiên nhân dân đối với dự thảo Hiến pháp đề xuất giao cho Uỷ ban sửa đổi Hiến pháp chủ trì phối hợp với Chính phủ trong
2.4.2. Đối với việc lấy ý kiến nhân dân trong quá trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật khác
Thứ nhất, chúng ta cần hoàn thiện những quy định của pháp luật theo hướng quy định chi tiết và chặt chẽ quy trình lấy ý kiến đóng góp của nhân dân. Trong đó, quy định
cụ thể quy trình lấy ý kiến đối với từng nhóm dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo hướng mở. Tức là: nên căn cứ vào nội dung, tính chất của từng dự thảo văn bản quy
phạm pháp luật; điều kiện thực tiễn mà chủ thể có thẩm quyền lựa chọn trong phạm vi
quy trình đã quy định về phạm vi, nội dung xin ý kiến, hình thức, phương thức, thời điểm và địa điểm xin ý kiến. Trong từng quy trình lấy ý kiến cần phải xây dựng thật chi tiết và
đầy đủ về các công việc cần tiến hành, trật tự, thời gian cho từng công việc, trách nhiệm
của từng chủ thể trong từng công việc.
Thứ hai, cần phải quy định về cơ chế tiếp thu, nghiên cứu, tổng hợp, phản biện ý
kiến góp ý. Việc tổ chức phản biện ý kiến đóng góp và hoàn thiện văn bản phải đảm bảo
tính nội dung. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải tổ chức phản biện các ý kiến đóng góp đã được đơn vị tổ chức tiếp thu và tổng hợp nhằm đạt được sự đồng thuận cao. Nội
dung phản biện phải được thông tin rộng rãi, công khai để đảm bảo tính khách quan và khoa học. Ngoài ra, đối với những vấn đề chủ chốt có nhiều tranh cãi, có thể phải tổ chức
những buổi tọa đàm trao đổi ý kiến chuyên gia hay trưng cầu ý kiến trong một phạm vi
nhất định.
Thứ ba, cần phải quy định cơ chế kiểm tra, giám sát và chế tài như: Cơ quan
thẩm định không tiếp nhận hồ sơ thẩm định nếu không có bảng tổng hợp tiếp thu ý kiến
của nhân dân, đối tượng chịu tác động của văn bản... hoặc sẽ xem là vi phạm thủ tục,
không công nhận hiệu lực pháp lý của văn bản.
Bên cạnh việc hoàn thiện các quy định của pháp luật,cơ quan tổ chức lấy ý kiến
còn cần làm tốt công tác tuyên truyền phổ biến, cung cấp đầy đủ, chi tiết và đa chiều
thông tin về dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; tổ chức các điểm cung cấp thông tin,
sử dụng các phương tiện truyền thông phù hợp; tổ chức các điểm và các kênh thu thập ý
kiến phản hồi của người dân. Ý kiến đóng góp phải được tập hợp và xử lý, phân loại một cách đầy đủ.
Ngoài ra, để nâng cao chất lượng hoạt động lấy ý kiến đóng góp của nhân dân
trong xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật, chúng ta cần phải nâng cao
nhận thức về vai trò và ý nghĩa của việc lấy ý kiến đóng góp cũng như trách nhiệm của
thể nhận thức được đầy đủ tầm quan trọng của việc lấy ý kiến thì khi đó việc thực hiện
hoạt động này mới được thi hành một cách nghiêm minh.
Đồng thời, nhà nước cũng phải bố trí nguồn kinh phí, cơ sở vật chất và nguồn
nhân lực để công tác lấy ý kiến nhân dân trong quá trình ban hành văn bản quy phạm
KẾT LUẬN
Lấy ý kiến nhân dân trong quá trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật là một
hoạt động thể hiện quyền làm chủ của nhân dân, là nguyên tắc lập pháp và là điều kiện
tiên quyết để nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật. Ở Việt Nam, lấy ý kiến
nhân dân trong quá trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật không phải là vấn đề mới
mẻ ở nước ta, các quy định về lấy ý kiến nhân dân trong quá trình ban hành văn bản quy
phạm pháp luật đã xuất hiện từ rất sớm trong hệ thống pháp luật.
Trong điều kiện hiện nay, khi mà Nhà nước ta đang xây dựng Nhà nước pháp
quyến xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân thì vấn đề phát huy
quyền dân chủ của nhân dân, phát huy vai trò, quyền hạn của nhân dân trong quá trình xây dựng và ban hành pháp luật là vấn đề có tính khách quan và cấp thiết. Do đó, nhiệm
vụ đặt ra cho chúng ta là phải hoàn thiện pháp luật về lấy ý kiến nhân dân trong quá trình
ban hành văn bản quy phạm pháp luật, có như vậy mới có thể thu hút động viên nhân dân phát huy quyền làm chủ của mình, tham gia xây dựng pháp luật, khai thác và phát huy
được mọi tiềm năng sáng tạo trong nhân dân làm động lực lớn cho công cuộc xây dựng
và phát triển đất nước.
Để hoạt động lấy ý kiến nhân dân trong quá trình ban hành văn bản quy phạm
pháp luật đạt hiệu quả, thu hút được sự tham gia đóng góp ý kiến của đông đảo nhân dân
không phải chúng ta chỉ có những quy phạm pháp luật tốt để điều chỉnh hoạt động này mà phải làm sao để nhân dân chủ động tích cực tham gia vào hoạt động xây dựng pháp
luật. Vì vậy, bên cạnh việc hoàn thiện pháp luật về lấy ý kiến nhân dân trong quá trình
ban hành văn bản quy phạm pháp luật cần có chính sách, biện pháp nhằm nâng cao trình
độ văn hóa, tri thức của nhân dân, tăng cường giáo dục ý thức pháp luật và động viên nhân dân tham gia vào công việc quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Đồng thời, cũng phải
bố trí nguồn kinh phí, điều kiện về cơ sở vật chất và các nguồn lực khác cho công tác lấy
ý kiến nhân dân trong quá trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật, có như vậy, việc
lấy ý kiến nhân dân mới đem lại hiệu quả thiết thực, tránh phô trương hình thức, gây lãng phí, tốn kém.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Văn bản quy phạm pháp luật
1. Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001.
2. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996, được sửa đổi, bổ sung năm 2002 ngày 27 tháng 12 năm 2002.
3. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân năm 2004 ngày 03 tháng 12 năm 2004.
4. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 ngày 03 tháng 6 năm
2008.
5. Nghị quyết 38/2012/QH13 ngày 23-12-2012 của Quốc hội về việc tổ chức
lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
6. Nghị định 101/CP ngày 23 tháng 9 năm 1997 của Chính Phủ quy định thi
hành một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996.
7. Nghị định 24/2009/NĐ - CP ngày 05 tháng 3 năm 2009 của Chính Phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm
2008.
8. Nghị định 91/2006/NĐ -CP ngày 06 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân năm 2004.
Sách, báo, giáo trình, tạp chí
1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2001.
2. Đồng Thị Thanh Phương, TS. Nguyễn Thị Ngọc An: Soạn thảo vản bản và
công tác văn thư lưu trữ, Nxb. Lao động – xã hội, 2006.
3. Hoàng Phê: Từ điển Tiếng Việt - Viện ngôn ngữ học, Nxb. Từ điển Bách Khoa, năm 2010
4. Lưu Kiếm Thanh: Xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Nxb. Thống kê, 2002.
5. Nguyễn Như Phát – Viện trưởng Viện Nhà nước và Pháp luật: Tham vấn
nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp – bản chất và nguyên tắt thực hiện, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số tháng 10, năm 2012.
6. Nguyễn Trung Thành: Trưng cầu ý dân: đặc điểm, bản chất và ý nghĩa, Tạp
chí Nghiên cứu lập pháp, số 3, năm 2006.
7. Phan Trung Hiền, Để hoàn thành tốt luận văn ngành Luật, Nxb. Chính trị
Quốc Gia, Hà Nội, năm 2010.
8. Phan Trung Hiền, Lý luận về nhà nước và pháp luật – Quyển 2, Nxb. Chính trị Quốc Gia, Hà Nội, năm 2011.
9. Trường đại học Luật Hà Nội: Giáo trình Lý luận Nhà nước và Pháp luật, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, năm 2008.
Trang thông tin điện tử
1. Chính phủ: Dự thảo sửa đổi Hiến pháp thu hút được sự quan tâm đặt biệt
của nhân dân
http://canhsat-ttatxh.bocongan.gov.vn/pho-bien-phap-luat/linh-vuc-qlhc-ve-
ttatxh/tabid/134/articleType/ArticleView/articleId/743/Du-thao-sua-oi-Hien-phap-thu- hut-su-quan-tam-ac-biet-cua-nhan-dan.aspx, [ngày truy cập 30/3/2013].
2. Đặng Đình Luyến: Các tiêu chí cơ bản phân loại, tập hợp, tiếp thu ý kiến nhân dân đối với dự thảo Hiến pháp
http://daibieunhandan.vn/ONA_BDT/NewsPrint.aspx?newsId=259394, [ngày truy cập
25/4/2013].
3. Hương Thảo Nguyên: lấy ý kiến nhân dân vào dự thảo Hiến pháp cần trú
trọng đến hiệu quả
http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/du-thao-sua-doi-nam-1992/2013/20564/Lay- y-kien-nhan-dan-vao-Du-thao-sua-doi-Hien-phap.aspx, [truy cập ngày 30/3/2013].
4. Quốc hội: Kết thúc đợt lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 theo Nghị quyết số 38/2012/QH13 của Quốc hội
http://www.na.gov.vn/htx/vietnamese/?Newid=63757#MlGd6LKNvQ2e, [truy cập
ngày 03/4/2013].
http://www.quochoi.vn/htx/Vietnamese/C2110/default.asp?Newid=62798#3Ez7iWPy kTIF, [ truy cập ngày 30/3/2013].
6. Thu Hằng: Những văn bản có hiệu lực trên trời, Báo điện tử Dân trí, http://dantri.com.vn/xa-hoi/nhung-van-ban-co-hieu-luc-tren-troi-684878.htm, ngày truy cập [30/3/2013].
7. Trần Ngọc Định: Quy định của pháp luật về quy trình, thủ tục lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Hiến pháp – những hạn chế và giải pháp hoàn thiện