0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

Một phần của tài liệu XÁC ĐỊNH CHA MẸ CHO CON ĐƯỢC SINH RA THEO PHƯƠNG PHÁP KHOA HỌC TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM (Trang 26 -26 )

Trường hợp mang thai hộ là vấn đề mang tính nhu cầu thực tiễn trước hết là vì mục

đích nhân đạo, mưu cầu hạnh phúc của các cá nhân, gia đình không có khả năng mang thai và sinh con. Do đó mang thai hộ có thể được quy định cho phép vì mục đích nhân

đạo. Đồng thời với quy định cho phép này cần đảm bảo có các quy định cụ thể về quyền, nghĩa vụ của các bên và xác lập quan hệ cha mẹ, con cái, quyền nghĩa vụ giữa cha mẹ và

đứa con được sinh ra bằng hình thức này đểđảm bảo tránh tranh chấp xảy ra giữa các bên

11

Khoản 2, Điều 31, Nghịđịnh 45/2005/NĐ-CP, Nghịđịnh Chính phủ hướng dẫn về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.

GVHD: Nguyn Th M Linh SVTH: T Th Minh Tuyên

gây hiện tượng xấu trong xã hội. Việc mang thai hộ chỉ được tiến hành khi có sự tự

nguyện của các bên tham gia: “Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo chỉ được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của các bên và được lập thành văn bản”.12 Đồng thời mang thai hộ chỉ áp dụng đối với những cặp vợ chồng vô sinh đã áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản nhưng vẫn không thể mang thai và sinh con. Trường hợp này không áp dụng cho người phụ nữđộc thân đã thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản nhưng vẫn không thể mang thai và sinh con.

Dưới góc độ pháp lý, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 đã đưa ra định hướng rất rõ ràng, việc mang thai hộ phải đáp ứng những điều kiện cơ bản nhất định và kiểm soát chặt chẽ. Theo đó, về điều kiện mang thai hộ được quy định cụ thể tại Điều 95, theo đó việc quy định đối tượng thực hiện phương pháp chỉ có những người thân thích cùng hàng bên vợ hoặc chồng đã giải quyết được tối ưu tình trạng cò mồi, kinh doanh, lừa đảo hay thương mại hóa hành động vốn rất nhân văn này. Không chỉ vậy, đối tượng nêu trên cần phải đảm bảo các yêu cầu khác liên quan đến sức khỏe sinh sản nhưđộ tuổi, đã từng sinh con, đã được tư vấn về tâm lý. Đồng thời, nếu là người đã có gia đình thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của người chồng … nhằm hạn chế tối đa những hậu quả không tốt phát sinh từ quá trình mang thai hộ.

Trường hợp “mang thai hộ”, tức là tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm giữa trứng của người vợ và tinh trùng của người chồng, do người vợ không có khả năng mang thai nên đã cấy phôi vào tử cung của người phụ nữ khác, người đó sẽ mang thai và sinh ra đứa trẻ. Trường hợp mang thai hộ chỉ được thực hiện sau khi cặp vợ chồng vô sinh đã tiến hành các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản như thụ tinh nhân tạo, thụ tinh trong ống nghiệm nhưng không thể mang thai và sinh con: “có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản”.13 . Việc mang thai hộ phải xuất phát trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện của mỗi bên và bắt buộc phải lập thành văn bản. Quy định như vậy xuất phát từ tính nhân đạo, đáp ứng nguyện vọng cho những đối tượng thực sự khát khao được làm cha, làm mẹ; đồng thời

đảm bảo tiêu chí của chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình; hạn chế tình trạng vì hủ

tục, vì tư tưởng lạc hậu.

Tuy nhiên nếu hiểu mang thai hộ đồng nhất với khái niệm nuôi hộ thai, việc nuôi này đặc biệt vì nó diễn ra trong chính cơ thể của người nuôi, tạo điều kiện cho cái thai ấy phát triển thì lại hoàn toàn khác. Đứa trẻ vẫn mang huyết thống của cha mẹ – tức cặp vợ

chồng vô sinh nhờ mang thai hộ. Người phụ nữ mang thai và sinh ra đứa trẻ chỉ là người nuôi hộ bào thai đó. Do đó Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 đã đưa chế định mang thai hộ vì mục đích nhân đạo vào trong Luật là hoàn toàn đúng đắn. Việc xác định cha mẹ

12

Khoản 1, Điều 95, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

GVHD: Nguyn Th M Linh SVTH: T Th Minh Tuyên

cho đứa trẻ sinh ra hoàn toàn khác với trường hợp sinh con thông thường về mặt pháp lý lẫn về mặt huyết thống.

Nói chung sự tiến bộ của khoa học trong việc áp dụng các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và sự thừa nhận của pháp luật về trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo đã giúp những cặp vợ chồng vô sinh và người phụ nữđộc thân thực hiện được mong ước có con của mình. Đây là điểm mới và tiến bộ của pháp luật, đảm bảo được quyền cơ bản nhất của con người nhằm: “giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ”.14

2.2. Căn cứ xác lập mối quan hệ cha mẹ con được sinh ra theo phương pháp khoa học

2.2.1. Căn c vào s kin sinh đẻ

Sự kiện sinh đẻ của người phụ nữ sẽ làm phát sinh quan hệ giữa người phụ nữ với

đứa trẻ: đó là quan hệ mẹ con. Đồng thời, sự kiện sinh đẻ cũng làm phát sinh quan hệ

giữa một người đàn ông với đứa trẻ: đó là quan hệ cha con. Do có sự kiện sinh đẻ này nên có thể dễ dàng xác định người phụ nữ sinh ra đứa trẻ là mẹ của đứa trẻđó. Điều này

được áp dụng trong trường hợp sinh con tự nhiên và trường hợp sinh con theo phương pháp khoa học. Điều 20 Nghị định 12/2003/NĐ-CP quy định: “Trẻ ra đời do thực hiện kỹ

thuật hỗ trợ sinh sản phải được sinh ra từ người vợ trong cặp vợ chồng vô sinh hoặc người phụ nữ sống độc thân. Những người quy định tại khoản 1 Điều này được xác định là cha, mẹđối với trẻ sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản”. Sự kiện sinh đẻ của người phụ nữ trong cặp vợ chồng vô sinh hoặc của người phụ nữ độc thân là căn cứ phát sinh mối quan hệ cha mẹ con. Pháp luật cho phép người phụ nữ độc thân cũng được áp dụng biện pháp hỗ trợ sinh sản. Tuy nhiên theo quy định của pháp luật thì người phụ nữ độc thân chỉ có thể nhận tinh trùng mà không được phép nhận phôi, noãn. Con được sinh ra theo phương pháp khoa học bắt buộc phải được sinh ra từ người mẹ trong cặp vợ chồng vô sinh hoặc từ người mẹđộc thân muốn sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Như vậy căn cứ để xác lập mối quan hệ mẹ – con trong trường hợp người phụ nữ độc thân sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản xuất phát từ sự kiện sinh đẻ thông qua việc áp dụng kỹ

thuật hỗ trợ sinh sản.

Trường hợp mang thai hộ thì sự kiện sinh đẻ cũng làm phát sinh quan hệ cha mẹ

con giữa cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ và đứa trẻ sinh ra từ việc mang thai hộ. Mối quan hệ này được xác lập tại thời điểm đứa trẻ được sinh ra. Theo quy định tại Điều 94 Luật HN&GĐ năm 2014: “Con được sinh ra trong trường hợp mang thai hộ là con của vợ chồng nhờ mang thai hộ, kể từ thời điểm con được sinh ra”. Sau khi đứa trẻ ra đời thì nghĩa vụ của bên mang thai hộ và nhờ mang thai hộ cũng phát sinh. Bên mang thai hộ sẽ

giao đứa trẻ lại cho bên nhờ mang thai hộ. Bên nhờ mang thai hộ nhận đứa trẻ và cũng từ

14

GVHD: Nguyn Th M Linh SVTH: T Th Minh Tuyên

thời điểm này mối quan hệ cha mẹ con được xác lập. Khoản 2, Điều 98 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014quy định: “Quyền, nghĩa vụ của bên nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo đối với con phát sinh kể từ thời điểm con được sinh ra”. Khi đứa trẻđược sinh ra từ người phụ nữ mang thai hộ thì quan hệ cha mẹ con phát sinh đối với vợ chồng nhờ

mang thai hộ. Người phụ nữ sau khi sinh đứa trẻ cũng chấm dứt mối quan hệ với đứa trẻ. Bên cạnh đó các nghĩa vụ về nuôi dưỡng và cấp dưỡng đứa trẻ cũng bắt đầu phát sinh đối với người nhờ mang thai hộ từ khi đứa trẻđược sinh ra. Như vậy trong trường hợp mang thai hộ thì sự kiện sinh đẻ là một căn cứ phát sinh quyền và nghĩa vụ của các chủ thể

tham gia.

Nói chung trong các trường hợp sinh con theo phương pháp khoa học thì sự kiện sinh đẻ là một trong những căn cứ quan trọng làm phát sinh quan hệ pháp luật giữa cha, mẹ và con. Người phụ nữ nào sinh ra đứa trẻđược xác định là mẹ của đứa trẻđó, người chồng của mẹ đứa trẻđược xác định là cha của đứa trẻ. Do đó sự kiện sinh đẻ giúp việc xác định mối quan hệ cha mẹ con trên thực tếđược dễ dàng hơn.

2.2.2. Căn c vào thi k hôn nhân ca cp v chng vô sinh

Theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 được ghi nhận tại Khoản 13 Điều 3:

“Thời kỳ hôn nhân là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, được tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân”. Đối với cặp vợ chồng vô sinh thì việc xác định cha mẹ con cũng được xác định dựa trên nguyên tắc suy đoán pháp lý xác định cha mẹ

con được quy định tại Điều 88 Luật hôn nhân và Gia đình năm 2014, nhưng không hoàn toàn tương tự như việc sinh con theo chu trình tự nhiên. Do vậy căn cứ xác định cha mẹ

con đối với cặp vợ chồng vô sinh cũng có những điểm khác biệt hơn. Điều 93 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định chi tiết hơn việc xác định cha mẹ con trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Trong trường hợp cặp vợ chồng vô sinh áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì việc xác định cha mẹ con căn cứ vào thời kỳ hôn nhân của vợ chồng. Theo quy định tại khoản 1, Điều 88 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014:

“Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ đó là con chung của vợ chồng”. Thời kỳ hôn nhân được tính từ thời điểm vợ chồng kết hôn cho

đến khi hôn nhân chấm dứt do một bên chết hoặc do vợ chồng ly hôn. Như vậy đứa trẻ được người vợ sinh ra hoặc thụ thai trong thời kỳ hôn nhân thì được xác định là con chung của cặp vợ chồng vô sinh sử dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Được coi là con được thụ thai trong thời kỳ hôn nhân phải dựa vào những tiêu chuẩn y học và pháp lý nhất

định. Do đó căn cứ xác định con chung của cặp vợ chồng vô sinh sinh con theo phương pháp khoa học là dựa vào thời kỳ hôn nhân.

Thời kỳ hôn nhân không chỉ là căn cứ pháp lý xác định cha mẹ con trong trường hợp sinh con theo phương pháp khoa học mà còn là điều kiện để cặp vợ chồng vô sinh có thể áp dụng biện pháp hỗ trợ sinh con theo phương pháp khoa học. Đây là căn cứ pháp lý

GVHD: Nguyn Th M Linh SVTH: T Th Minh Tuyên

quan trọng để xác định cha mẹ con trong trường hợp sinh con theo phương pháp khoa học, đặc biệt là trong trường hợp có sự tham gia của người thứ ba – người cho tinh trùng, cho noãn, cho phôi. Việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản chỉ được thực hiện đối với người vợ trong cặp vợ chồng vô sinh: “…Người nhận tinh trùng phải là người vợ trong cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh,…Người nhận noãn phải là người vợ trong cặp vợ

chồng đang điều trị vô sinh mà nguyên nhân vô sinh là do người vợ có nhu cầu sinh con nhưng không có noãn hoặc noãn không bảo đảm chất lượng để thụ thai.”Do đó cặp vợ

chồng vô sinh sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản chỉ có thể thực hiện trong thời kỳ

hôn nhân.

Việc xác định cha mẹ con trong thời kỳ hôn nhân của cặp vợ chồng vô sinh được quy định tại Điều 20 Nghịđịnh 12/2003/NĐ-CP: “Trẻ ra đời do thực hiện kỹ thuật hỗ trợ

sinh sản phải được sinh ra từ người mẹ trong cặp vợ chồng vô sinh…Những người theo quy định này được xác định là cha mẹ đối với trẻ được sinh ra…”. Dựa trên nguyên tắc này việc xác định là cha, mẹ đối với trẻ được sinh ra bằng phương pháp khoa học có thể

chia thành hai trường hợp:

- Đối với trường hợp vợ chồng sử dụng noãn và tinh trùng của hai người trong cặp vợ chồng vô sinh để thực hiện việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, thì đứa trẻ sinh ra chính là con của họ.

- Đối với trường hợp vợ chồng thực hiện việc sinh con bằng biện pháp hỗ trợ sinh sản mà phải sử dụng noãn hoặc tinh trùng của người khác thì người mẹ trong cặp vợ

chồng vô sinh sinh ra đứa trẻ do kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được xác định là mẹđối với đứa trẻđược sinh ra, còn cha đứa trẻ chính là chồng của người vợ sinh ra đứa trẻđó.

Việc xác định như vậy cũng xuất phát từ nguyên tắc chung đó là xác định cha mẹ

con khi cha mẹ có hôn nhân hợp pháp theo quy định tại Điều 63 Luật Hôn nhân và Gia

đình năm 2000: “Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ đó là con chung của vợ chồng”. Qua đó cũng có thể nhận thấy việc xác định cha mẹ

con trong trường hợp sinh con theo phương pháp khoa học không hoàn toàn giống với việc sinh con theo chu trình tự nhiên. Vì trong trường hợp sinh con theo phương pháp khoa học thì con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân gồm toàn bộ quá trình sinh đẻ (từ khi thụ

thai đến khi sinh con) phải hoàn toàn nằm trong quá trình hôn nhân. Quá trình này do cặp vợ chồng vô sinh thực hiện chứ không thể có trường hợp một phần quá trình này xảy ra trước ngày đăng ký kết hôn như trường hợp sinh con thông thường, nếu việc thụ thai của người vợ xảy ra trước thời kỳ hôn nhân nhưng đứa trẻ được sinh ra trong thời kỳ hôn nhân thì đứa trẻđó mặc nhiên được thừa nhận là con chung của vợ chồng. Điều này xuất phát từ quy định của pháp luật đó là hai người với tư cách là vợ chồng hợp pháp mới có quyền yêu cầu và được áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.

GVHD: Nguyn Th M Linh SVTH: T Th Minh Tuyên

Tóm lại sinh con theo phương pháp khoa học chỉ được tiến hành trong thời kỳ hôn nhân của cặp vợ chồng vô sinh. Cặp vợ chồng vô sinh sinh con theo phương pháp khoa học được xác định là cha mẹ của đứa trẻ mặc dù việc sinh con đó có sự tham gia của người thứ ba. Thời kỳ hôn nhân là một trong những căn cứ quan trọng trong việc thực hiện việc sinh con theo phương pháp khoa học và xác định mối quan hệ cha mẹ đối với

đứa trẻ sinh ra trong trường hợp này.

2.2.3. Căn c vào s t nguyn

Ngoài trường hợp căn cứ vào thời kỳ hôn nhân và sự kiện sinh đẻ để xác định cha mẹ con được sinh ra theo phương pháp khoa học thì trong trường hợp này còn phải căn cứ vào sự tự nguyện của cặp vợ chồng vô sinh, hoặc của người phụ nữ độc thân, của người cho và nhận tinh trùng, người cho và nhận noãn, cho và nhận phôi. Khoản 3, Điều 4, Nghịđịnh 12/2003/NĐ-CP quy định:“Việc thực hiện các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, cho

Một phần của tài liệu XÁC ĐỊNH CHA MẸ CHO CON ĐƯỢC SINH RA THEO PHƯƠNG PHÁP KHOA HỌC TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM (Trang 26 -26 )

×