Căn cứ vào sự tự nguyện

Một phần của tài liệu xác định cha mẹ cho con được sinh ra theo phương pháp khoa học trong pháp luật việt nam (Trang 31)

Ngoài trường hợp căn cứ vào thời kỳ hôn nhân và sự kiện sinh đẻ để xác định cha mẹ con được sinh ra theo phương pháp khoa học thì trong trường hợp này còn phải căn cứ vào sự tự nguyện của cặp vợ chồng vô sinh, hoặc của người phụ nữ độc thân, của người cho và nhận tinh trùng, người cho và nhận noãn, cho và nhận phôi. Khoản 3, Điều 4, Nghịđịnh 12/2003/NĐ-CP quy định:“Việc thực hiện các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, cho noãn, nhận noãn, cho tinh trùng, nhận tinh trùng, cho phôi, nhận phôi phải được tiến hành trên nguyên tắc tự nguyện”. Khác với trường hợp tự thừa nhận con sinh ra theo con

đường tự nhiên, việc sinh con theo phương pháp khoa học, các chủ thể tham gia phải thể

hiện ý chí của mình ngay từ thời điểm bắt đầu áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Các chủ

thể phải thể hiện sự tự nguyện tiến hành áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản bằng văn bản theo quy định của pháp luật. Điều này đảm bảo sự tự nguyện là cơ sở xác định trách nhiệm của từng chủ thểđối với việc thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và ràng buộc trách nhiệm đối với đứa trẻđược sinh ra trong tương lai. Người cho tinh trùng, noãn cũng thể

hiện sự tự nguyện ngay từđầu: “tự nguyện cho”15 nhưng không nhằm mục đích làm cha, làm mẹ của đứa trẻđược sinh ra.

Do trường hợp sinh con theo phương pháp khoa học được tiến hành theo nguyên tắc tự nguyện nên sẽ không đặt ra vấn đề xác định lại quan hệ cha mẹ con như những trường hợp thông thường khác. Quan hệ cha mẹ con này là tất yếu không thể phủ nhận do

đã có sựđồng ý trước đó của các chủ thể tham gia. Ví dụ như trong trường hợp nếu cặp vợ chồng vô sinh đã đồng ý bằng văn bản là nhận tinh trùng, phôi của người khác để

người vợ sinh con thì sau này người chồng đương nhiên là cha của đứa trẻ mà người cha này không có quyền yêu cầu xác định đứa trẻđó có phải là con mình hay không. Trường hợp người phụ nữđộc thân muốn có con thì chỉ được cơ sở y tế áp dụng kỹ thuật hỗ trợ

sinh sản khi được sự đồng ý của người phụ nữ đó. Nói chung trong mọi trường hợp áp sinh con theo phương pháp khoa học đều được thực hiện dựa trên nguyên tắc tự nguyện giữa các chủ thể tham gia.

Trong trường hợp mang thai hộ thì sự tự nguyện của người mang thai hộ cũng là một căn cứ quan trọng để xác định mối quan hệ cha mẹ con. Sự tự nguyện này cũng được thể hiện ngay từ đầu, trước khi quá trình mang thai hộ được diễn ra. Theo quy định tại

15

GVHD: Nguyn Th M Linh SVTH: T Th Minh Tuyên

khoản 1, Điều 95 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014: “Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của các bên và được lập thành văn bản”. Ngay từ lúc bắt đầu hai bên đã thể hiện sự tự nguyện của mình. Người phụ nữ

mang thai hộ đồng ý mang thai, sinh con nhưng không muốn làm mẹ. Cặp vợ chồng nhờ

mang thai hộ không mang thai, sinh con nhưng tự nguyện làm cha mẹ của đứa trẻ sau khi sinh ra. Như vậy nếu không có sự tự nguyện giữa hai bên thì sẽ không phát sinh vấn đề

mang thai hộ. Sau khi đứa trẻ sinh ra bên mang thai hộ sẽ tự nguyện giao đứa trẻ, bên nhờ

mang thai hộ tự nguyện nhận đứa trẻ. Về hình thức pháp lý của việc mang thai hộ dựa trên một thoả thuận là tối quan trọng với cả hai bên. Như vậy pháp luật cũng dự liệu được tình huống có thể xảy ra tranh chấp sau khi đứa trẻ ra đời giữa các chủ thể tham gia. Chẳng hạn như người phụ nữ mang thai hộ sau khi mang nặng đẻđau có thể vì tình mẫu tử mà không giao đứa trẻ cho người nhờ mang thai hộ. Đây là trường hợp sinh con theo phương pháp khoa học không đảm bảo được nguyên tắc vô danh giữa người mang thai hộ

và người nhờ mang thai hộ. Luật pháp các nước thường không quy định cách thức giải quyết cụ thể đối với các trường hợp có tranh chấp từ việc mang thai hộ, mà để ngỏ các vấn đề này cho các bên khi lập thoả thuận, Toà án sẽ căn cứ vào thoả thuận đó để xử lý từng vụ việc cụ thể. Vì vậy việc tự nguyện thoả thuận của các chủ thể và được quy định rõ ràng bằng văn bản sẽ tạo căn cứ giúp cho việc xác định cha mẹ con tiến hành dễ dàng hơn.

2.3. Cơ sở pháp lý xác định cha mẹ cho con được sinh ra theo phương pháp khoa học trong Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014

2.3.1. Xác định cha m con trong trường hp v chng vô sinh sinh con bng k

thut h tr sinh sn

Sinh con theo phương pháp khoa học có những đặc thù riêng nên việc xác định cha mẹ cho con cũng có những khác biệt so với việc xác định cha mẹ thông thường. Theo quy

định tại Điều 88 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014: “Con được sinh ra trong thời kỳ

hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ đó là con chung của vợ chồng, Con

được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân”. Trường hợp này cũng được áp dụng để xác

định cha mẹ cho con được sinh ra theo phương pháp khoa học. Trong trường hợp xác

định mối quan hệ cha mẹ con trong cặp vợ chồng vô sinh sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ

sinh sản thì khi đứa trẻ ra đời không nhất thiết phải mang gen của người cha hay người mẹ về mặt pháp lý. Giữa đứa trẻ và người cho tinh trùng, cho noãn, cho phôi không có mối quan hệ cha mẹ và con về mặt pháp lý. Điều đó đảm bảo quyền được làm cha, làm mẹ và đặc biệt là đảm bảo cho người phụ nữ thực hiện thiên chức của mình đó là chức năng sinh đẻ. Khi người phụ nữđang có chồng mà mang thai hoặc sinh con thì chồng của người phụ nữ đó là cha của đứa trẻ. Đây là biện pháp suy đoán pháp lý nhằm xác định

GVHD: Nguyn Th M Linh SVTH: T Th Minh Tuyên

cha mẹ cho con. Trong trường hợp trên nếu cặp vợ chồng vô sinh lựa chọn sinh con theo phương pháp khoa học thì người phụ nữ sinh ra đứa trẻđược xác định là mẹ của đứa trẻ

và chồng của người phụ nữ đó là cha của đứa trẻ. Do đó đứa trẻ ra đời trong thời kỳ hôn nhân hoặc trong vòng 300 ngày kể từ ngày người chồng chết hoặc ly hôn thì được xác

định là con chung của cặp vợ chồng vô sinh sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Tuy nhiên việc sinh con theo phương pháp khoa học chỉ áp dụng cho cặp vợ chồng vô sinh và người phụ nữ độc thân. Để được coi là cặp vợ chồng vô sinh thì họ phải sống gần nhau liên tục trong một năm mà không thể sinh con. Do đó việc xác định cha mẹ cho con trong trường hợp này cũng loại trừ một số trường hợp được xác định là con chung của vợ chồng sinh ra theo cách thông thường. Căn cứ vào Điều 88 Luật Hôn nhân và Gia

đình năm 2014để xác định cha mẹ cho con trong cặp vợ chồng vô sinh sinh con bằng kỹ

thuật hỗ trợ sinh sản thì có hai trường hợp được xem là con chung:

Th nht, con do người vợ thụ thai và sinh ra trong thời kỳ hôn nhân. Nếu trong thời kỳ hôn nhân cặp vợ chồng vô sinh áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì đứa trẻ sau khi được sinh ra mặc nhiên được coi là con chung của cặp vợ chồng.

Th hai, con do người vợ thụ thai trong thời kỳ hôn nhân và sinh ra sau khi hôn nhân chấm dứt trong một thời gian Luật định tối đa là 300 ngày được coi là con của người chồng trong quan hệ hôn nhân trước khi đứa trẻđược sinh ra. Nếu cặp vợ chồng vô sinh áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản trong thời kỳ hôn nhân và đứa trẻđược sinh ra sau khi hôn nhân chấm dứt trong khoảng thời gian 300 ngày thì đứa trẻđó được xác định là con chung của vợ chồng vô sinh.

Nếu căn cứ vào Điều 88 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014để xác định cha mẹ

cho con sinh ra theo phương pháp khoa học của cặp vợ chồng vô sinh thì phải loại trừ

những trường hợp sau:

Th nht, đối với trường hợp sinh con trước thời kỳ hôn nhân và được cha mẹ thừa nhận không được áp dụng trong trường hợp sinh con theo phương pháp khoa học. Theo quy định của pháp luật thì việc xác định cha mẹ cho con được sinh ra theo phương pháp khoa học được áp dụng như trường hợp xác định cha mẹ con theo cách thông thường. Nhưng trong trường hợp con được sinh ra trước thời kỳ hôn nhân và được pháp luật thừa nhận thì không được xem là con chung của cặp vợ chồng vô sinh. Trường hợp sinh con theo phương pháp khoa học chỉ áp dụng cho cặp vợ chồng vô sinh và đứa trẻ phải được sinh ra trong thời kỳ hôn nhân.

Th hai, đối với trường hợp thụ thai trước thời kỳ hôn nhân và sinh con trong thời kỳ hôn nhân cũng không áp dụng trong trường hợp sinh con theo phương pháp khoa học. Việc tiến hành sinh con theo phương pháp khoa học chỉđược áp dụng đối với các trường hợp là cặp vợ chồng vô sinh. Việc tiến hành sinh con theo phương pháp khoa học không

GVHD: Nguyn Th M Linh SVTH: T Th Minh Tuyên

được tiến hành trước khi họ là vợ chồng của nhau. Do đó chắc chắn đứa trẻ phải được thụ

thai trong thời kỳ hôn nhân.

Th ba, đối với trường hợp người vợ thụ thai trước thời kỳ hôn nhân và sinh con sau khi hôn nhân chấm dứt trong một thời hạn luật định cũng không được xem là con chung của cặp vợ chồng sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.

Như vậy việc xác định cha mẹ cho con được sinh ra theo phương pháp khoa học có những trường hợp ngoại lệ khác với việc xác định cha mẹ con thông thường. Do đó nếu áp dụng nguyên tắc chung của việc xác định cha mẹ con vào trường hợp xác định cha mẹ

cho con được sinh ra theo phương pháp khoa học thì cần lưu ý những trường hợp ngoại lệ

này.

2.3.2. Xác định cha m con trong trường hp người ph nđộc thân mang thai và sinh con bng k thut h tr sinh sn sinh con bng k thut h tr sinh sn

Trong thực tiễn, chúng ta không chỉ thấy quan hệ mẹ con trong gia đình đơn thân phát sinh trong sự kiện sinh đẻ tự nhiên mà còn thông qua phương thức khác, đó là việc sinh con theo phương pháp khoa học. Trong đời sống xã hội, việc người phụ nữ (dù có chồng hay không có chồng) sinh con, đã làm phát sinh mối quan hệ giữa mẹ – con. Đó là mối quan hệ huyết thống tự nhiên theo quy luật sinh học.16 Như vậy căn cứ để xác lập mối quan hệ mẹ – con trong trường hợp này xuất phát từ sự kiện sinh đẻ thông qua việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Như vậy, người phụ nữ độc thân được xác định là mẹ

của đứa trẻ được sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm, thụ

tinh nhân tạo. Và về nguyên tắc thông tin của người hiến tặng tinh trùng sẽ được giữ bí mật, vì vậy người mẹđơn thân sinh con bằng phương pháp khoa học này khó có thể biết

được thông tin về người cha trong trường hợp này. Đây có thể xem là sự khác biệt cơ bản giữa người mẹ đơn thân sinh con bằng phương pháp khoa học với người mẹ đơn thân nuôi con sinh ra bằng sự kiện sinh đẻ tự nhiên.

Theo quy định khoản 2, Điều 93, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014: “Trong

trường hợp người phụ nữ sống độc thân mang thai và sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì người phụ nữ đó là mẹ của đứa trẻđược sinh ra”. Trong trường hợp này chỉđặt ra mối quan hệ mẹ – con mà không tồn tại mối quan hệ cha – con. Việc xác định mối quan hệ này dựa vào sự kiện sinh đẻ. Người phụ nữ nào sinh ra đứa trẻ thì người đó được xác định là mẹ của đứa trẻ đó. Tuy được xác định như mối quan hệ mẹ – con ngoài giá thú nhưng các trường hợp khác vẫn có thể xác định được người cha đối với con ngoài giá thú nếu người cha làm thủ tục nhận con. Có một sự khác biệt giữa người mẹ đơn thân sinh con từ kỹ thuật hỗ trợ sinh sản với người phụ nữ sinh con ngoài giá thú khác. Người phụ nữ sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản không thể xác định được người cha cho

16

Nguyễn Văn Cừ, Giáo trình Luật Hôn nhân và Gia đình, Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân, năm 2009, tr.163

GVHD: Nguyn Th M Linh SVTH: T Th Minh Tuyên

đứa trẻ vì người cha về nguyên tắc sẽ được giữ bí mật. Vì vậy trong trường hợp này người mẹ không có quyền kiện nhận cha cho con như trường hợp con ngoài giá thú khác. Khi làm thủ tục khai sinh thì chỉ ghi tên người mẹ còn phần thông tin về người cha sẽ được bỏ trống. Đứa trẻđược sinh ra và được khai sinh thì việc xác định mẹ cho con thông qua hành vi đăng ký khai sinh cho con là đơn giản và dễ dàng. Người phụ nữ đơn thân sinh con theo phương pháp khoa học thì chỉ tồn tại mối quan hệ mẹ – con là duy nhất. Tuy nhiên nếu người phụ nữ độc thân sau khi sinh con theo phương pháp khoa học mới

đăng ký kết hôn thì người chồng hợp pháp có quyền thừa nhận đứa con là con mình theo như trường hợp sinh con trước ngày đăng ký kết hôn. Điều này cũng bắt nguồn từ nguyên tắc bảo vệ bà mẹ và trẻ em của pháp luật Việt Nam.

2.3.3. Xác định cha m con trong trường hp mang thai h vì mc đích nhân đạo

Theo quy định tại Điều 94 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014quy định việc xác

định cha mẹ cho con trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo: “Con sinh ra

trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là con chung của vợ chồng nhờ

mang thai hộ, kể từ thời điểm con được sinh ra”. Như vậy trong trường hợp mang thai hộ đứa trẻ sinh ra là con chung của cặp vợ chồng vô sinh nhờ mang thai hộ. Người mẹ sinh ra đứa trẻ chỉ là người mang thai hộ chứ không được xác định là mẹ của đứa trẻ đó. Cụ

thể, người phụ nữ nhờ mang thai hộ và đứa trẻ sau này được sinh ra từ người mang thai hộ mới là hai người có quan hệ huyết thống. Theo quan điểm về mặt khoa học, người mẹ

mang thai hộ và sinh ra đứa trẻ về mặt sinh học không phải là “mẹ” của đứa trẻ ấy. Vì noãn và tinh trùng đều lấy từ cha mẹ “thật” (cùng huyết thống), thụ tinh thành phôi, rồi mới cấy vào tử cung của người mẹ mang thai hộ. Nên việc xác định mối quan hệ cha mẹ

con là có cơ sở dựa trên nguyên tắc huyết thống. Do đó khi xem xét đến yếu tố khởi điểm và mục đích của việc mang thai hộ thì người phụ nữ nhờ mang thai hộ tham gia vào quan hệ mang thai hộ với mục đích mong muốn được làm mẹ, còn người phụ nữ mang thai chỉ

với mục đích “hộ”, “giùm”, mà không với mục đích làm mẹ. Như vậy người mang thai

Một phần của tài liệu xác định cha mẹ cho con được sinh ra theo phương pháp khoa học trong pháp luật việt nam (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)