Xác định cha mẹ con trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân

Một phần của tài liệu xác định cha mẹ cho con được sinh ra theo phương pháp khoa học trong pháp luật việt nam (Trang 35)

Theo quy định tại Điều 94 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014quy định việc xác

định cha mẹ cho con trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo: “Con sinh ra

trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là con chung của vợ chồng nhờ

mang thai hộ, kể từ thời điểm con được sinh ra”. Như vậy trong trường hợp mang thai hộ đứa trẻ sinh ra là con chung của cặp vợ chồng vô sinh nhờ mang thai hộ. Người mẹ sinh ra đứa trẻ chỉ là người mang thai hộ chứ không được xác định là mẹ của đứa trẻ đó. Cụ

thể, người phụ nữ nhờ mang thai hộ và đứa trẻ sau này được sinh ra từ người mang thai hộ mới là hai người có quan hệ huyết thống. Theo quan điểm về mặt khoa học, người mẹ

mang thai hộ và sinh ra đứa trẻ về mặt sinh học không phải là “mẹ” của đứa trẻ ấy. Vì noãn và tinh trùng đều lấy từ cha mẹ “thật” (cùng huyết thống), thụ tinh thành phôi, rồi mới cấy vào tử cung của người mẹ mang thai hộ. Nên việc xác định mối quan hệ cha mẹ

con là có cơ sở dựa trên nguyên tắc huyết thống. Do đó khi xem xét đến yếu tố khởi điểm và mục đích của việc mang thai hộ thì người phụ nữ nhờ mang thai hộ tham gia vào quan hệ mang thai hộ với mục đích mong muốn được làm mẹ, còn người phụ nữ mang thai chỉ

với mục đích “hộ”, “giùm”, mà không với mục đích làm mẹ. Như vậy người mang thai hộ không có địa vị pháp lý xác nhận đó là con mình.

Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định rất cụ thể về vấn đề mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và đã có những ràng buộc rất chặt chẽ về mặt pháp luật, trong đó có khống chế mối quan hệ họ hàng và điều kiện sức khoẻ. Thông qua những điều kiện chặt chẽ đó, chúng ta sẽ ngăn chặn tối đa các trường hợp mang thai hộ vì mục đích thương mại. Người mang thai hộ phải là người thân thích, cùng hàng với bên vợ hoặc bên chồng của người mang thai hộ. Tuy nhiên trong quá trình bà mẹ mang nặng đẻ đau, họ coi đó chính là con mình. Do vậy sau khi sinh ra cũng có trường hợp người đó không trao trả đứa trẻ cho cặp vợ chồng mang thai hộ. Chính vì những lý do đó Luật đã có những quy

định cụ thể trong việc xác định cha mẹ trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân

GVHD: Nguyn Th M Linh SVTH: T Th Minh Tuyên

nhờ mang thai hộ và người mang thai hộ. Hoặc khi phát sinh khiếu kiện, các bên kiện ra toà, toà sẽ thụ lý giải quyết theo quy định của pháp luật.

2.4. Thẩm quyền, thủ tục xác định cha mẹ cho con được sinh ra theo phương pháp khoa học

Xác nhận cha mẹ con trong pháp luật hôn nhân gia đình nói chung và xác định cha mẹ con sinh ra theo phương pháp khoa học nói riêng là việc xác nhận mối quan hệ huyết thống giữa cha, mẹ và con. Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, thẩm quyền xác định cha mẹ con có thể tiến hành theo hai thủ tục: Thủ tục hành chính và thủ tục tư

pháp. Cơ sởđể xác định cơ quan có thẩm quyền xác định cha mẹ con là dựa trên tính chất của việc xác định cha, mẹ, con có tranh chấp hay không có tranh chấp.

2.4.1. Thm quyn, th tc hành chính

Căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, việc xác định cha, mẹ con có thể

thông qua thủ tục hành chính trong trường hợp không có tranh chấp. Trường hợp xác

định cha mẹ cho con được sinh ra theo phương pháp khoa học theo thủ tục hành chính thì

được áp dụng tương tự như những trường hợp khai sinh thông thường khác theo Nghị định 158/2005/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hộ tịch. Cũng giống như những trường hợp sinh con thông thường thì sau khi sinh con, người cha, người mẹ trong cặp vợ chồng vô sinh hoặc những người thân thích khác thực hiện các thủ tục khai sinh cho con. Căn cứ

vào giấy chứng sinh do cơ quan y tế cấp hoặc văn bản xác nhận của người làm chứng, giấy cam đoan của người đi khai sinh nếu đứa trẻ sinh ra ngoài cơ sở y tế để cấp giấy khai sinh cho đứa trẻ. Trong giấy khai sinh của đứa trẻ, UBND nơi có thẩm quyền đang ký khai sinh ghi rõ họ tên của hai vợ chồng trong giấy chứng nhận đăng ký kết hôn là cha, mẹ của đứa trẻ. Trong trường hợp người phụ nữđộc thân có con thì trong giấy khai sinh chỉ ghi tên của người mẹ, phần tên người cha trong sổ đăng ký và giấy khai sinh bỏ

trống, giống như trường hợp người mẹ sinh con ngoài giá thú.

Thủ tục đăng ký khai sinh được quy định tại Điều 15 Nghị định số 158/NĐ-CP, người đi đăng ký khai sinh phải xuất trình những giấy tờ sau:

- Giấy chứng sinh do cơ sở y tế, nơi trẻ em được sinh ra cấp, nếu trẻ em sinh ra ngoài cơ sở y tế Giấy chứng sinh được thay bằng văn bản xác nhận của người làm chứng, thì người đi khai sinh phải cam đaon về việc sinh là có thật.

- Giấy chứng nhận kết hôn của cha mẹ trẻ em. Trong trường hợp Cán bộ hộ tịch biết rõ về quan hệ hôn nhân của cha mẹ trẻ em, thì không bắt buộc phải xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn.

Cơ quan có thẩm quyền đăng ký khai sinh theo quy định tại Điều 13 Nghị định 158/NĐ-CP là Uỷ ban nhân dân (UBND) xã, phường, thị trấn nơi cư trú của người mẹ

thực hiện việc đăng ký cho trẻ, nếu không xác định được nơi cư trú của người mẹ thì UBND cấp xã nơi cư trú của người cha. Trong trường hợp không xác định được nơi cư

GVHD: Nguyn Th M Linh SVTH: T Th Minh Tuyên

trú của người cha, người mẹ thì UBND cấp xã nơi trẻ em đang sinh sống trên thực tế thực hiện việc đăng ký khai sinh.

Khi không có tranh chấp thì cơ quan có thẩm quyền xác định cha mẹ cho con trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và mang thai hộ là cơ quan quản lý hộ

tịch. Theo khoản 1, Điều 101 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định: “Cơ quan

đăng ký hộ tịch có thẩm quyền xác định cha mẹ con theo quy định của pháp luật về hộ

tịch trong trường hợp không có tranh chấp”. Như vậy khi sinh con ra nếu không có tranh chấp thì được xác định cha mẹ con theo thủ tục hành chính.

2.4.2. Thm quyn, th tc tư pháp

Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 có quy định về thẩm quyền giải quyết nếu có tranh chấp phát sinh trong trường hợp này. Nếu tranh chấp phát sinh thì đương sự có quyền yêu cầu Toà án giải quyết “Toà án là cơ quan có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, mang thai hộ”. Toà án tiến hành thụ lý và xét xử theo thủ tục tố tụng thông thường: “Tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ”.17 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 thừa nhận chế định mang thai hộ, do đó trên thực tế có thể xảy ra một số tranh chấp trong việc xác định cha mẹ con. Chẳng hạn như người phụ nữ đồng ý mang thai hộ cho cặp vợ chồng vô sinh nhưng khi sinh con lại không muốn trao đứa trẻ do mình sinh ra cho cặp vợ chồng vô sinh. Tuy nhiên cũng có trường hợp ngược lại là sau khi đứa trẻ sinh ra thì bên nhờ mang thai hộ không muốn nhận đứa bé. Luật Hôn nhân và Gia đình cũng dự liệu được những tình huống có thể xảy ra và có biện pháp giải quyết khi có tranh chấp. Khoản 5, Điều 97 Luật HN&GĐ quy định: “Trong trường hợp bên nhờ mang thai hộ từ chối nhận con thì người nhờ mang thai hộ có quyền yêu cầu Toà án giải quyết”. Về bản chất thì trường hợp mang thai hộ là một hợp đồng giao dịch dân sự. Vì vậy nếu như một trong hai bên vi phạm quy định của hợp đồng thì có quyền khởi kiện ra Toà án để giải quyết.

Thẩm quyền giải quyết khi có tranh chấp về việc xác định cha mẹ cho con được sinh ra theo phương pháp khoa học được quy định tại khoản 1, Điều 99 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014: “Toà án là cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, mang thai hộ”. Như vậy việc xác định cha mẹ cho con là vấn đề hết sức tế nhị và cũng rất phức tạp. Nếu có sự tranh chấp về việc xác định cha mẹ

cho con thì các cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu Toà án để giải quyết theo quy

định của pháp luật. Như vậy dựa trên tính chất của quan hệ xác định cha mẹ con có tranh chấp hay không có tranh chấp là cơ sởđể xác định thẩm quyền giải quyết.

17

GVHD: Nguyn Th M Linh SVTH: T Th Minh Tuyên

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ VIỆC XÁC ĐỊNH CHA MẸ CHO CON ĐƯỢC SINH RA THEO PHƯƠNG PHÁP

KHOA HỌC

Nguyên tắc suy đoán pháp lý xác định cha mẹ con mà Luật HN&GĐ Việt Nam quy

định có ý nghĩa đặc biệt cả về mặt pháp lý và xã hội. Trong các mối quan hệ với các chế định pháp lý khác thì việc xác định cha mẹ con đóng vai trò đặc biệt quan trọng, trong nhiều trường hợp là cơ sở pháp lý để cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết các vụ

việc như ly hôn, cấp dưỡng, huỷ việc kết hôn trái pháp luật,…Trường hợp xác định cha mẹ con được sinh ra theo phương pháp khoa học là một vấn đề còn tương đối mới của xã hội nhưng quy định về vấn đề này vẫn còn mang tính lý thuyết. Vì vậy việc ban hành các quy định cụ thể hơn là rất cần thiết bởi vì việc xác định cha mẹ cho con sẽ chính xác hơn khi pháp luật quy định một cách chặt chẽ các trường hợp cụ thể về xác định cha mẹ cho con được sinh ra theo phương pháp khoa học. Trong chương này người viết sẽ trình bày những vấn đề còn hạn chế của pháp luật, đồng thời sẽ nêu lên một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về việc xác định cha mẹ cho con được sinh ra theo phương pháp khoa học.

3.1. Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về việc sinh con theo phương pháp khoa học

Vấn đề sinh con theo phương pháp khoa học đã thể hiện sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật. Phương pháp này cho phép các cặp vợ chồng vô sinh có thể có con, niềm mong mỏi thiết tha không chỉ của các cặp vợ chồng vô sinh mà còn của cả gia đình và dòng họ. Phương pháp này không chỉ giải quyết được tình trạng vô sinh của phụ nữ và nam giới do ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như môi trường, hậu quả chiến tranh…đáp ứng

được nguyện vọng làm cha, làm mẹ của họ, thể hiện được những giá trị nhân bản cao

đẹp.

Do đó trường hợp này càng trở nên phức tạp và nhạy cảm, đòi hỏi cần có sự điều chỉnh cụ thể của pháp luật. Chúng ta phải thừa nhận tính cấp thiết và kịp thời của việc ban hành các văn bản quy định về việc sinh con theo phương pháp khoa học bởi những mặt tích cực từ việc sinh con theo phương pháp khoa học đã mang lại.

3.1.1. Ưu đim

Th nht, việc sinh con theo phương pháp khoa học được quy định tương đối cụ

thể trong Luật HN&GĐ năm 2014, và trước đó là Nghị định số 12/2003/NĐ-CP của Chính phủ về việc sinh con theo phương pháp khoa học đã tạo hành lang pháp lý quan trọng trong việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản tại Việt Nam. Bên cạnh đó có thể nhắc

GVHD: Nguyn Th M Linh SVTH: T Th Minh Tuyên

2003 hướng dẫn thi hành nghị định này. Sau 10 năm thi hành Nghị định này, cả nước hiện có 19 cơ sở đủ điều kiện thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản18. Chỉ tính riêng bệnh viện Phụ sản Trung ương, từ khi triển khai thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

đến nay đã có hơn 10.000 cháu bé ra đời19. Đây là kết quả tốt đẹp không chỉ riêng trong ngành y tế mà còn góp phần duy trì, phát triển nòi giống. Như vậy có thể thấy thông qua việc ban hành các quy định này đã thể hiện Nhà nước ta đã quan tâm kịp thời vấn đề sinh con theo phương pháp khoa học đang có xu hướng tăng nhanh trong xã hội.

Th hai, việc sinh con theo phương pháp khoa học thể hiện tính nhân văn cao đẹp, thể hiện truyền thống nhân đạo của dân tộc. Bên cạnh đó việc sinh con theo phương pháp khoa học đã thể hiện sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật và y học, tạo cơ hội cho những cập vợ chồng vô sinh có thể có con. Nó đảm bảo quyền làm cha, làm mẹ, giúp người phụ nữ thực hiện chức năng sinh đẻ của mình. Các phương pháp sinh con theo phương pháp khoa học hiện nay đã góp phần giải quyết được phần nào về tình trạng vô sinh của phụ nữ và nam giới hiện nay. Vấn đề sinh con theo phương pháp khoa học không đơn thuần chỉ thuộc lĩnh vực khoa học mà còn liên quan đến nhiều vấn đề vềđạo

đức, pháp lý, tâm lý, tình cảm…

Th ba, khi các cặp vợ chồng vô sinh và người phụ nữđộc thân thực hiện việc sinh con theo đúng quy định của pháp luật về sinh con theo phương pháp khoa học thì quyền lợi của họđược pháp luật bảo vệ. Việc này giúp các cặp vợ chồng vô sinh, người phụ nữ độc thân muốn có con yên tâm hơn trong vấn đề sinh con, thực hiện quyền làm cha, làm mẹ của mình như bao cặp vợ chồng bình thường khác. Đồng thời Luật Hôn nhân và Gia

đình năm 2014đã đề cập biện pháp xử phạt đối với những người có hành vi vi phạm về

việc sinh con theo phương pháp khoa học. Tuỳ thuộc vào mức độ cũng như hậu quả sai phạm để xử lý theo trách nhiệm dân sự, hành chính hoặc hình sự. Điều này đảm bảo việc sinh con theo phương pháp khoc học được thực hiện một cách nghiêm chỉnh, đúng pháp luật.

Th tư, việc thừa nhận chế định mang thai hộ vì mục đích nhân đạo trong Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014sẽ góp phần đẩy lùi tình trạng “đẻ thuê” đang có chiều hướng gia tăng trong xã hội hiện nay. Tình trạng này diễn ra làm ảnh hưởng truyền thống nhân đạo, vi phạm giá trị đạo đức con người, xã hội phản đối. Thừa nhận việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo giúp giảm thiểu tình trạng ly hôn của các cặp vợ chồng vô sinh. Mang thai hộ giúp đảm bảo duy trì phát triển nòi giống, đảm bảo hạnh phúc gia đình.

Điều quan trọng của việc thừa nhận mang thai hộ giúp đảm bảo quyền và lợi ích cho người mang thai hộ và trẻ em sinh ra. Người mang thai hộ được pháp luật bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, giảm định kiến xã hội đối với họ. Trẻ em sinh ra do mang thai

18

Báo cáo của Bộ Y tế về việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản tại Việt Nam, Báo khoa học và cuộc sống, 09/2012.

19

Một phần của tài liệu xác định cha mẹ cho con được sinh ra theo phương pháp khoa học trong pháp luật việt nam (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)