Lấy ý kiến nhân dân trong quá trình ban hành văn bản quy phạm pháp

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về lấy ý kiến nhân dân trong quá trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật (Trang 36 - 39)

5. Kết cấu luận văn

2.2.1. Lấy ý kiến nhân dân trong quá trình ban hành văn bản quy phạm pháp

cấp tỉnh

Một trong những nguyên tắc cơ bản của quá trình xây dựng văn bản quy phạm

pháp luật của địa phương là phải bảo đảm sự tham gia góp ý của cơ quan, tổ chức, cá

nhân về dự thảo văn bản. Việc lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân là nhằm bảo đảm tính dân chủ, minh bạch, công khai trong việc hoạch định chính sách của các cơ quan nhà nước, đồng thời, bảo đảm sự tham gia của người dân vào quá trình này. Bên cạnh đó, cũng chính nhờ sự góp ý của các cơ quan, tổ chức, cá nhân mà tính khả thi của văn bản cũng được bảo đảm. Vì thế, theo Điều 23, Điều 37 Luật Ban hành văn bản quy

phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân năm 2004 và Điều 23 của Nghị định số 91/ 2006/ NĐ – CP ngày 06 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân,

Uỷ ban nhân dân thì việc tổ chức lấy ý kiến của nhân dân vào dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh được quy định như sau:

30

- Phương thức lấy ý kiến: Việc lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân và đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân ban hành có thể được thực hiện dưới các hình thức sau đây:

+ Lấy ý kiến trực tiếp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan thông

qua các cuộc họp, hội nghị, hội thảo;

+ Lấy ý kiến thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua internet.

+ Lấy ý kiến qua việc tiến hành khảo sát, phát các phiếu hỏi tới các đối tượng;

+ Các hình thức khác: qua đường bưu điện, giới thiệu ở các câu lạc bộ, qua

sinh hoạt của các cơ quan, tổ chức,…

- Thời gian lấy ý kiến: ít nhất là bảy ngày, kể từ ngày tổ chức lấy ý kiến để các đối tượng được lấy ý kiến góp ý vào dự thảo nghị quyết, quyết định, chỉ thị. Với quy định như vậy những người tham gia đóng góp ý kiến không có đủ thời gian để nghiên cứu nội

dung dự thảo và không đủ thời gian triển khi tổ chức lấy ý kiến trên phạm vi của một

tỉnh.

- Tiếp thu ý kiến: Khi nhận được các ý kiến góp ý, cơ quan soạn thảo phải

nghiên cứu và tiếp thu trong trường hợp ý kiến là hợp lý, trường hợp không hợp lý, cơ

quan soạn thảo cần có giải trình trong tờ trình lý do không tiếp thu. Thủ trưởng cơ quan

soạn thảo có trách nhiệm chỉ đạo việc tiếp thu ý kiến và tổ chức tập hợp ý kiến. Các ý

kiến góp ý phải được đưa vào hồ sơ để các cơ quan liên quan tham khảo trong quá trình thẩm định, thẩm tra, xem xét, thông qua văn bản (ví dụ: cơ quan thẩm định, Uỷ ban nhân dân, cơ quan thẩm tra, Hội đồng nhân dân).

2.2.2. Lấy ý kiến nhân dân trong quá trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật cấp huyện luật cấp huyện

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 30 và Khoản 2 Điều 41 Luật Ban hành văn bản

quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân năm 2004 thì không phải

tất cả các dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân

dân đều phải tổ chức việc lấy ý kiến vào dự thảo, mà căn cứ vào tính chất và nội dung

của dự thảo nghị quyết, quyết định, chỉ thị, cơ quan soạn thảo tổ chức lấy ý kiến của cơ

quan, tổ chức hữu quan, đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của nghị quyết, quyết định,

chỉ thị. Cơ quan, tổ chức hữu quan trong thời hạn ba ngày kể từ ngày nhận được dự thảo

bản. Quy định thời gian như vậy là quá ít, các cơ quan, tổ chức hữu quan không đủ thời gian để nghiên cứu và có thể đưa ra những ý kiến góp ý không có chất lượng. Trong

trường hợp lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của nghị quyết, quyết định,

chỉ thị cơ quan lấy ý kiến có trách nhiệm xác định những vấn đề cần lấy ý kiến, địa chỉ

nhận ý kiến và dành ít nhất năm ngày, kể từ ngày tổ chức lấy ý kiến để các đối tượng được lấy ý kiến góp ý vào dự thảo nghị quyết, quyết định, chỉ thị.

Các quy định về đối tượng lấy ý kiến, hình thức lấy ý kiến, trách nhiệm tiếp thu ý kiến đối với dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định, chỉ thi của Uỷ ban

nhân dân cấp huyện được pháp luật quy định giống như việc lấy ý kiến đối với dự thảo

nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định, chỉ thi của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

2.2.3. Lấy ý kiến nhân dân trong quá trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật cấp xã cấp xã

Trong khi Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân,

Uỷ ban nhân dân năm 2004 có quy định cụ thể về thời gian lấy ý kiến đối với dự thảo

nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện thì việc lấy ý kiến đối với dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân ở cấp xã lại không có quy định cụ thể về thời gian lấy ý kiến mà “căn cứ vào tính chất và nội dung của dự thảo nghị quyết, quyết định, chỉ thị

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã tổ chức lấy ý kiến vào dự thảo văn bản”. Toàn bộ quá

trình tổ chức lấy ý kiến của nhân dân vào dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân cấp xã được quy định cụ thể như sau:

- Chủ thể tiến hành tổ chức lấy ý kiến: Chủ tịch ủy ban nhân nhân cấp xã. - Nội dung lấy ý kiến: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã đề xuất và tiến hành tổ

chức lấy ý kiến vào dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định, chỉ thị của

Uỷ ban nhân dân trong trường hợp ban hành văn bản có nội dung như sau:

+ Quy định về mức đóng góp, huy động vốn của nhân dân địa phương để

xây dựng trường học, trạm xá, đường giao thông xã, liên xã,…;

+ Có ảnh hưởng nghiêm trọng tới phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương

(ví dụ: quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân thực hiện nghị quyết của Hội đồng

nhân dân về chuyển dịch cơ cấu ở xã);

+ Có ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt văn hóa, xã hội địa phương, đến môi trường sinh thái địa phương;

+ Liên quan đến vấn đề quy hoạch, quản lý đất đai, xây dựng các công trình công cộng quan trọng trên địa bàn xã,…

Đây là những vấn đề quan trọng ảnh hưởng lợi ích của nhân dân và sự phát

triển của địa phương nên cần được lấy ý kiến nhân dân.

- Hình thức lấy ý kiến: Nhằm tạo điều kiện thuận lợi và để Chủ tịch Uỷ ban

nhân dân cấp xã tùy theo điều kiện cụ thể của địa phương mà tổ chức lấy ý kiến của các đối tượng vào dự thảo văn bản sao cho phù hợp, có hiệu quả. Luật Ban hành văn bản quy

phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân năm 2004 chỉ quy định chung

là việc tổ chức lấy ý kiến về dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định, chỉ

thị của Uỷ ban nhân dân cấp xã được tiến hành bằng “các hình thức thích hợp”. Trong thực tế, các hình thức lấy ý kiến của các đối tượng vào dự thảo nghị quyết của Hội đồng

nhân dân, quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân cấp xã được tổ chức bằng nhiều hình thức khác nhau, nhưng thường là các hình thức như:

+ Lấy ý kiến trực tiếp của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan qua các hội

nghị, hội thảo (Đoàn Thanh niên, Phụ nữ, Nông dân, Cựu chiến binh, Mặt trận Tổ

quốc…);

+ Lấy ý kiến qua khảo sát, thăm dò dư luận bằng phiếu (có gợi ý vấn đề

cần xin ý kiến để đối tượng điền vào ô trống) hoặc phỏng vấn trực tiếp đối tượng (hộ gia đình, đại diện tổ dân phố, phum, sóc, buôn, làng…);

+ Gửi dự thảo tới hộ gia đình hoặc tổ dân phố để lấy ý kiến (sửa trực tiếp

vào dự thảo). Sau đó cơ quan, tổ chức lấy ý kiến tiếp thu dự thảo để tập hợp.

- Tiếp thu ý kiến: khi nhận được các ý kiến đóng góp các cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao thực hiện lấy ý kiến có trách nhiện tập hợp ý kiến và tiếp thu ý kiến,

chỉnh lý dự thảo theo sự chỉ đạo của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã.

Tóm lại, việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với văn bản quy phạm pháp

luật cấp xã được quy định khá đầy đủ bao gồm chủ thể tổ chức lấy ý kiến, nội dung lấy ý

kiến, hình thức lấy ý kiến và việc tiếp thu ý kiến đóng góp.

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật về lấy ý kiến nhân dân trong quá trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)